Nghĩa vụ nào dưới đầy là nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Khái niệm người sử dụng lao động được quy định tại Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Show

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Bên cạnh đó, tại Bộ luật này cũng quy định về người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

a) Người sử dụng lao động có các quyền

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

b) Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

3. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

a) Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

(1) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

(2) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

(3) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

(4) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

(5) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

(6) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

(7) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

b) Người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng 

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại (1), (2), (3), (5), (7), người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại (4), (6) thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Trân trọng!

Điu 74. An toàn, v sinh viên

  1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
  3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
  4. An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây:

a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;

d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;

đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.

  1. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệ

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Ngoài các quyền về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động cũng có rất nhiều nghĩa vụ liên quan đến vấn đề này. Đó là những nghĩa vụ nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Theo Khoản 2 Điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động có 07 nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động:

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều hành, giám sát người lao động tại nơi làm việc, do đó phạm vi trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động về an toàn, vệ sinh lao động là người lao động và nơi làm việc. Tức là nơi nào người lao động làm việc thì phải được người sử dụng lao động đảm bảo an toàn, lao động, người nào ở nơi làm việc bao gồm người lao động của người sử dụng lao động, người lao động thuê lại, người có mặt tại nơi làm việc cũng phải được đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động bởi người sử dụng lao động. Do đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế,…) và các tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (như doanh nghiệp đối tác cung cấp thiết bị, dụng cụ trang bị đảm bảo vệ sinh lao động, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về môi trường,…).

Riêng đối với người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp cho người lao động trích từ phần tiền lương người lao động được hưởng khi thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quyền lợi cho người lao động nhưng là nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động, vì người sử dụng lao động là chủ thể phù hợp nhất để đóng bảo hiểm cho người lao động do thực hiện nghĩa vụ trả lương cho người lao động cũng như tính lương cho hàng loạt người lao động nên thuận tiện cho để đóng bảo hiểm hơn từng cá nhân đóng bảo hiểm.

2. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình nên ngoài việc thực hiện biện pháp làm giảm thiểu rủi ro thiệt hại sau khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), người sử dụng lao động còn phải áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động, bao gồm:

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động để người lao động nắm rõ mức độ nguy hiểm, độc hại của công việc mình đang thực hiện, biết được cách giảm thiểu nguy hiểm cho bản thân khi làm việc, tạo cơ hội cho người lao động nâng cao khả năng, kỹ năng về nghề nghiệp thông qua huấn luyện về kỹ năng tự bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho bản thân, cách sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.

- Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động: Các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ người lao động thực hiện công việc của người lao động phải được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ nhằm đảm bảo các công việc của người lao động được thực hiện một cách an toàn, không gây nguy hại. Nếu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động không cung cấp đầy đủ phương tiện, công cụ lao động, người sử dụng lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tai nạn của người lao động.

- Thực hiện chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất, vật tư y tế đầy đủ cho người lao động, phòng trường hợp xảy ra tai nạn lao động hay các sự cố khác của người lao động tại nơi làm việc. Đồng thời, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động qua các năm, vừa để đảm bảo người lao động có đủ sức khỏe để làm việc cũng như phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp ở người lao động.

Đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các chế độ đối với nhóm người lao động này, bao gồm trả chi phí chữa trị, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc hoặc đổi sang công việc phù hợp hơn sau khi phục hồi khỏi chấn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra,…

3. Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động

Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phục hồi, trở lại làm việc, người sử dụng lao động không được ép người lao động thực hiện tiếp công việc giao kết trong hợp đồng nếu người lao động không còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc đó, hai bên có thể thỏa thuận để người lao động chuyển sang làm công việc khác phù hợp với sức khỏe hơn.

Trong trường hợp bình thường, người sử dụng lao động cũng không được buộc người lao động tiếp tục thực hiện công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của người lao động, cũng không được yêu cầu người lao động ứng cứu khi khắc phục sự cố, tình trạng khẩn cấp tại nơi làm việc nếu điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Trên đây là 03 trong 07 nghĩa vụ của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Để tìm hiểu thêm về 04 trường hợp còn lại, xin tham khảo: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào? (Phần 2).

Luật Hoàng Anh