Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy gì mang Chõ bánh lên

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Các tỉnh Cà-Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa-Đéc, Cần Thơ, Trà Vinh muốn đi Sài-Gòn đều phải qua Vĩnh Long. Trong khi Trà Vinh là tỉnh cuối đường vì nằm cận biển. Trước khi vào Vĩnh Long, xe qua bến đò, nơi đây là ngã ba để đi vào Cần Thơ và các tỉnh khác. Qua cầu Lộ, cầu Lầu, những cây cầu xi-măng có từ thời Pháp với những ngọn đèn chụp xi-măng tròn như nón lính ngày xưa. Xe ngang qua chợ nằm cạnh bờ sông Tiền Giang với phố xá đông người qua lại vì cận Tết. Rồi ngôi trường Tống Phước Hiệp, vẫn ngôi tường vàng, nhắc tôi mùa thi ngày xưa với nhiều kỷ niệm. Năm đó lên Vĩnh Long thi, tôi ở trọ nhà của Châu Thanh Tâm con của ông giáo Út nhà cạnh bờ sông Cầu Lộ. Vì trùng tên, tôi và Châu Thanh Tâm ngồi thi sát nhau, có lẽ vì vậy mà ông giáo gởi thơ cho tôi ngỏ ý bảo tôi đến ở nhà ông. “Bác biết cháu và Thanh Tâm có thể sẽ ngồi gần nhau nên mời cháu đến ở nhà bác để hai đứa đi thi cho có bạn.” Hôm nay tôi trở lại Vĩnh Long, dừng xe lại, bước vào lối nhỏ dẫn đến căn nhà năm xưa tôi ở trọ khi đi thi. Ngày đó, căn nhà cạnh bờ sông rất đẹp, hoa nở đầy vườn. Vẫn căn nhà đó nhưng bây giờ là phòng mạch của một bác sĩ. Hỏi người lối xóm thì họ không biết và chỉ đến một bà cao tuổi là người “ở đây lâu năm nhất”. Bà cho biết Thanh Tâm đã vượt biên lâu lắm rồi và ông giáo cha nó cũng dọn lên Sài-Gòn, chắc sau đó cũng đi nước ngoài do nó bảo lãnh. Có những người bạn lâu năm không biết sống chết ra sao? Trở về hỏi thăm bắt lại liên lạc. Lắm lúc cùng ở một thành phố xứ

người nhưng gặp mặt nhau chưa chắc gì nhận ra nhau.

Xe rời Vĩnh Long chạy cặp bờ sông ngang lăng thờ cụ Phan Thanh Giản đồng thời cũng là Miếu Văn Thánh. Ngày trước thấy rõ con sông với những hàng dừa râm mát dọc theo con lộ đi về Trà Vinh. Giờ đây toàn là nhà cửa, những thân dừa còn lại lơ thơ, thấp thoáng phía sau những dãy nhà. Tới Ngã Tư Long Hồ, qua cầu nhìn bên kia sông vẫn còn còn ngôi nhà lầu cổ của một phú hộ người Tàu. Rồi đến Cầu Mới bắt ngang con sông MăngThít nối liền Tiền Giang và Hậu Giang. Sông này dưới thời VNCH (1955-1975) là ranh giới giữa Vĩnh Long và Trà Vinh. Hai bên sông Măng-Thít, người ta trồng sầu riêng và măng cụt vì con sông 1 này quanh năm nước ngọt, nước mặn phía Trà Vinh không lên tới - được. Ngang Vũng Liêm nổi tiếng về nem chua, bắt đầu thấy một 1 ngôi chùa Miên với những hàng cây thốt nốt, giống như loại cây

Tiếng Việt Lớp 3 tập 1 - Tuần 11

Soạn bài Chõ bánh khúc của dì tôi trang 91 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 3 câu hỏi bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi trong SGK Tiếng Việt 3 tập một, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 3 tuần 11 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp nhé.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bài Chõ bánh khúc của dì tôi cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Đất quý, đất yêu, Vẽ quê hương của tuần 11. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc lớp 3: Chõ bánh khúc của dì tôi trang 91

Chõ bánh khúc của dì tôi

Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.

...Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Theo NGÔ VĂN PHÚ

  • Chõ: nồi có nhiều lỗ ở đấy, để đồ xôi, hấp bánh.
  • Pha lê: loại thủy tinh trong suốt.
  • Đọc to, rõ ràng, ngắt, nghỉ hơi đúng.
  • Đọc bài văn với giọng thong thả, tình cảm.

Tác giả tả cây rau khúc như thế nào?

Trả lời:

Tác giả tả cây rau khúc như sau : cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.

Câu 2

Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.

Trả lời:

Sau đây là những câu văn tả chiếc bánh khúc :

Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Câu 3

Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?

Trả lời:

Tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì đó là một mùi vị thơm ngon chỉ có ở quê hương, một mùi vị gắn liền với hình ảnh người dì thân yêu và gợi lại những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đẹp.

Ý nghĩa bài Chõ bánh khúc của dì tôi

Chõ bánh khúc thơm ngon của người dì đã làm tác giả thêm gắn bó và yêu quê hương tha thiết.

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: ..................................................

II. Đọc hiểu: 4 điểm

Đọc thầm bài đọc dưới đây

CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI

Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.

... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

(Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Tác giả tả lá rau khúc như thế nào?

A. Cây rau khúc cực nhỏ.

B. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

C. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.

Câu 2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?

A. Những chiếc bánh màu xanh.

B. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.

C. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh

Câu 3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

Câu 4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?

A. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

C. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

Bài viết: “Rừng cây trong nắng”

Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"

(Sách Tiếng việt 3 trang 148)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

II. Đọc hiểu:

Câu 1. C. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.

Câu 2. B. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.

Câu 3. C. Ai làm gì?

Câu 4. A. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5đ)

- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 5 điểm.

- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích.

Bài mẫu:

    Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát bạc khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.