Ngành chăn nuôi thú y đại học Cần Thơ

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ngành

Chăn nuôi

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo: 4 năm

Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

Mục tiêu đào tạo

  • Chương trình đạo tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y đào tạo kỹ sư Chăn nuôi – Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của hai ngành Chăn nuôi và Thú y;
  • Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng tổ chức và công tác trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y; có khả năng tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ; tham gia quản lý sản xuất các lĩnh vực có liên quan; biết ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển chăn nuôi trong và ngoài nước.
  • Sinh viên tốt nghiệp tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y, các cơ quan nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường học;

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Nắm vững các kiến thức cơ sở về chăn nuôi và thú y như cơ thể, sinh lý, dinh dưỡng, di truyền, vi sinh vật, miễn dịch và bệnh lý vật nuôi.
  • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp – Chăn nuôi thú y.
  • Kiến thức về luật chăn nuôi thú y.
  • Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về chọn giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi.
  • Kiến thức về thực hành kỹ năng chăn nuôi thú y.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Ứng dụng và thực hành một cách hiệu quả các quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh trên vật nuôi.
  • Quản lý các trang trại chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

Kỹ năng mềm

  • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận; có khả năng tự học, làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
  • Có khả năng tham gia hoặc chủ trì thực hiện đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về chăn nuôi – thú y và các lĩnh vực có liên quan.
  • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y;
  • Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y,…;
  • Các viện nghiên cứu, trường học;
  • Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…


Page 2


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6


Page 7


Page 8


Page 9


Page 10


Page 11


Page 12


Page 13


Page 14


Page 15


Page 16


Page 17


Page 18


Page 19


Page 20


Page 21


Page 22


Page 23


Page 24


Page 25


Page 26

Ngành Thú Y đào tạo cán bộ khoa học trình độ đại học có kiến thức cơ bản và chuyên môn vững chắc, có thái độ lao động nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực, khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp. Với mục tiêu cụ thể: - Có kiến thức cơ bản vững chắc, có kiến thức về sinh lý học, bệnh lý học, dịch tễ học, dược lý học và miễn dịch học thú y - Có kỹ năng chẩn đoán bệnh vật nuôi, phòng và điều trị bệnh, tổ chức kiểm soát dịch bệnh động vật

- Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong điều trị và bảo vệ vật nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái

Theo quy định tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo

Theo quy định của Ngành Thú Y. Tổng số học phần: 73. Tổng số tín chỉ: 150 (Số tín chỉ bắt buộc: 126, số tín chỉ tự chọn: 24)


Bao gồm 73 môn học. Gồm các môn chính sau: - Chọn giống gia súc (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Cơ thể học gia súc (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Di truyền học động vật (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Dinh dưỡng gia súc (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Sinh lý gia súc (Số tiết 60 bao gồm LT: 30, TH: 30) - Thức ăn gia súc (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Dược lý thú y (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Vi sinh trong chăn nuôi (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Vi sinh thú y (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20) - Luật chăn nuôi - thú y (Số tiết 40 bao gồm LT: 20, TH: 20)

- Các môn học khác

Từ Khóa:

Ngành thú y, Cử nhân ngành thú y, Đào tạo ngành thú y, Chăn nuôi động vật nông nghiệp

Ngành chăn nuôi thú y đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng đào tạo cử nhân Ngành Chăn Nuôi Thú Y có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi học xong chương trình người học có khả năng: - Về kiến thức + Trình bày được phương pháp tổ chức và thực hiện công việc Chăn Nuôi và Thú Y đối với các loại vật nuôi + Vận dụng những kiến thức đã học phát hiện được các bệnh thông thường hay gặp trên các loại vật nuôi khác nhau để có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh - Về kỹ năng + Sử dụng thành thạo được các phương tiện phục vụ trong Chăn Nuôi và Thú Y + Chọn giống, tổ hợp thức ăn chẩn đoán được bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng + Sử dụng được các loại thuốc văcxin thông dụng trên thị trường để phòng và trị bệnh cho vật nuôi + Có khả năng tự tổ chức, quản lý, chăn nuôi theo quy mô gia đình, trang trại - Về thái độ + Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiểu và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển Chăn Nuôi Thú Y

+ Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội

Theo quy định tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo

Theo quy định của Ngành Chăn Nuôi Thú Y. Tổng số học phần: 67. Tổng số tín chỉ: 120 (Số tín chỉ bắt buộc: 94, số tín chỉ tự chọn: 26)


Bao gồm 67 môn. Gồm các môn chính như: - Chọn giống gia súc (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Cơ thể học gia súc (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Di truyền học động vật (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Xây dựng chuồng trại (Số tiết 30 gồm LT: 30) - Kiểm nghiệm sản phẩm động vật (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Luật chăn nuôi - thú y (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Vệ sinh gia súc (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Hệ thống Chăn nuôi (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20) - Khuyến nông (Số tiết 40 gồm LT: 20, TH: 20)

- Các môn học khác

Từ Khóa:

Chăn nuôi thú y, Đào tạo ngành chăn nuôi thú y, Cử nhân ngành chăn nuôi, Đào tạo cử nhân ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi thú y đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.