Nghị định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ngày 03/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo đó, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm:

- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng;

- Khảo sát xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng;

- Xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài;

- Quản lý năng lực hoạt động xây dựng;

- Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Kể từ ngày Nghị định 15/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành [ngày 03/3/2021]:

- Dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021 thì không phải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, việc thực hiện các bước tiếp theo [bao gồm cả trường hợp điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng] thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng 2014 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và không phải thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trước ngày 01/01/2021 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:

+ Đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và không thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành;

+ Đối với công trình xây dựng thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và rà soát các điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ thiết kế trình thẩm định không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản trả hồ sơ để Chủ đầu tư hoàn thiện và thực hiện việc thẩm định theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định 113/2020/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khi điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì việc thẩm định thiết kế điều chỉnh và quản lý về giấy phép xây dựng được thực hiện như sau:

+ Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng có kết luận đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh, gửi thông báo kèm theo báo cáo kết quả thẩm định đến cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước khi tiếp tục thi công xây dựng.

+ Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng không có đánh giá về điều kiện miễn giấy phép xây dựng, hoặc kết luận không đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh và thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây đựng thẩm định thiết kế cơ sở một số công trình thuộc dự án theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thực hiện thẩm định đối với các công trình còn lại của dự án.

- Đối với dự án đã được người quyết định đầu tư phê duyệt hình thức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014 thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của người quyết định đầu tư, trong trường hợp để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình thì người quyết định đầu tư được điều chỉnh hình thức quản lý dự án theo quy định Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng kể từ ngày 15/8/2020 và thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 nhưng chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 thì chủ đầu tư phải gửi hổ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi công để theo dõi, quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng [bao gồm thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng] và không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Trường hợp công trình xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Công trình thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 nhưng thuộc đối tượng yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn.

Căn cứ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thời hạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng. Bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng 2014 trước thời điểm ngày 03/3/2021 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn. Kể từ ngày 03/3/2021, trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề trước thời điểm ngày 03/3/2021 thì được xét cấp chứng chỉ theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Tải Nghị định tại đây: Tại đây

Nguồn: Châu Thanh - Thư viện Pháp luật

Những điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ, khi đầu tư xây dựng công trình phải có giải pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích xây dựng, phát triển và đánh giá, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng, công trình tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh. Khuyến khích áp dụng mô hình thông tin công trình [gọi tắt là BIM], giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình:

1. Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rõ quy định về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài [gọi chung là tiêu chuẩn nước ngoài]; tiêu chuẩn cơ sở; vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng. Theo đó, việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, trong thuyết minh thiết kế xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật [nếu có], phải có đánh giá về tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan. Việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật khác có liên quan.

Việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới lần đầu được áp dụng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả.

2. Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án

Nghị định quy định đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

Cụ thể, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực [Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực] trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn.

Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo quy định trên, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

Còn đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

3. Về trình tự mới trong thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014:

3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

- Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư [nếu có];

- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

3.2. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn [nếu có];

- Khảo sát xây dựng;

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng [đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng];

- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

- Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc

- Quyết toán hợp đồng xây dựng,

- Quyết toán dự án hoàn thành,

- Xác nhận hoàn thành công trình,

- Bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

4. Thẩm quyền thẩm định:

4.1. Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Người quyết định đầu tư giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc làm cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư được giao cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ quan chủ trì thẩm định trong trường hợp có cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc.

4.2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

 a] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; dự án nhóm B do cơ quan Trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành [mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13.

 b] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

4.3. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

 a] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập [sau đây gọi là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án có công trình cẩp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành [mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13.

  b] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

4.4. Đối với dự án PPP, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

a] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án do người đứng đầu cơ quan trung ương, Thủ trưởng cơ quan khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư phê duyệt dự án hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên.

b] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án PPP được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13.

4.5. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án quy mô lớn quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

a] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhỏm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trờ lên.

b] Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13.

4.6. Đối với dự án có công năng phục vụ hỗn hợp, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xác định theo chuyên ngành quản lý quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đối với công năng phục vụ của công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính./.

Theo Xuân Tuân - BQLKCN

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BÌNH ĐẠI PHÁT với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật cho các công trình công nghiệp [nhà xưởng, nhà kho, nhà máy sản xuất...] bao gồm các công trình công nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp

Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng cho trường hợp cải tạo sửa chữa nhà xưởng công nghiệp, dịch vụ làm hồ sơ xin phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà máy. Chi tiết liên hệ Bình 0909663179 để được tư vấn thủ tục và báo giá chi phí thực hiện.

Thẩm định báo cáo nguyên cứu khả thi đầu tư xây dựng là một bước không thể thiếu đối với các dự án xây dựng mới có kinh phí đầu tư lớn hơn 15 tỷ đồng. Trong bước này chủ đầu tư [CĐT] cần nắm rõ quy trình thủ tục và các hồ sơ cần thiết để thực hiện, tuy nhiên đến với Bình Đại Phát thì CĐT không còn lo về vấn đề này

Video liên quan

Chủ Đề