Ngân hàng nhà nước việt nam hiện nay tổ chức theo mô hình nhtw

Bài thuyết trình số 7: mô hình ngân hàng trung ương liên hệ với Việt Nam Nhóm thuyết trình: 1. Bùi Việt Cường 2. Trịnh Minh Huy 3. Mai Phạm Luân 4. Dư Ngọc Anh 5. Thiều Ngọc Anh Nội dung: A. Mô hình ngân hàng trung ương: I. Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ: 1. Khái niệm Mô hình NHTW độc lập với chính phủ là mô hình trong đó NHTW không chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và chính phủ là quan hệ hợp tác 2. Ưu điểm NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát. - Tăng hiệu quả các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính. - Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thể và thống nhất - Quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, nên: tăng tính chủ động và giảm độ trễ của CSTT - Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách - Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự - Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch 3. Nhược điểm Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả. 4. Ví dụ thực tiễn Các NHTW theo mô hình này là Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thụy sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là NHTW châu Âu (ECB). Xu hướng tổ chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển. Lý do nhtw độc lập có thể hoạt động ở các nước nêu trên Đầu tiên, một ngân hàng được xem là độc lập hơn nếu được bổ nhiệm giám đốc điều hành của hội đồng quản trị ngân hàng trung ương chứ không phải do thủ tướng hoặc bộ trưởng tài chính, không chịu sa thải, và có một lâu dài của văn phòng. Những khía cạnh này giúp cách nhiệt các ngân hàng trung ương từ áp lực chính trị. Thứ hai, độc lập cao lớn hơn mức độ mà quyết định chính sách được thực hiện độc lập với sự tham gia của chính phủ. Thứ ba, một ngân hàng trung ương độc lập hơn nếu các trạng thái điều lệ của nó mà giá cả ổn định là mục tiêu duy nhất hoặc chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thứ tư, độc lập là lớn hơn nếu có những hạn chế về khả năng của chính phủ để vay từ các ngân hàng trung ương. Đầu tiên, các nghiên cứu của ngân hàng trung ương độc lập và lạm phát thường không kiểm soát đầy đủ các yếu tố khác có thể tài khoản cho đất nước qua sự khác biệt trong kinh nghiệm của lạm phát. Các nước với các ngân hàng trung ương độc lập có thể khác nhau theo những cách mà hệ thống có liên quan đến lạm phát trung bình. Sau khi kiểm soát các yếu tố quyết định tiềm năng khác của lạm phát, Campillo và Miron (1997) thấy vai trò nhỏ cho NHTW độc lập. Thứ hai, mức độ xử lý của một quốc gia độc lập của ngân hàng trung ương là ngoại sinh có thể có vấn đề. Posen (1993) đã lập luận mạnh mẽ rằng cả lạm phát thấp và độc lập của ngân hàng trung ương phản ánh sự hiện diện của một cử tri mạnh mẽ đối với lạm phát thấp. Lạm phát trung bình và mức độ độc lập của ngân hàng trung ương đang cùng nhau xác định bởi sức mạnh của cử tri chính trị trái ngược với lạm phát, trong sự vắng mặt của các cử tri, chỉ cần tăng một ngân hàng trung ương độc lập sẽ không gây ra lạm phát trung bình giảm. 5. Khó khăn cho mô hình nhtw độc lập:  nhtw khó có thể tránh được sự chi phối chính trị  khó thực hiện hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ II. Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ: 1) Khái niệm: Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ. Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính quyền. 2) Ưu điểm: Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. 3) Nhược điểm: Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. 4) Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á (Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước thuộc khối XHCN trước đây. ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương như trên. Điều 1 của pháp lệnh Nhà nước đã khẳng định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ)…”. Sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như Singapore, Hàn quốc, Đài loan...nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thống văn hoá Á đông. B. Ngân hàng trung ương Việt Nam: Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương (NHTW) chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khicó một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. 1) Lịch sử hình thành ngân hàng nhà nước Việt Nam: 1951 – 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính, Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước, Phát triển tín dụng ngân hàng. 1955-1975: cả nước kháng chiến chống Mỹ, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Củng cố thị trường tiền tệ, Phát triển công tác tín dụng 1875 -1985: Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. 1986 đến nay: Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. 2) Mô hình hiện nay của NHTW:

Ngân hàng nhà nước việt nam hiện nay tổ chức theo mô hình nhtw

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • 2. Ngân hàng nhà nước là gì?
  • 3. Cơ cấu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
  • 4. Phân tích nguồn của luật ngân hàng
  • 5. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

1. Quy định chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tiền thân của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Sắc lệnh số 15 ngày 06.5.1951 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nghị định số 171-CP ngày 26.10.1960 của Hội đồng Chính phủ quy định lại chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng quốc gia Việt Nam và chính thức đổi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp. Theo mô hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa có chức năng ngân hàng trung ương, thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa là cơ quan của Chính phủ. Kể từ sau cải cách hệ thống ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không còn thực hiện kinh doanh đối với nền kinh tế mà thực hiện hai chức năng cơ bản là quản lí nhà nước về ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của đất nước. Với chức năng của cơ quan quản lí nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức khác; quản lí việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp... Với chức năng là ngân hàng trung ương.

Ngân hàng nhà nước thực hiện các hoạt động như phát hành tiền, điều hoà lưu thông tiền tệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng...

Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm chế lạm phát và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định, tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chỉ nhánh Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại điện ở trong nước, ở ngoài nước và các đơn vị trực thuộc. Theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam cũ năm 1997, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo, điểu hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam và là thành viên của Chính phủ.

LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CŨ NĂM 1997 là Đạo luật quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, được Quốc hội khoá X, kì họp thứ 2 thông qua ngày 12.12.1997, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.10.1998.

Luật được ban hành nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; góp phần phát triển nền kinh tế; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phạm vi điều chỉnh của Luật là quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 là đạo luật kế thừa và phát triển Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 23.5.1990. Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũ năm 1990 đã đặt cơ sở pháp lí cơ bản cho việc củng cố hệ thống ngân hàng 2 cấp, tách chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thực hiện, Pháp lệnh này đã bộc lộ những mặt hạn chế: chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của quốc gia chưa được quy định cụ thể; một số quy định có liên quan đến chế độ tài chính của Ngân hàng nhà nước chưa rõ và chưa phù hợp với chức năng đặc thù của một Ngân hàng nhà nước; chưa xác định rõ tính chất hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước; chưa quy định rõ cơ chế hình thành và sử dụng các quỹ dự trữ pháp định của Ngân hàng nhà nước; nội dung quản lí nhà nước đối với các tổ chức tín dụng quy định chưa rõ, chưa cụ thể...

Hiện nay, phổ biến ở các nước hoặc Liên minh kinh tế của một số nước đều có đạo luật về ngân hàng trung ương như Luật ngân hàng Liên bang Đức (Cộng hoà liên bang Đức), Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa); Luật ngân hàng nhân dân Ba Lan năm 4989 (Ba Lan); Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991 (Hungari), Luật ngân hàng Hàn Quốc năm 1950 (Hàn Quốc)... Ở Việt Nam, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 đặt cơ sở pháp lí cơ bản cho việc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập quốc tế của đất nước, có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật ngân hàng. Kì họp thứ 3 Quốc hội Khóa XI ngày 17.6.2003 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, chủ yếu sửa đổi, bổ sung việc giải thích 17 từ ngữ tại Điều 9, sửa đổi, bổ sung Điều 17 về hình thức tái cấp vốn, Điều 21 về nghiệp vụ thị trường mở, Điều 32 về tạm ứng cho ngân sách nhà nước.

2. Ngân hàng nhà nước là gì?

Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một ngân hàng của Nhà nước, tại Việt Nam hiện nay ngân hàng nhà nước của nước ta là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một trong những cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là ngân hàng trung ương cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước, có trụ sở chính tại Hà Nội (thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).Ngân hàng Nhà nước được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Căn cứ theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì Chính phủ ban hành cơ cấu của Ngân hàng nhà nước như sau:

- Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật là một trong những cơ quan quyết định chế độ, công bố tỉ giá đối hoái, đưa ra các cơ chế điều hành tỉ giá.

- Vụ Quản lý ngoại hối là một đơn vị của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho thống đốc ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện chi trả các khoản vay và trả nợ nước ngoài của các tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu vàng theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Vụ Thanh toán thuộc ngân hàng nhà nước.

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là một trong những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Vụ dự báo thống kê

- Vụ hợp tác quốc tếlà một trong những đơn vị thuộc tổng cục hải quan có chức năng tham mưu giúp tổng cục trưởng, tổng cục hải quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật cũng là một tổ chức thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương.

- Vụ ổnđịnh tiền tệ – tài chính cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp thống đốc trong hoạt động, đánh giá, thực thi, phân tích các chế độ, chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của các hệ thống tài chính.

- Vụ kiểm toán nội bộ cũng là một đơn vị thuộc ngân hàng trung ương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiếm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống của ngân hàng của nhà nước.

- Vụ pháp chế là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có những chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành nhân hàng.

- Vụ tài chính, kế toán cũng là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước

- Vụ tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu cho thống đốc ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước trong các công tác tổ chức bộ máy và biên chế, quản lý các cán bộ và đào tạo và tiền lương của ngân hàng trung ương và của ngành theo quy định của pháp luật là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Vụ thi đua- khen thưởng bất kỳ tổ chức nào của nhà nước đều sẽ có các quỹ thi đua khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc thì trong ngân hàng nhà nước cũng có một đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng có chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của tổ chức, cơ quan trong ngành ngân hàng theo quy định của luật ngân hàng và các văn bản của pháp luật liên quan.

- Vụ truyền thông cũng thuộc đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

- Văn phòng là một đơn vị cơ cấu của ngân hàng trung ương.

- Cục công nghệ thông tin

- Cục phát hành và kho quỹ là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương giúp cho thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trong lĩnh vực phát hành và kho quỹ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

- Cục quản trị là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có các chức năng tổ chức thực hiện các công tác quản trị, đảm bảo hậu cần phục vụ cho các hoạt động tại trụ sở chính và các công tác bảo vệ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

- Sở giao dịch cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước có các chức năng giúp thống đốc thực hiện một số nghiệp vụ trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

- Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương.

- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng là một trong những đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.

- Viện chiến lược ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một trong những tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chế độ tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ phân tích thông tin tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ nước Việt Nam nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Thời báo ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một kênh thông tin hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm giữ uy tín và truyền tải thông tin nhanh nhất đến những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực tài chính ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Tạp chí ngân hàng cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước và là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chủ yếu theo luật báo chí, có các nhiệm vụ giúp thống đốc ngân hàng thực hiện công tác thông tin tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của đảng chính sách pháp luật của nhà nước hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học công nghệ của ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

- Học viện Ngân hàng.

Các đơn vị trên là một trong những đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương và một số đơn vị là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật thì vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.

Hiện nay, văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.

Ngoài ra, thì các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.

4. Phân tích nguồn của luật ngân hàng

Nguồn của luật ngân hàng là bộ phận cùa pháp luật quốc gia nên luật ngân hàng cũng mạng đậc điểm chung của mỗi hệ thống pháp luật về nguồn luật.

Ngày nay, trên thế giới, tồn tại hai hệ luật mang đặc trưng khác biệt là hệ luật châu Âu lục địa và hệ luật Anh - Mỹ. Nguồn của luật thuộc hệ luật châu Âu lục địa là văn bản pháp luật (có quy phạm pháp luật cụ thể), còn nguồn của luật thuộc hệ luật Anh - Mỹ thì ngoài các quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn luật.

Xuất phát từ sự khác biệt của các hệ luật mà ở các nước thuộc hệ luật châu Âu lục địa, nguồn luật ngân hàng là các văn bản chứa các quy phạm pháp luật về ngân hàng. Các nước thuộc hệ luật Anh - Mỹ, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn luật ngân hàng còn có án lệ.

Ngoài hai hệ luật cơ bản trên đây, ở một số nước hồi giáo, luật Hồi giáo được xem là chính thống và có giá trị áp dụng đối với cả các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng.

ở Việt Nam, nguồn của luật ngân hàng cũng như các bộ phận pháp luật khác, trong một thời gian dài án lệ không được thừa nhận là nguồn luật mà nguồn luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định, có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng.

Qua thực tiễn xét xử và yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: Toà án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 quy định, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các toà án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử\ Như vậy, tuy phương thức thừa nhận bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, phải theo những trình tự, thủ tục luật định nhưng về bản chất án lệ đã được thừa nhận.

Nguồn của luật ngân hàng gồm có các văn bản luật và các văn bản dưới luật.

Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

- Hiến pháp là nguồn luật cơ bản của nhiều ngành luật trong đó có luật ngân hàng. Các quy định của Hiến pháp là những quy định có giá trị pháp lí nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật về ngân hàng.

- Các đạo luật có các quy phạm pháp luật về ngân hàng như Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...

Thực tiễn ở các nước cho thấy, các đạo luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương và của hệ thống tổ chức tín dụng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật ngân hàng và ở hầu hết các nước có hai đạo luật này. Chẳng hạn, ở Cộng hoà Liên bang Đức có Luật về ngân hàng Liên bang Đức năm 1957 và Luật về ngành tín dụng năm 1992; ở Trung Quốc có Đạo luật về ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 và Đạo luật ngân hàng thương mại năm 1995... Ngoài hai đạo luật này, các nước thường ban hành các đạo luật đơn hành khác điều chỉnh một số hoạt động ngân hàng như luật về séc, luật về hối phiếu V.V..

Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

- Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành;

- Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành;

- Các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam, do các bộ ban hành.

5. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

– Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì

+ Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế thông qua hoạt động của mình

+ Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân sách nhà nước nguồn thu.

– Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương còn có các chức năng sau:

+ Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam

+ Là ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh toán cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc.

+ Làm đại lý cho kho bạc trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.

Luật Minh Khuê (biên tập)