Nguyên nhân cái chết của nghệ sĩ thanh nga

XEM VIDEO: Trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh" do 2 nghệ sĩ Thanh Sang - Thanh Nga thể hiện.

Nội dung chính Show

  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: tiểu sử
  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: cố nghệ sĩ Thanh Nga
  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: nữ hoàng sân khấu
  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: Phú quý nhờ hai chữ Song Lộc
  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: bộ tứ nữ nghệ sĩ đình đám thời bấy giờ
  • Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga
  • Video liên quan

Nhắc đến cố nghệ sĩ Thanh Nga, ngoài hình ảnh "cây đa cây đề" của sân khấu cải lương với danh xưng "nữ hoàng sân khấu" thập niên 60 - 70, số phận bi thảm của bà đến nay vẫn gây ám ảnh với nhiều người.

Nghệ sĩ Thanh Nga qua đời ngày 26/11/1978, cách đây đúng 43 năm khi trên đường cùng chồng con trở về nhà sau khi kết thúc buổi diễn vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Khi ấy, gia đình bà bị 2 kẻ xấu tấn công, uy hiếp để bắt cóc cậu con trai nhưng bất thành. Sau đó, 2 tên này nổ súng bắn khiến chồng nghệ sĩ Thanh Nga chết gục tại chỗ, còn bà qua đời ở bệnh viện. Sự ra đi của nữ nghệ sĩ gây chấn động cả nước thời điểm ấy.

Nguyên nhân cái chết của nghệ sĩ thanh nga

Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở tuổi 36 khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Năm 1984, bà được nhà nước truy tặng danh hiệu NSƯT. Năm 2015, tên bà được đặt cho một con phố tại Quận 9, TP.HCM.

Nhiều năm sau, sự ra đi đột ngột của "nữ hoàng sân khấu" một thời vẫn được nhắc đến. Mới đây, trong một chương trình, NSND Bạch Tuyết đã có dịp kể lại những kỷ niệm về cố nghệ sĩ Thanh Nga, tiết lộ câu nói như dự báo về số phận của bà thời điểm ấy. 

Theo đó, NSND Bạch Tuyết nhớ lại hành động kỳ lạ đến nay vẫn in sâu trong ký ức của bà mỗi lần nghĩ về cái chết thương tâm của đàn chị.

Đứng trước mộ cố nghệ sĩ Thanh Nga, NSND Bạch Tuyết nói: "Mọi thứ vẫn in trong ký ức tôi, để mỗi khi hiện tượng nào đó bất chợt xuất hiện lại khiến tôi bứt rứt, bối rối, thậm chí đau đớn, không thể nào quên".

NSND Bạch Tuyết kể: "Tôi đang nhớ lại chuyện giữa tôi và chị Thanh Nga. Chị Thanh Nga mất ngày 26/11 năm 1978, giữa đêm khuya. Vào 6 tháng trước đó, chị Thanh Nga nhờ cô Ngọc Nuôi tìm hộ một tượng Quan Âm để thờ Phật. Thế rồi, chị dựng lên một nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Trước đó, chị Thanh Nga chưa bao giờ nói về việc thờ Phật với mọi người nên ai cũng bất ngờ. Trước khi bị ám sát, chị Thanh Nga vẫn nói chuyện với tôi trước cửa rạp hát, tôi nhớ mãi những câu nói của chị.

Đặc biệt, vào buổi tối trước khi bị ám sát, chị Thanh Nga vẫn diễn vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' và có những cử chỉ, hành động rất lạ. Chị chia phấn hồng vào từng túi rồi đưa cho các bạn vũ nữ trong đoàn và nói: 'Chút nữa mọi người đi hát với chị không? Mình cùng xuống hát cho ông Diêm Vương nghe nhé'.

Mọi người cười quá trời quá đất, cứ nghĩ đó là lời nói chơi thôi, ai ngờ sau đó lại xảy ra chuyện động trời.

Chị Thanh Nga vốn không bao giờ ra khỏi rạp hát cùng lượt với khán giả. Bao giờ chị cũng đợi mọi người về hết, rạp vắng tanh thì mới ra sau cùng. Nhưng tối hôm đó, chị Thanh Nga về rất nhanh, chen vào khán giả để đi. Rồi chị ra xe về nhà, để rồi bị ám sát ngay trước cửa. Sau khi nghe tin chị Thanh Nga bị ám sát, suốt 1 tuần trời người tôi cứ lơ lơ lửng lửng, không thể giải thích được. Tôi quá bức xúc, cứ hỏi tại sao số phận lại như thế".

Bức ảnh hiếm khi xưa NSND Bạch Tuyết và nghệ sĩ Thanh Nga chụp cùng nhau.

NSND Bạch Tuyết cũng tiết lộ mẹ ruột của bà cùng tuổi với cố nghệ sĩ Thanh Nga. Cả 2 đều mất vào khoảng 11 giờ đêm vì bị tai nạn trên đường. Bà nghiệm ra rằng: "Hình như mỗi con người chúng ta khi đến với thế giới này đã có sẵn một cuộc hẹn là vào ngày đó, giờ đó phải đến chỗ này để lên chuyến tàu trở về nơi mình đã đến".

Nếu NSND Bạch Tuyết bị ám ảnh bởi câu nói của đàn chị trước lúc qua đời, thì con trai của cố nghệ sĩ Thanh Nga in sâu những ký ức khi chứng kiến bố mẹ bị bắn trước mặt mình. Nghệ sĩ Hà Linh - con trai của "nữ hoàng sân khấu" khi ấy mới 5 tuổi, đang ngồi cạnh mẹ trên xe, phía trước có bố đang lái xe và một vệ sĩ.

Hình ảnh gia đình cố nghệ sĩ Thanh Nga cùng chồng và con trai. Sau nhiều năm, Hà Linh vẫn không quên được đêm kinh hoàng khi mình mất cả bố và mẹ.

Thời khắc bị kẻ xấu dùng súng uy hiếp, Thanh Nga đã giấu con trai ra sau lưng rồi nằm đè lên để giữ tính mạng cho con. Nhớ lại câu nói trước lúc mất của mẹ, nghệ sĩ Hà Linh kể: "Chứng kiến bố tôi bị bắn, mẹ nói: 'Bố chết rồi, mẹ con mình chết theo bố thôi'".

Trong ký ức người thân, phía sau ánh hào quang sân khấu, nghệ sĩ Thanh Nga là người mẹ, người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con. Hà Linh khi còn bé thường xuyên theo mẹ đi diễn. Lúc mẹ lên sân khấu, anh ở trong cánh gà chạy nhảy, nghịch ngợm đến mướt mồ hôi. Kết thúc đêm diễn về nhà thường là hơn 10 giờ tối, thay vì có thể tự tắm rửa cho sạch sẽ, anh vờ buồn ngủ để được mẹ cưng chiều.

"Mẹ rất mệt nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là lấy khăn mặt chườm nước ấm lau rửa cho tôi sạch sẽ, pha sẵn bình sữa để đầu giường rồi mẹ mới đi thay phục trang và lau son phấn". Theo lời Hà Linh, mẹ anh cưng con trai đến mức có lần anh bị cảm, bà sợ con đau nên dùng bông gòn để cạo gió thay vì thìa nhôm hoặc đồng bạc. "Lúc đó ở nhà ai cũng cười nhưng mẹ tôi bỏ qua hết bởi mẹ sợ tôi đau", con trai nghệ sĩ Thanh Nga kể.

Nghệ sĩ Hà Linh từng xuất hiện trong chương trình "Ký ức vui vẻ", kể lại những hình ảnh còn sót lại trong ký ức của mình về mẹ.

Trong một chương trình, nghệ sĩ Hà Linh tâm sự: "Đối với nhiều người, được sinh ra, được sống với bố mẹ một khoảng thời gian rất dài nên có quá nhiều thông tin để lựa chọn nhớ cái gì và không nhớ cái gì. Có nhiều chuyện, đôi khi họ còn quên. Nhưng vì tôi sống với bố mẹ được có 5 năm. Khi tôi 5 tuổi thì bố mẹ mất. Vì vậy, những gì có thể nhớ được, tôi đều ghi lại trong ký ức. Cho tới tận bây giờ, tôi thấy mọi thứ vẫn như ngày hôm qua.

Đôi khi, trong đầu tôi vẫn hiện lên những lời mẹ nói. Chẳng hạn, có lần mẹ bảo mua cho tôi chiếc xích đu. Lúc ấy tôi cứ nghĩ là đu trên dây trong rừng như Tazan, tôi sẽ đu trên cây mận ở nhà. Đến lúc mẹ mua về lại là chiếc xích đu khung sắt, có ghế buộc vào dây. Tuy không giống những gì mình nghĩ nhưng tôi vẫn rất vui.

Lúc đó tôi khoảng 4 tuổi. Nhiều người đôi khi không thể nhớ được thời 3, 4 tuổi bố mẹ mình nói gì, làm gì đâu nhưng tôi lại nhớ. Cảnh bố mẹ bị ám sát, đến giờ tôi vẫn nhớ như vừa diễn ra hôm qua thôi. Thực sự, lúc đó tôi sợ lắm, rất sợ. Mọi thứ đến giờ như một cuốn phim chiếu qua đầu tôi".

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loi-noi-van-vao-so-menh-co-ns-thanh-nga-truoc-khi-bi-ban-43-nam...Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loi-noi-van-vao-so-menh-co-ns-thanh-nga-truoc-khi-bi-ban-43-nam-sau-moi-duoc-ke-5120212611115851422.htm

Triết Khải (Phụ Nữ Việt Nam)

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại, bà là người không chỉ khiến cho các thế hệ đi trước ngưỡng mộ mà các thế hệ sau này cũng nhắc đến bà như một như người...

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại, bà là người không chỉ khiến cho các thế hệ đi trước ngưỡng mộ mà các thế hệ sau này cũng nhắc đến bà như một như người phụ nữ điển hình – nữ hoàng sân khấu.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: tiểu sử

Thanh Nga (1942–1978) là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà còn được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: cố nghệ sĩ Thanh Nga

Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn Phòng của Bộ Thông Tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của miền nam VNCH (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: nữ hoàng sân khấu

  • Năm Nghĩa (cha dượng)
  • Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
  • Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
  • Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
  • Hà Linh (con trai)

Bà bị sát hại cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại nhà ở đường Ngô Tùng Châu, quận Nhất (nay là đường Lê Thị Riêng) TP. Hồ Chí Minh, được an táng tại nghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984 (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ký ngày 25/01/1984).

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: Giải thưởng tiêu biểu

  • 1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
  • 1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
  • 1984: Truy phong Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú
  • 2015: Tên bà được vinh dự đặt cho một con đường (Đường Thanh Nga) thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, Quận 9, TP Hồ Chí Minh.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: Các vai diễn nổi bật

Cải lương

  • Bé Nghi Xuân (trong vở Phạm Công - Cúc Hoa)
  • Bàng Lộng Ngọc(trong vở Khói sóng tiêu tương)
  • Bàng Quý Phi (trong vở Xử án Bàng Quý Phi)
  • Bà mẹ cách mạng (trong vở Sau ngày cưới)
  • Điêu Thuyền (trong vở Phụng Nghi Đình)
  • Dương Thái Chân (trong vở Chuyện tình An Lộc Sơn)
  • Diệu Thiện (trong vở Ni cô Diệu Thiện)
  • Diệp Thúy (trong vở Đôi mắt người xưa)
  • Dương Vân Nga (trong vở Thái hậu Dương Vân Nga)
  • Lượm (trong vở Sông Dài)
  • Kim Anh (trong vở Đời cô Lựu)
  • Mía (trong vở Bọt biển)
  • Nga (trong vở Bông hồng cài áo)
  • Giáng Hương (trong vở Sân khấu về khuya)
  • Hoa Mộc Lan (trong vở Hoa Mộc Lan tùng chinh)
  • Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu (trong vở Gió ngược chiều)
  • Hương (trong vở Nửa đời hương phấn)
  • Quỳnh Nga (trong Bên cầu dệt lụa)
  • Sơn nữ Phà Ca (trong vở Người vợ không bao giờ cưới)
  • Tuyết Vân (trong vở Nắng sớm mưa chiều)
  • Thanh (trong vở Tấm lòng của biển)
  • Trinh (trong vở Con gái chị Hằng)
  • Trưng Trắc (trong vở Tiếng trống Mê Linh)
  • Uyên (trong vở Ngã rẽ tâm tình)
  • Vân (trong vở Bóng tối và ánh sáng)
  • Xuân Tự (trong vở Áo cưới trước cổng chùa)
  • Xuyên Lan (trong vở Tiếng hạc trong trăng)

Ca cổ

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: cố nghệ sĩ Thanh Nga trong một vở diễn

  • Quả tim bất diệt
  • Hoa mua trắng
  • Dưới bóng từ bi
  • Lan và Điệp
  • Hồi chuông Thiên Mụ
  • Mái tóc thề
  • Mưa rừng
  • Thành Đô ơi giã biệt
  • Bông sen
  • Người chồng lý tưởng của em

Phim ảnh

Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:

  • Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
  • Hai chuyến xe hoa
  • Loan mắt nhung (vai Xuân - 1970)
  • Mùa thu cuối cùng (1971)
  • Bụi Phấn Hồng
  • Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
  • Lan và Điệp (vai Lan - 1971)
  • Xa lộ không đèn (vai Liễu - 1972)
  • Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn - 1972)
  • Người cô đơn [4] (1972)
  • Nắng chiều (cô gái Huế) (1973)
  • Triệu phú bất đắc dĩ (1973)
  • Năm vua hề về làng (1974)
  • Quái nữ Việt Quyền Đạo
  • Thương muộn
  • Tìm lại cuộc đời (1977)

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: nữ hoàng sân khấu một thời

Từ năm 10 tuổi, bà đã bước lên sân khấu tuồng cổ để hát mở màn cho mỗi đêm diễn của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga do mẹ làm chủ. Năm 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. Từ năm 16 tuổi, Thanh Nga trở thành một "ngôi sao sáng" của làng cải lương miền Nam nhờ hội tụ đầy đủ thanh sắc của một đào hát. Thanh Nga có chất giọng và phong cách diễn xuất được người trong nghề đánh giá là đặc biệt. Bà quyến rũ khán giả bằng giọng ca mùi mẫn, đầy cảm xúc, khi thanh thoát, khi day dứt, cũng có lúc bi ai nhưng rất chân phương. Đến tận ngày hôm nay, giọng hát và cách diễn của bà vẫn được xem là chuẩn mực để thế hệ nghệ sĩ ngày sau học tập.

Những năm 1960 - 1970, Thanh Nga được coi là "nữ hoàng" trên sân khấu cải lương miền Nam. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân khấu về khuya.

Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương... Ngoài cải lương, nghệ sĩ góp mặt trong nhiều phim điện ảnh như Loan mắt nhung, Xa lộ không đèn, Sau giờ giới nghiêm, Lan và Điệp...

Nghệ sĩ ra đi ở tuổi 36 vì bị sát hại khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Năm 1984, bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. 37 năm sau cái chết của nghệ sĩ tài danh, tên bà được đặt cho một con đường thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận 9, TP HCM.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: Phú quý nhờ hai chữ Song Lộc

Thanh Nga sinh năm Nhâm Ngọ, tháng 6, ngày 19, giờ Dần. Ở lá số này, điểm đáng tiếc ở chỗ Thái Âm thủ mạng đã bị lạc hãm, nhưng cũng nhờ được các trung tinh hội hợp sáng sủa: Tả Phù Hữu Bật, Hóa Lộc, Lộc tồn, Ân Quang, Thiên Quý. Nhưng sao Thái Âm ở đây không có ảnh hưởng làm cho nghèo hèn, chỉ gây ra sự chật vật và những ưu tư, nhất là vào quãng đầu.

Do ảnh hưởng Thái Âm, cô này là người có nhiều tự ái, có những ý kiến và sở thích riêng. Hữu biệt nhất định giữ vững, người khác áp đảo vào thì cô cứ lì ra. Cuộc đời tốt nhất các Song Lộc, thế nào cũng lắm bạc nhiều tiền, nhất là ở hậu vận.

Cái đẹp ở cung số này là sự đúng đắn, chỉ hiềm trắc trở tình duyên trong một quãng thời gian, giả sử lấy chồng trễ hẳn thì tránh được những chật vật. Nhưng qua một đời chồng hoặc có trắc trở lớn thì đến đời chồng thứ hai là phải tốt đẹp. Cuộc tình duyên thứ hai này nếu có gặp trắc trở rồi mới hình thành; hoặc chính ông chồng cũng gặp những trắc trở, hoặc là tay biết ăn chơi, thì cuộc tình duyên thứ hai sẽ tốt đẹp, vững vàng. Đó là vì Đào Hoa Ngộ Triệt.

37 năm trước, cái chết đột ngột của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga đã làm xôn xao giới nghệ sĩ sân khấu cũng như khán giả ái mộ trong và ngoài nước. Trước lúc án mạng xảy ra, ngôi nhà riêng của Thanh Nga bị rải đầy thư nặc danh với lời lẽ hăm dọa, khiến những ngày tháng cuối đời của nữ nghệ sĩ tài sắc này luôn phải sống trong nỗi lo âu và sợ hãi. Tâm hồn đa cảm của Thanh Nga không ít lần dự cảm được trước về sự ra đi của mình.

Người thân của bà kể lại, một tháng trước khi bị sát hại, Thanh Nga thường hay nói nửa đùa nửa thật về cái chết. Và vào cái đêm định mệnh ngày 26.11.1978, trước giờ diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga” ở rạp Cao Đồng Hưng, Thanh Nga còn nói đùa với em gái Lư Ánh Mai: “Nếu chị chết, Chín phải xức dầu thơm cho chị. Chín phải làm mặt cho chị, đừng để chị xấu”. Không ngờ câu nói ấy lại chính là lời trăng trối cuối cùng trước khi bà vĩnh viễn rời xa thế giới.

Nỗi lo âu bủa vây gia đình Thanh Nga trong một thời gian dài đã kết thúc bằng những tiếng súng đầy oan nghiệt của kẻ bắt cóc, cướp đi sinh mạng của vợ chồng người nữ nghệ sĩ tài hoa. Những người bạn của Thanh Nga cho biết, lúc còn sống bà rất thích một chiếc áo tuồng màu đỏ và mong muốn khi chết sẽ được liệm bằng chiếc áo đỏ đó. Thật trùng hợp là đêm xảy ra án mạng, nhà nghệ sĩ Thanh Nga bị phong tỏa hiện trường, người nhà không thể lấy quần áo nên liệm bà bằng chính chiếc áo đỏ diễn tuồng mà bà mê mẩn khi còn sống.

Trong đêm định mệnh, Thanh Nga và con trai Cúc Cu ngồi ghế sau chiếc xe Volkswagen do chồng (đạo diễn Phạm Duy Lân) cầm lái ra về. Khi xe dừng trước cổng nhà tại 114 Ngô Tòng Châu (Bùi Thị Xuân, TP.HCM ngày nay), lúc vệ sĩ Nguyễn Văn Các bước ra mở cửa thì bất ngờ có một chiếc xe máy phóng tới. Hai người lạ mặt dùng súng khống chế vệ sĩ nằm úp vào xe rồi uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Trong lúc giằng co, chúng đã nổ súng bắn chết cả hai vợ chồng bà rồi lên xe chạy mất dạng.

Tin vợ chồng ngôi sao cải lương bị sát hại làm chấn động dư luận cả nước. Hàng vạn khán giả từ khắp nơi về thắp hương vĩnh biệt, tiễn đưa người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: cố nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn

Bà Lư Ánh Mai (con thứ 9 trong gia đình Thanh Nga) chia sẻ, sau năm 1975 vì tình hình thời hậu chiến phức tạp nên Nữ hoàng cải lương luôn phấp phỏng, bất an. Lúc Thanh Nga hát trên sân khấu rạp Lux B thì bị ném lựu đạn. Nữ nghệ sĩ cũng trúng thương và mảnh lựu đạn đó vĩnh viễn theo bà đến tận ngày mất vì quá gần phổi, bác sĩ không thể mổ lấy ra. Đến năm 1977, dư luận lại bị chấn động bởi vụ án bắt cóc con trai 5 tuổi Toro của nghệ sĩ Kim Cương. Sau khi giao nộp 20 lượng vàng, Toro mới được thả trước nhà thờ Đức Bà để về nhà. Vì vậy, nghệ sĩ Thanh Nga rất hoang mang, lo sợ bởi mãi năm 33 tuổi, bà mới sinh được cậu bé Cúc Cu.

Từ đó, đi diễn ở đâu Thanh Nga cũng mang con theo, bắt ngồi ở cánh gà, vừa diễn vừa trông con. Đặc biệt, thời gian này, Thanh Nga có những vai diễn có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh), Thái hậu Dương Vân Nga... Đó đều là những vai diễn khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Và trước nhà bà xuất hiện những lá thư nặc danh đe dọa, bắt bà phải bỏ vai Dương Vân Nga.

Cũng chính vì những tình tiết ấy mà rất lâu sau này, vụ án Thanh Nga vẫn bao trùm màn sương mù bí ẩn của một nghi án ám sát. Thế nhưng tiếp đó, một vụ bắt cóc, đòi tiền chuộc nữa diễn ra. Thủ phạm sau bị bắt và chính 2 tên này đã khai chúng gây ra cái chết oan nghiệt cho vợ chồng Thanh Nga.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: bộ tứ nữ nghệ sĩ đình đám thời bấy giờ

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức thừa nhận, ban đầu chỉ có ý định bắt cóc Cúc Cu để tống tiền. Nhưng do bị cha mẹ bé chống cự quyết liệt nên chúng đã giết họ để thoát thân. Theo người thân của nghệ sĩ tài sắc này, trước khi bị ám sát, dường như Thanh Nga đã có dự cảm về sự ra đi của mình. Hằng đêm, khi rời ánh đèn sân khấu, lo lắng bất an đã khiến bà tìm đến với niềm tin tâm linh. Lúc nào bà cũng lần tràng hạt, tụng kinh niệm đức Phật Bà Quan Âm. Trong 1 tháng ấy, người nhà nhiều lần nghe bà nửa đùa nửa thật về cái chết.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: hình ảnh bà trong hồi ức của người thân

Những ngày này, gia đình nghệ sĩ cải lương Thanh Nga lại sum họp để làm giỗ cho bà và chồng - luật sư Phạm Duy Lân. 37 năm trước, vào ngày 26/11/1978, vợ nữ nghệ sĩ bị sát hại ngay trước cửa nhà riêng tại quận 1, TP HCM. Những câu chuyện về Thanh Nga được người thân ôn lại với sự tôn kính và tiếc thương.

Trong ký ức người còn sống, phía sau hào quang sân khấu, Thanh Nga là một người mẹ, người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con.

Nghệ sĩ Hà Linh - con trai của cố nghệ sĩ - nhớ lại giây phút nguy khốn của cả gia đình. Thời khắc bị kẻ truy sát dùng súng uy hiếp, Thanh Nga đã giấu con trai ra sau lưng rồi nằm đè lên để giữ tính mạng cho con. Cũng trong phút thập tử nhất sinh, tình yêu Thanh Nga dành cho chồng bộc lộ rõ nét. Chứng kiến bố tôi bị bắn, mẹ nói: 'Bố chết rồi mẹ con mình chết theo bố thôi'", Hà Linh nhớ lại.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga

Lúc bé, Hà Linh thường xuyên theo mẹ đi diễn. Lúc mẹ lên sân khấu, anh ở trong cánh gà chạy nhảy, nghịch ngợm đến mướt mồ hôi. Kết thúc đêm diễn về nhà thường hơn 22h, thay vì có thể tự đi tắm rửa cho sạch sẽ, anh vờ buồn ngủ để được mẹ cưng chiều.

"Lúc đó mẹ rất mệt nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là lấy khăn mặt chườm nước ấm lau rửa cho tôi sạch sẽ, pha sẵn bình sữa để đầu giường rồi mẹ mới đi thay phục trang và lau son phấn". Theo lời anh, nghệ sĩ cưng con trai đến mức có lần Hà Linh bị cảm, nghệ sĩ Thanh Nga sợ con đau nên dùng bông gòn để cạo gió thay vì dùng những vật dụng dân gian vẫn làm là thìa nhôm hoặc đồng bạc. "Lúc đó ở nhà ai cũng cười nhưng mẹ tôi bỏ qua hết bởi mẹ sợ tôi đau", người con trai kể.

Bà Ánh Mai - em gái cố nghệ sĩ kể rằng, mấy năm sau đám cưới với luật sư Phạm Duy Lân, Thanh Nga mới mang thai con đầu lòng. Nhà có người giúp việc nhưng mọi việc chăm con, nghệ sĩ đều tự tay làm. Cúc Cu (tên thân mật của nghệ sĩ Hà Linh) hay có cữ bú đêm. "Tự tay chị Nga pha sữa, để đầu giường cho con chứ không nhờ ai làm. Mọi việc tắm rửa, giặt giũ cũng vậy. Đêm nào đi diễn chị cũng mang con theo", em gái nghệ sĩ hoài niệm.

Thanh Nga đến với luật sư Phạm Duy Lân là cuộc hôn nhân thứ hai của cả hai, mang đến cho họ cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Người thân của bà kể, khi mới lấy nhau, ông Lân để hết gia sản cho người vợ cũ, còn Thanh Nga vốn không có nhiều của cải. Đôi vợ chồng cùng thuê chung cư ở trọ, sau một thời gian dài họ mới dành dụm mua được nhà riêng. Trên sân khấu, Thanh Nga hiện lên như một nữ hoàng, nữ tướng nhưng ngoài đời, trong mắt người thân, bà hết sức nhỏ bé, nhất là trước chồng.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: cố nghệ sĩ bên chồng và mẹ chồng

"Mỗi đêm sau khi nhận lương hát, chị Nga được 42 đồng. Chị đưa chồng giữ 40 đồng, hai đồng chị bỏ ống chờ đến mùa sầu riêng thì đập ống lấy tiền mua ăn. Chị rất tin tưởng anh Lân, đưa hết tiền cho chồng giữ. Nhưng anh Lân không muốn vợ ăn nhiều sầu riêng vì sợ nóng. Bởi vậy, chị Nga thường giữ lại hai đồng để lén mua sầu riêng ăn", ông Chí Tiên - em trai cố nghệ sĩ - kể.

Với mẹ - bà bầu Thơ nổi tiếng của gánh hát Thanh Minh - Thanh Nga, Thanh Nga luôn vâng lời vì hai người hiểu nhau đến "chân tơ kẽ tóc". Khi nghệ sĩ qua đời, chỉ duy nhất bà bầu Thơ mới có thể thay con gái chăm sóc cháu trai Hà Linh.

Với anh em, đồng nghiệp, cố nghệ sĩ Thanh Nga là một người chu toàn, có trách nhiệm và cư xử hết sức mềm mỏng, dịu dàng.

Nghệ sĩ Thanh Nga là chị cả, được mẹ tin tưởng nhưng không khi nào nạt nộ các em. Theo lời người em gái, khi bà đạt thành tích học tập tốt ở trường, Thanh Nga sẵn sàng mua tặng em chiếc PC - xe Honda được coi là thời thượng những năm 1970.

"Tôi bị ngã xe cũng gọi chị Ba (tên thân mật của Thanh Nga ở nhà), hết tiền đổ xăng cũng chị Ba. Nga thích nước hoa lắm mà tôi hay nghịch ngợm phá của chị. Chị không mắng mà chỉ khuyên: 'Thay vì để chị mất tiền mua nước hoa mới, tiền đó chị dành ra để sửa mũi cho Chín", bà Ánh Mai ngậm ngùi.

Với đồng nghiệp, Thanh Nga không cậy là con chủ gánh hát nổi tiếng, mà bà sống chan hòa, nhân ái. Những cô đào trẻ học nghề trong đoàn Thanh Minh - Thanh Nga thường được bà mang son phấn, mũ áo đến cho, giúp đỡ họ tự tin hơn khi bước đầu đến với sàn diễn.

Tài và sắc của Thanh Nga được chắp cánh thêm nhờ tâm nhân hậu khiến cho những ai tiếp xúc với bà đều sinh lòng cảm mến. Nghệ sĩ cải lương Thanh Lan là người có nhiều kỷ niệm gắn bó với Thanh Nga. Thanh Lan từng chứng kiến những ngày Thanh Nga nằm bệnh viện vì bị ném lựu đạn, cố nghệ sĩ được khán giả hâm mộ tặng rất nhiều quà. Thanh Nga đem quà chia đều cho những bệnh nhân nằm cùng mà không giữ lại cho riêng mình.

Nghệ sĩ Thành Được - người từng có thời gian gắn bó với Thanh Nga - tâm sự cuộc đời ông trải qua nhiều mối tình nhưng người phụ nữ khiến ông nhớ lâu chính là Thanh Nga. "Ngoài sân khấu Thanh Nga rất đoan trang, điềm đạm. Trong hậu trường cô không nghiêm nghị với đồng nghiệp. Cô vui tính, có khi rất dí dỏm và nói đùa nhiều câu thật có duyên", Thành Được chia sẻ.

Nghệ sĩ Thanh Nga là ai và vì sao nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại: hàng ngàn đóa hoa tưởng niệm

Sáng 23-11, lễ tưởng niệm 30 năm ngày mất của cố NSƯT Thanh Nga đã diễn ra thật trang trọng và ấm cúng tại Nhà hát Đại Đồng (TPHCM). Đông đảo khán giả và văn nghệ sĩ nổi tiếng đã đến dâng hoa bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ đối với một nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn.

Đạo diễn Vũ Minh đã thiết kế một buổi lễ thật giản dị nhưng chứa đựng sâu sắc tấm lòng tôn kính của những nghệ sĩ thuộc thế hệ đàn cháu đối với một nghệ sĩ đã cống hiến cả đời cho sân khấu cải lương. Hai cánh màn nhung mở ra trong tiếng hát truyền cảm của cố NSƯT Thanh Nga (lớp tiểu thư Quỳnh Nga quay tơ chờ ngày Trần Minh đỗ trạng – vở Bên cầu dệt lụa) với khung tơ quay đều, làm người xem xúc động như đâu đó trong không gian của lễ tưởng niệm, cố NSƯT Thanh Nga đang hiện diện với nhân vật bất hủ theo thời gian. Và rồi rất nhiều bài ca, lời thoại trong các vở tuồng đã gắn liền với bà vang lên trong khán phòng, gây xúc động cho người tham dự...

Hàng ngàn đóa hoa hồng đã được khán giả và văn nghệ sĩ mang đến cắm vào bảng chữ Thanh Nga, đặt trang trọng trên sân khấu. Gia đình nghệ sĩ Hữu Châu xúc động cảm ơn tình cảm của công chúng và đồng nghiệp đã dành cho cố NSƯT Thanh Nga.