Nêu nội dung chính của câu chuyện chia chiếc bánh của mình cho ai

a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân - Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai?” Phần mở bài cần nêu lên những gì? Giới thiệu về hiện tượng như thế nào? b. Thân bài: - Tóm tắt hiện tượng: Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối. - Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay: + Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa. + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay. + Một số tấm gương tương tự. - Bình luận: Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên. + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. + Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”. + Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn. Dẫn chứng: + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện… + Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe… Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. - Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên. - Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ. - Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích. c. Kết bài: - Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng.

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

Đề bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: 

                                            Chia chiếc bảnh của mình cho ai?

   Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

   Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng "Thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007" Nguyễn Hữu Ân lại dành hểt chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

   Một câu chuyện lạ lùng...

                                                                                                                                                                         (Tạ Minh Phương)

a) Tìm hiểu đề

  • Đề bài yêu cầu bày tỏ ý muốn đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân, người đã vì tình thương mà "dành hết chiếc bánh thời gian" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
  • Bài viết cần có một số ý chính sau đây:

   + Nguyễn Hữu Ân, một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, lòng vị tha đức hi sinh cho thanh niên hôm nay học tập.

   + Thế hệ trẻ hiện tại có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

   + Tuy nhiên cũng còn một số thanh niên sống vị kỉ, vô tâm một cách đáng phê phán, chê trách.

   + Tuổi thanh niên còn dành thời gian tu dưỡng rèn chí, lập nghiệp gìn lòng hiếu thảo, luyện đức vị tha, hi sinh để cuộc đời đẹp ngày một đẹp và có ý nghĩa hơn.

  •  Nên chọn dẫn chứng minh hoạ về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội, cũng như những thanh niên đốt thời gian bằng những trồ chơi vô bổ mà báo chí và dư luận đã nêu. Có thể khai thác văn bản Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân trong sách giáo khoa.
  •  Cần vận dụng những thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận,

b) Lập dàn ý

   Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân dẫn tới đề bài, đặt vấn đề: Chia "chiếc bánh" của mình cho ai?

   Thân bài:

  •  Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên ngày nay.
  • Thế hệ trẻ ngày nay có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
  • Bình luận: vẫn còn một số thanh niên tiêu cực sống vị kỉ, vô tâm lãng phí chiếc bánh thời gian của mình vào những trò chơi vô bổ rất đáng chê trách.
  • Tuổi trẻ cần noi gương Nguyễn Hữu Ân sống vị tha, hi sinh để cuộc đời ngày một đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

   Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

c. Sau khi thảo luận học sinh hiểu được:

  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sông đúng đắn tích cực đốì với thanh niên học sinh chúng ta.
  • Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (Xem Ghi nhớ - Ngữ văn 12, tập một).

 II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1.

   a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời giải trí vô bổ mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để một mai khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX.

   Trong xã hội ngày nay, hiện tượng đó chưa phải đã chấm dứt, không còn nữa. Thật vậy, nhiều thanh niên học sinh, sinh viên ngày nay được ra nước ngoài du học cũng còn mê mải tìm mọi cách kiếm tiền hay chơi bời lãng phí thời gian cho những trò vui vô bổ mà không chịu dốc sức hết lòng tập trung vào việc học tập, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để có một năng lực tốt nhất trở về góp phần xây dựng đất nước, phục vụ quê nhà. Từ đó ta có thể bàn thêm vài ý.

  • Đặt vấn đề phê phán hiện tượng. Thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
  • Nguyên nhân: Những thanh niên, học sinh, sinh viên này chưa xác định lí tưởng sống đúng đắn. Họ e ngại khó khăn gian khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì bạc tiền và những lợi ích nhỏ nhen hẹp hòi. Sâu xa cũng có một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa được tốt của những người có trách nhiệm.
  • Bàn luận: Dẫn chứng vài ba tấm gương thanh niên học sinh, sinh viên du học nước ngoài chăm chỉ học tập và rèn luyện có học vị cao đã trở về nước làm công tặc giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các ngành kinh tế, khoa học kĩ thuật tiên tiến của nước nhà.

   Rút ra bài học cho bản thân, phải xác định cho mình lí tưởng, mục đích học tập đúng đắn. Dù học trong nước, cũng hết sức cố gắng tu dưỡng học tập rèn luyện. Nếu được ra nước ngoài du học, nhất định sẽ dành thời gian để học tập, rèn luyện ra sức tiếp thu kiến thức khoa học kĩ thuật tiên tiến để trở về góp phần phục vụ Tổ quốc xây dựng đất nước quê hương.

   b. Trong văn bản trên, Nguyễn Ái Quốc dùng các thao tác lập luận:

  • Phân tích: thanh niên du học mải chơi bời, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức rất nguy hại cho tương lai đất nước..,
  • So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Quốc du học chăm chỉ cần cù.
  • Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì ?

   Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.

   c. Cách dùng từ, viết câu, nghệ thuật diễn đạt trong văn bản có tính thuyết phục cao; dẫn chứng cụ thể, xác đáng dùng kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi câu cảm thán: "Thể thì thanh niên của ta đang làm gì? Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thánh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh".

   Quá ham chơi, "nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-net là một hiện tượng tiêu cực đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ của nước ta hiện nay.

   Để làm bài tập này, học sinh có thể đọc lại tham khảo văn bản trích của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và vận dụng tri thức đã học trong nhà trường.        

Cuộc sống hiện đại của chúng ta thật nhiều điều thú vị. Có những nghiên cứu, phát minh vĩ đại của các nhà khoa học và cũng có cả những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Chuyện chàng thanh niên trẻ Nguyễn Hữu Ân dành hết “chiếc bánh thời gian của mình” cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối thực sự là “câu chuyện lạ thường” - câu chuyện cảm động về tấm lòng nhân ái của thanh niên Việt Nam thời nay, “Chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?” - đó là câu hỏi không khó với Nguyễn Hữu Ân, nhưng liệu rằng chúng ta- tất cả thanh niên thế hệ 8X, 9X, thế hệ @- có tự trả lời dược cho chính mình?.   Với bài viết Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân của tác giá Ngô Công Quang, đăng trên báo điện tử Dantri.com.vn ngày 04- 01- 2007, chúng ta đã được chứng kiến một tấm gương về lòng hiếu thảo, đức vị tha, hi sinh tuyệt vời. Ân sinh ra trong gia đình nghèo và đông con ở Quảng Trị. Cha mẹ anh nghèo đến mức phải gửi các con mỗi đứa một nơi. Ân được gửi làm công quả ở một chùa trên Bảo Lộc - Lâm Đồng. Ngày Ân tốt nghiệp trung học phổ thông cũng là ngày mẹ Ân phát bệnh ung thư. Ân phải xuống Sài Gòn để chăm sóc mẹ và để tiện ôn thi đại học ..   Có thể dùng bốn chữ “éo le điển hình” để nói về hoàn cảnh của Ân lúc này. Nhưng điều đáng quý là chàng trai nghèo không bao giờ vơi cạn lòng yêu thương mẹ cũng như bê trễ việc học hành của chính mình. Thậm chí, từ hoàn cảnh ngặt nghẽo của cả hai mẹ con, Nguyễn Hữu Ân đã cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Nguyễn Thị Phẳng- một bệnh nhân nằm chung phòng với mẹ và tự nguyện giúp đỡ, chăm sóc bà. Tại sao trong khi các con của bà Phẳng không ai ngó ngàng tới người mẹ tội nghiệp của mình thì một chàng thanh niên xa lạ lại không ngại ngần mang nước, lấy cơm, thay đồ, giặt quần áo, thậm chí thức suốt đêm để quạt, săn sóc cho bà lão?. Và liệu rằng, chúng ta- những người đang rất xúc động, cảm phục về nghĩa cử của Nguyễn Hữu Ân- có thể làm điều đó một cách dễ dàng?. Ân làm được điều đó có phải vì anh đã thấm nhuần lời dạy từ bi bác ái của nhà Phật trong suốt những năm sống trong chùa?. Hoặc anh làm điều đó chỉ vì nghe theo lời trăng trối của mẹ trước khi “nhắm mắt xuôi tay”?. Hay chính trong anh, lòng vị tha, hi sinh đã là phẩm chất vốn có trong căn cốt?. Hành động chăm sóc tận tình cho người mẹ nuôi và ước nguyện được cùng mọi người lập quĩ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc thể hiện “tấm lòng vàng” của chàng thanh niên nghèo, “Thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” chỉ là danh hiệu mà tập thể, cộng đồng dành để tôn vinh Ân và các bạn trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và tu dưỡng đạo đức. Tôi nghĩ tất cả những gì Ân và những người như Ân đã làm được còn nhiều hơn gấp bội.   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Ước nguyện của Người đã được những thanh niên như Nguyễn Hữu Ân không ngừng xây đắp, vun xới. Từ Bắc và Nam, từ Nam ra Bắc, bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam này cũng có rất nhiều người tốt, việc tốt như Ân. Thế hệ trẻ ngày nay tuy không sống trong những ngày bom đạn gian khổ như thế hệ cha anh, nhưng không phải vì thế mà vắng bóng những tấm lòng giàu đức vị tha, hi sinh như Nguyễn Hữu Ân. Câu chuyện hai thanh niên ở Hậu Lộc- Thanh Hoa tìm cách dừng đoàn tàu SE1, cứu cả ngàn người thoát khỏi một tai nạn thảm khốc đã dược người dân cả nước biết đến. Khi nhìn thấy chiếc xe tải gặp nạn nằm vắt ngang đường ray, Nguyễn Văn Dân và Nguyễn Văn Tình đã nhớ ngay đến chuyến tàu sắp chạy ngang đúng giờ ấy. Và thay vì đi về nhà nghỉ, mặc kệ chuyện không liên quan đến mình, họ đã chạy bộ ngược về phía tàu đang đến, dùng đèn pin và cả đốt lửa, ra tín hiệu cấp cứu, buộc tàu phải dừng lại. Một hành động không đòi hỏi người ta phải cố gắng quá sức, phải tỏ ra thế này thế nọ, một hành động diễn ra trong đêm khuya và có thể không được ai biết tới,. không hề là việc làm nhỏ.   Rồi câu chuyện về chàng thanh niên tốt bụng làm ở công ty Top Vina nhặt được và hoàn trả lại chiếc bóp trong đó chỉ có sáu trăm ngàn đồng tiền mặt nhưng còn toàn bộ giấy từ tuỳ thân, giấy đăng kí lái xe, giấy biên nhận gửi máy tính của chị Phạm Thị Huyền Phan, đã đem lại cho chính chị và chúng ta niềm tin vào cuộc sống. Người thanh niên ấy ban đầu nhìn thấy cũng không định cầm về nhưng sợ người đến sau nhặt được mà không gửi trả lại người mất nên anh đã mang về. Anh cũng không gửi bảo vệ vì sợ họ không trao lại cho chị Phan. Sau cùng, anh mở bóp và thấy card visit của chị và gọi chị đến nhận đồ. Lòng tốt và cách ứng xứ thông minh của anh đã giúp người mất tìm lại nguyên vẹn vật đánh rơi. Anh không cho chị Phan biết tên nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể gọi anh bằng cái tên “người tốt bụng”. Trong một bài viết trên website Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, người viết , có nhắc đến câu chuyện xúc động về cậu bé Trevor trong bộ phim Đáp đền tiếp nối. Cậu bé mười một tuổi này đã đưa ra dự án hoang tưởng khi thầy giáo cho đề bài: "Một ý tưởng làm thay đổi thế giới", Trong khi nhiều bạn cùng lớp đưa ra những ý tưởng lớn lao thì dự án của Travor chỉ là "Khi ai đó giúp đỡ bạn, xin đừng trả ơn mà hãy làm ơn cho ba người khác và ba người sẽ giúp chín người, chín người sẽ giúp hai mươi bảy người, cứ thế mà tiếp nối và mọi người sẽ mang lại điều tốt đẹp cho nhau". Sau khi câu chuyên của Nguyễn Hữu Ân được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, liên tục những cuộc điện thoại hỏi thăm, những cuộc gặp động viên giúp đỡ mẹ con Ân. Những tin nhắn, những cuộc điện thoại của bạn đọc tiếp tục dồn dập: “Tôi rất muốn giúp Ân đi làm., “Tôi muốn góp tay chung sức với Ân..,”. Lòng tốt của Nguyễn Hữu Ân đã gieo mầm cho bao nhiêu lòng tốt trong xã hội nảy nở. Dự án của cậu bé Travor tưởng chừng quá xa vời lại dễ dàng trở thành hiện thực trong cuộc sống của chính chúng ta. Những tấm lòng vàng như Nguyễn Hữu Ân còn rất nhiều trong cuộc đời này. Những "lòng tốt bình thường" mà quý giá như nhà văn Nam Cao vẫn ao ước khi viết truyện ngắn Chí Phèo vẫn còn vô vàn trong xã hội.   Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có những người ích kỉ cần phê phán. Thậm chí, còn rất nhiều người như thế. Trở lại câu hỏi được nêu ra: “Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình hao nhiêu phần?”, tôi nghĩ nhiều thanh niên sẽ chia chiếc bánh đó về phần mình nhiều hơn. Những đứa con đẻ của bà Nguyễn Thị Phẳng chẳng phải quá vô trách nhiệm, quá bất hiếu với người mẹ già của mình hay sao?. Ngay gần sát cuộc sống của chính chúng ta đây thôi, không ít những người sau khi thoát li gia đình, tạo dựng được cuộc sống độc lập sung túc đã không ngó ngàng gì tới cha mẹ, không cần biết ai đã xây đắp cho cuộc sống của họ. Không thiếu những người con ăn sung mặc sướng, sống trong nhà cao cửa rộng trong khi để cha mẹ phải tủi cực kiếm từng nắm rạ về đun bếp, ăn những thức ăn ôi thiu, ở trong những căn nhà tồi tàn. Không thiếu những người con hàng tháng về nhà xin tiền cha mẹ lên trường đi học, nhưng thực chất là để nướng vào những ván cờ, vào lô đề, vào những trò vô bổ...   Thường thì khi không sống trong hoàn cảnh của người khác, chúng ta sẽ khó có thể cảm nhận được nỗi đau họ đang đeo mang. Vậy nên, nhiều thanh niên khi mua một gói tăm từ thiện, hay khi thấy đồng bào bị bão lũ miền Trung tới nhà mình chìa đôi bàn tay xạm nắng, xương xẩu xin một nắm gạo, đã lắc đầu quay đi, không một ánh mắt cảm thông, chia sẻ. Nhiều người khi xem truyền hình, thấy các nhà hảo tâm đấu giá sản phẩm của những người khuyết tật, những người nghèo thì lại bĩu môi,  tặc lưỡi: “Toàn người thừa tiền!”. Rồi cũng không ít người khi bị trừ một ngày lương vì mục đích từ thiện thì xuýt xoa, tiếc rẻ... Đấy là chưa kể đến những kẻ táng tận lương tâm chỉ biết tích góp cho riêng mình, làm tổn hại đến cộng đồng, xã hội...   Còn bản thân chúng ta thì sao? Phê phán, lên án những người ích kỉ, vô tâm, chúng ta tự thấy mình đã làm được gì để phân biệt mình với những người đó?. Khách quan mà nói, chính bản thân chúng ta cũng ít nhiều mang trong mình sự vô tình đó. Chị Huyền Phan trong câu chuyện trên kia cũng tự ngẫm nếu là chị có lẽ chị cũng không hành xử được như người đàn ông đã trả lại ví cho chị, tốt lắm thì chỉ gửi lại cho bảo vệ rồi thế nào cũng không biết. Làm người xấu không khó, nhưng làm người tốt cũng không hể dễ hơn chút nào. Nếu không biết dành thời gian học tập và tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha, e rằng, chúng ta sẽ trở thành kẻ vị kỉ lúc nào không biết. Các cụ ta xưa có dạy: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Có lẽ việc chúng ta nên làm trước tiên là trở thành những người con- cháu, người anh- em đúng mực trong chính gia đình mình. Có là người con ngoan thì ra xã hội, chúng ta mới có thể là người công dân tốt. Mỗi người sẽ phải tự chia chiếc bánh thời gian của mình cho hợp lí. Chia làm sao để có phần hiện chữ Tâm, chữ Đức, có phần hiện chữ Tài, và phần nào cũng in dấu ấn bản ngã trong đó. Nỗ lực học tập và rèn luyên đạo đức là cách tốt nhất để chúng ta thực hiện thành công điều đó. Điều Nguyễn Hữu Ân làm được đã minh chứng cho tất cả chúng ta về chân lí này.  

Câu chuyện “Chiếc bánh thời gian” gợi ý cho chúng ta thật nhiều điều bổ ích. Rồi đây, chính bản thân tôi cũng phải chia lại chiếc bánh của mình, bởi lẽ đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.