Nguyên nhân nghèo ở thành thị

This page in:

Làm gì để xóa nghèo ở Việt Nam?

Vài tháng trước, tôi có chuyến đi Lào Cai - một khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam- để giám sát một cuộc khảo sát thí điểm. Tôi đã tình cờ gặp một người đàn ông lớn tuổi - một người điển hình trong số rất nhiều người mà chúng tôi đã gặp – đó là một người nông dân chỉ vừa đủ sống, có trình độ học vấn tối thiểu chỉ biết nói tiếng dân tộc và hiếm khi ra khỏi bản làng.

Người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo [được đo lường theo chuẩn cực nghèo quốc gia]. Trong suốt hai thập kỷ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số ở quốc gia này đã có mức sống được cải thiện lên một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.

Tại sao nghèo trong nhóm người dân tộc thiểu số lại dai dẳng như vậy? Đây là chủ đề của nhiều nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu về phát triển và dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2009 hay một chương trong Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam được chúng tôi thực hiện gần đây. Đây cũng là một mảng trong nghiên cứu phân tích mà nhóm của tôi hiện đang theo đuổi.

Tôi đã đi sâu thêm để xem thực trạng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tương đồng như thế nào với thực trạng xảy ra đối với nhóm người bản địa ở một xã hội khác, tại Mê-hi-cô, nơi mà tôi đã sống một năm khi tôi làm luận văn. Tại cả hai quốc gia, các nhóm đối tượng này đều rất đa dạng, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng dân số của quốc gia đó và đều phải đối mặt với những thách thức tương tự như nhau. Thực ra, nghiên cứu so sánh toàn cầu tốt nhất [do Gillette Hall và Harry Patrinos thực hiện] và kết quả mà tôi đã xem xét về vấn đề này đều phát hiện ra những đặc điểm chung đáng kinh ngạc của các nhóm dân tộc thiểu số/bản địa trên khắp thế giới.
Danh sách tôi đưa ra về các yếu tố tương quan là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm:

  • Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường,
  • Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ,
  • Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng,
  • Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp, và
  • Trình độ học vấn thấp.

Các yếu tố tương tự cũng sẽ thấy tại các nhóm người bản địa tại nhiều quốc gia khác.

Tôi thấy lạc quan vì ít nhất mức độ quan trọng của một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trang nghèo đói của người dân tộc thiểu số đang ngày càng giảm đi. Các thế hệ trẻ em dân tộc thiểu số gần đây đã có trình độ học vấn tăng lên. Điều này có nghĩa là học tiếng Việt càng nhiều sẽ tạo cho họ khả năng kết nối thông qua thị trường và di cư trong tiến trình thịnh vượng diễn ra trên bình diện rộng hơn của quốc gia.

Tôi đã nhìn thấy những dấu hiệu của hiện tượng này trong chuyến đi Lao Cai. Mặc dù người đàn ông lớn tuổi mà tôi đã mô tả ở trên có rất ít mối liên hệ với bên ngoài bản làng của mình, song các con ông đang ở độ tuổi 20 lại nói rất sõi tiếng Việt và đều đã đi làm ở xa. Tôi dự đoán rằng nếu sự chuyển đổi thế hệ này vẫn tiếp diễn và mạng lưới cho các nhóm dân tộc thiểu số được mở rộng, chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều người rời bỏ đồng ruộng để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Hai tuần trước, cùng với nhóm của mình, tôi đã đến bốn trường đại học ở Việt Nam để trình bày Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam. Các cuộc nói chuyện của chúng tôi đã tạo ra những thảo luận sống động và chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên tham gia thông qua tin nhắn điện thoại [SMS] về quan điểm của họ về cách tốt nhất để giảm nghèo đói cho nhóm dân tộc thiểu số. Đồng nghiệp của tôi, Nguyễn Thị Ngọc đã chạy kết quả lấy ý kiến trên máy tính của mình bằng một phần mềm nguồn mở [FrontlineSMS].  Câu trả lời phổ biến nhất đó là nâng cao tiếp cận thị trường và cung cấp giáo dục miễn phí, và có rất nhiều người lại đưa ra câu trả lời “khác” với cách thức do họ tự đề xuất.

Khi nghĩ về nghèo đói của người dân tộc thiểu số/bản địa ở Việt Nam hoặc ở quốc gia của mình, bạn sẽ trả lời câu hỏi trưng cầu ý kiến này như thế nào? Vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi trong phần bình luận.

Authors

Khó tiếp cận chính sách xã hội

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề người nghèo đô thị đang trở thành thách thức mới ở Việt Nam. Người dân nông thôn di cư ra thành thị để làm việc trong khu vực tư nhân và dịch vụ đang tăng, chủ yếu là công việc không chính thức. Vì thế, họ không được hưởng nhiều khoản phúc lợi về an sinh xã hội hoặc việc làm như bảo hiểm y tế và lương hưu.

Bà Trần Thị Bình, nông dân ở tỉnh Hà Nam chia sẻ, trước đây gia đình bà chỉ thu hoạch một vụ lúa mỗi năm. Đời sống ngày ấy rất vất vả. Giờ thì năng suất tăng, nhờ có thêm nhiều giống mới và có hệ thống kênh mương do Nhà nước đầu tư. “Nhà tôi bây giờ có thể trồng hai đến ba vụ mỗi năm, cuộc sống được cải thiện nhiều so trước đây”, bà nói. Năm nay đã ngoài 60 tuổi, bà Bình là một trong số khoảng 30 triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo bền vững trong vòng hơn hai thập kỷ qua.

Theo báo cáo nghèo đa chiều Việt Nam được thực hiện giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [CAF/VSA], Tổng cục Thống kê [GSO], Viện Nghiên cứu phát triển Mê Kông [MDRI] và Chương trình Phát triển LHQ [UNDP] tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng của tái nghèo và phát sinh nghèo là mức độ thiệt hại do thiên tai ngày càng trầm trọng, nhất là năm 2013 [giá trị thiệt hại là 19.601 tỷ đồng; 6.518 nhà sập, bị cuốn trôi; 114.844 ha lúa, 155.708 ha hoa màu bị thiệt hại] và năm 2016 [giá trị thiệt hại là 39.726 tỷ đồng; 5.431 nhà sập; 134.517 ha lúa, 130.678 ha hoa màu].

Hiện nay, rất nhiều người nghèo không có khả năng tiếp cận các dịch vụ về nhà ở phù hợp như nước, hệ thống thoát nước, rác thải; một phần tư bị thiếu hụt về nhà ở có chất lượng phù hợp. Chính sách xã hội tại các thành phố đều ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú, vì thế con em người nhập cư khó xin được vào các trường chính quy, công lập. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế và các dịch vụ an sinh xã hội khác.

Đánh giá Điều tra nghèo đô thị của Cục Thống kê TP Hà Nội và Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy, 63% dân số bị ốm có chăm sóc y tế chuyên môn với tần suất là “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”, còn lại đều tự chữa bệnh. Bên cạnh đó, người nghèo ở đô thị còn phải chi phí nhiều khoản phát sinh hơn ở nông thôn như tiền điện, nước, tiền nhà và giá cả lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu khác.

Nghịch lý khoảng cách

Tại các đô thị lớn, người nghèo đô thị phải sống ở nơi tồi tàn, chật chội, không sở hữu hoặc sở hữu một cách không chính thức nơi ở, và những điều kiện sống thấp kém đi kèm như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường và mất an ninh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu tiêu chí đánh giá nghèo ở Việt Nam được bổ sung thêm tiêu chuẩn tình trạng nhà ở xuống cấp và điều kiện sống, bên cạnh các tiêu chí về thu nhập và chi tiêu thì tỷ lệ nghèo ở đô thị sẽ tăng lên gấp vài lần so hiện tại.

Chính vì thế, dù Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những đặc điểm địa lý, dân số và nhà ở khác nhau nhưng đều đang đối mặt những khó khăn chung như hạ tầng đô thị yếu kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so mặt bằng thu nhập của người dân, chính sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất còn nhiều bất cập. Chưa kể, ở đô thị còn có tình trạng người nhập cư nghèo, không có chỗ ở ổn định, không có hộ khẩu để chính quyền đưa vào diện cần giúp đỡ lâu dài.

Tại Diễn đàn Xu thế dòng tiền vào bất động sản năm 2020, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết: Ở các nước khác, người nghèo ở trung tâm vì không có phương tiện đi lại, chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, người giàu đi ra bên ngoài, ở vùng ven vì sẵn phương tiện đi lại. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, người không có phương tiện, phải dùng phương tiện công cộng thì ở vùng ven, còn người giàu thì ở ngay trung tâm.

Theo thống kê vào cuối năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 1,9 triệu hộ nghèo và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo. Trong khi theo tiêu chí xác định hộ nghèo ở thành thị là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng nhưng thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội như y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; nguồn nước sinh hoạt… Còn ở nông thôn là có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống, hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 700.000 đồng đến một triệu đồng và thiếu hụt từ ba trong số các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản… Như vậy, chênh lệch thu nhập giữa thị dân và nông dân chỉ là 200.000 đồng. Thế nhưng trên thực tế, người nghèo ở đô thị đối mặt nhiều khó khăn hơn, bởi mức sống ở thành phố cao hơn ở nông thôn.

Chủ Đề