Nêu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ

Tóm tắt tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ -ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là


Câu 18901 Nhận biết

Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương --- Xem chi tiết
...

Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới (1954 - 1975).

Thứ ba - 21/11/2017 18:03
  • In ra
- Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954- Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì mới
1. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước tình hình mới. Đất nước tạm thời chia cắt hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

* Miền Bắc: Sau khi tiếp quân thành phố, chặn đứng các âm mưu phá hoại của đế quốc Mĩ và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động đã khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và bước đầu phát triển văn hóa, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Miền Nam: Lợi dụng sự thất bại của Pháp, đế quốc Mĩ đã nhảy vào Miền Nam, đưa tập đoàn phản động Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hất cẳng Pháp và tập trung tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam với ý đồ chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, đồng bào miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.

Trước bước ngoặt quan trọng của cách mạng, Đảng ta kịp thời đề ra đường lối chiến lược phù hợp để lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên giành thắng lợi mới. Đường lối chiến lược này được cụ thể hóa và hoàn thiện ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng.

2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì mới

* Miền Bắc: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm cải tạo về căn bản cơ cấu kinh tế - xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa, đủ sức làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam.

* Miền Nam: Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của bè lũ đế quốc Mĩ và tay sai để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Tuy thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhiệm vụ cách mạng của hai nước có mối quan hệ khắng khít và tác động thường xuyên lẫn nhau vì:

+ Đều thực hiện mục tiêu chung là tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

+ Đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

+ Đều được tiến hành bằng sức mạnh của quần chúng, cách mạng đã được cố kết trong đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc và quyết tâm theo Đảng mấy chục năm qua.

- Trong mối quan hệ đó, cách mạng mỗi miền có vị trí quan trọng của mình:

+ Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

+ Miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với việc đánh bại đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, góp phần bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
Như vậy “Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta”.

Nhận thức đúng đặc điểm này, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối: Kết hợp, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.