Nghị định 123 hóa đơn

Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý

Khoản 3 Điều 29

BK02/QT-HĐG

Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn

Khoản 2 Điều 29

3. Biên lai

01/ĐKTĐ-BL

Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng biên lai

Điều 34

02/PH-BLG

Thông báo phát hành biên lai

Khoản 3 Điều 35

02/ĐCPH-BLG

Thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành biên lai

Khoản 4 Điều 35

02/BK-BLG

Bảng kê biên lai khi chuyển địa điểm

Điều 35

02/UN-BLG

Thông báo về việc ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập biên lai thu tiền phí, lệ phí

Điều 36

BC26/BLĐT

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai phí, lệ phí điện tử

Điều 37

BC26/BLG

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai phí, lệ phí

Điều 37

02/HUY-BLG

Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai

Điều 38

BC21/BLG

Báo cáo mất, cháy, hỏng biên lai

Điều 39

PHỤ LỤC IB - DANH MỤC THÔNG BÁO CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ

PHỤ LỤC IB

DANH MỤC THÔNG BÁO CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ
(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu số

Tên hồ sơ, mẫu biểu

Điều, Chương có liên quan

1. Hóa đơn, chứng từ điện tử

01/TB-TNĐT

Về việc tiếp nhận/không tiếp nhận

Khoản 1 Điều 15

01/TB-ĐKĐT

Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử

Khoản 1 Điều 15

01/TB-SSĐT

Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót

Khoản 1 Điều 19

01/TB-RSĐT

Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát

Khoản 3 Điều 19

01/TB-KTDL

Thông báo về việc kết quả kiểm tra dữ liệu hóa đơn điện tử

Khoản 3 Điều 15

01/TB-KTT

Thông báo về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền và chuyển sang thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Khoản 5 Điều 15

2. Hóa đơn, chứng từ giấy

02TB/PH-HĐG

Thông báo phát hành hóa đơn dành cho cơ quan thuế

Khoản 3 Điều 24

PHỤ LỤC II -  TRA CỨU, CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

PHỤ LỤC II

TRA CỨU, CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

MẪU BIỂU CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

Mẫu số

Tên gọi

Khoản, Điều có liên quan

01/CCTT-ĐK

Đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung tài khoản truy cập/nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 1, 2 Điều 48

01/CCTT-NT

Đăng ký sử dụng hình thức nhắn tin tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 3 Điều 48

01/CCTT-KN

Đăng ký kết nối, dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 4 Điều 48

01/CCTT-TB

Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin/tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 49

PHỤ LỤC III - CÁC MẪU THAM KHẢO VỀ HÓA ĐƠN/BIÊN LAI ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ

PHỤ LỤC III

CÁC MẪU THAM KHẢO VỀ HÓA ĐƠN/BIÊN LAI ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ
(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu hiển thị

Tên loại hóa đơn

01/GTGT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)

01/GTGT-ĐT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù)

01/GTGT-NT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)

02/BH

Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

08/TSC

Hóa đơn bán tài sản công

01/DTQG

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia

03/XKNB

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

04/HGĐL

Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý

01/BK-CSGH

Bảng kê hàng hóa bán ra

03/TNCN

Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Trên đây, là Hệ thống mẫu biểu về hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định ban hành thay thế các mẫu biểu cũ trước đây. Nếu có vướng mắc các bạn vui lòng liên hệ Đại lý thuế Công Minh để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn thành công!

Điều chỉnh giảm hóa đơn đầu ra theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC

Bởi: Einvoice.vn - 25/11/2022 Lượt xem: 747 Cỡ chữ

Nghị định 123 hóa đơn
Nghị định 123 hóa đơn

Điều chỉnh giảm hóa đơn đầu ra là nghiệp vụ được người bán thực hiện khi cần ghi nhận sự giảm giá trị của một hóa đơn đã lập trước đó. Vậy khi nào áp dụng điều chỉnh giảm hóa đơn và thực hiện điều chỉnh như thế nào? Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đã có quy định cụ thể về vấn đề này.

Nghị định 123 hóa đơn

Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn đầu ra.

1. Khi nào cần điều chỉnh giảm hóa đơn đầu ra?

Khi xuất hóa đơn điện tử đầu ra, vì một số lý do nên người bán cần phải điều chỉnh hóa đơn đầu ra, các trường hợp đó bao gồm:

1.1. Giảm giá hàng bán

Sau khi lập hóa đơn điện tử và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng bị lỗi, chất lượng không đảm bảo và quyết định giảm giá cho khách hàng. Trường hợp này, người bán cần phát hành hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn điện tử đầu ra ban đầu.

1.2. Chiết khấu thương mại

Nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho khách hàng thì người bán được lập hóa đơn điều chỉnh giảm.

1.3. Khi hóa đơn sai sót

Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là một trong những cách xử lý trong trường hợp hóa đơn đầu ra bị sai sót. Cụ thể, theo Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và phát hiện ra hóa đơn có sai sót một trong các nội dung: mã số thuế, số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế, quy cách, chất lượng hàng hóa gì trên hóa đơn thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức xử lý như sau:

  • Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập bị sai sót.
  • Lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.

2. Lưu ý khi điều chỉnh giảm hóa đơn đầu ra

Căn cứ theo Điểm e, Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC:
“e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”
Khi lập hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm, kế toán cần lưu ý:

  • Hóa đơn điều chỉnh giảm được ghi dấu âm (-).
  • Trường hợp hóa đơn bị sai tên công ty, địa chỉ nhưng mã số thuế vẫn đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh.

Lưu ý: trường hợp hóa đơn cũ lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, người bán không xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm, mà lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử cũ (Căn cứ theo Khoản 6, Điều 12, Thông tư 78/2021/NĐ-CP).
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn trên phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice

E-invoice là phần mềm hóa đơn điện tử do Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn phát triển tuân thủ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Để điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử đầu ra trên phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, bạn thực hiện:
Vào Menu => Hóa đơn=> Danh sách hóa đơn điện tử. Tại đây, bạn tìm và mở hóa đơn cần điều chỉnh trên danh sách hóa đơn sau đó nhấn nút Xử lý hóa đơn.

Nghị định 123 hóa đơn

Chọn hóa đơn cần điều chỉnh.

Bước 1: Tạo biên bản điều chỉnh hóa đơn

Tại đây, bạn lựa chọn Điều chỉnh sau đó nhấn nút Tạo biên bản. Trên biên bản điều chỉnh hóa đơn, bạn nhập đầy đủ các thông tin: Ngày, số biên bản điều chỉnh, số biên bản điều chỉnh, lý do điều chỉnh. Lưu ý biên bản điều chỉnh cần ghi rõ nội dung trước và sau khi điều chỉnh của các mục bị sai thông tin.

Nghị định 123 hóa đơn

Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn nhấn Ghi để lưu lại. Khi các thông tin đã chính xác, bạn chọn Ký biên bản để thực hiện ký số.

Bước 2: Xử lý điều chỉnh hóa đơn

Sau khi tạo xong biên bản, bạn chọn hóa đơn điều chỉnh và nhấn nút Xử lý. Phần mềm sẽ tạo ra hóa đơn điều chỉnh với trạng thái nhập mới. Thông tin về hóa đơn về hóa đơn và người mua hàng trên hóa đơn gốc sẽ được tự động lấy từ hóa đơn gốc. Thông tin điều chỉnh hóa đơn cũng sẽ được hệ thống tự động lấy từ biên bản điều chỉnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123.
Việc lập hóa đơn điều chỉnh có 3 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Sai các thông tin chung như hình thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, tỷ giá, trình tự lập hóa đơn điều chỉnh:

  • Nhấn vào Điều chỉnh thông tin chung => Sửa lại nội dung cho đúng các thông tin khách hàng cung cấp.
  • Nhập vào lý do, nội dung trước và sau khi điều chỉnh.
  • Thực hiện ghi lại và xuất hóa đơn điều chỉnh như hóa đơn thông thường.

Nghị định 123 hóa đơn

Điều chỉnh hóa đơn sai thông tin chung.

Trường hợp 2: Hóa đơn bị sai thông tin hàng hóa
Bạn lựa chọn Điều chỉnh tăng giảm => Chọn hàng từ hóa đơn gốc để chọn dòng hàng cần điều chỉnh.

Nghị định 123 hóa đơn

Chọn hàng từ hóa đơn gốc.

Phần mềm sẽ đưa dòng hàng vừa chọn vào hóa đơn điều chỉnh. Bạn cần chọn phương án điều chỉnh tại cột điều chỉnh: