Nhà nước sử dụng các biện pháp nào dưới đây để thực hiện xóa đói giảm nghèo

Khi cái nghèo đeo bám, con người chật vật lo ăn từng bữa. Con cái không được quan tâm đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. Đói nghèo kéo theo kinh tế xã hội không có bước tiến, không có địa vị trên trường quốc tế. Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu mang tính chất sống còn của mỗi quốc gia.

Có nhiều biện pháp được thực hiện để nâng cao đời sống người dân. Trong số đó, xuất khẩu lao động nước ngoài đang là hướng đi mang tính đột phá, hiệu quả cao.

Nghèo đói không chỉ là đói vật chất, đói ăn đói mặc mà còn đói tinh thần. Điều kiện sinh hoạt không cho phép con người tiếp cận với các công nghệ, dịch vụ hiện đại nhất. Bởi thế, xóa đói giảm nghèo không chỉ là cung cấp đủ đồ ăn, thức uống, áo mặc cho người dân nghèo mà phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận với tiến bộ xã hội. Từ đó, họ mới có thể tự vươn lên để thoát khỏi nghèo đói một cách bền vững.

Xóa đói giảm nghèo – Bài toán đau đầu của cả hệ thống chính trị nhà nước

Dù phải đương đầu với những khó khăn về thiên tai, hạn hán, lũ lụt và nhiều vấn nạn xã hội, các chính sách xóa đói giảm nghèo đã đạt được thành tựu to lớn. Theo như thống kê số liệu mới nhất của Việt Nam năm 2019 vừa qua, chỉ số giảm nghèo đã đạt được những con số ấn tượng và cho thấy hiệu quả trong chính sách của nhà nước:

  • Tỷ lệ % hộ nghèo trên cả nước ta đã chỉ còn ở mức dưới 4%. So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ này đã được giảm 1,3%.
  • Đối với các huyện nghèo, tỷ lệ % hộ nghèo trên địa bàn chỉ còn 29% tức là giảm 5% so với năm trước đó.
  • Đối với các xã khó khăn, hải đảo, biên giới, khu miền núi và các dân tộc thiểu số, tỷ lệ % hộ nghèo giảm từ 3 – 4%.

Ở thời điểm hiện tại, tình hình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, được đánh giá cao bởi các chuyên gia kinh tế thế giới. Chính phủ và toàn dân vẫn đang kiên trì mục tiêu xóa nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới [World Bank] tại Việt Nam nhận định, các chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội nói chung và hàng triệu người nghèo nói riêng.

Trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam luôn lấy xóa đói giảm nghèo làm kim chỉ nam cho hành trình phát triển kinh tế. Song song với các giải pháp, chính sách để làm bệ phóng phát triển kinh tế thì các phương án xóa đói giảm nghèo cũng được thực hiện. Hàng năm, đảng và nhà nước đã huy động nguồn lực, cấp kinh phí lớn để giúp các địa phương “thoát” ra khỏi vỏ bọc đói khổ ấy.

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

Muốn xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững thì rất cần đến nhiều giải pháp thiết thực để rút ngắn sợi dây chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng. Để làm được điều này, Đảng và Chính phủ đã và đang tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính sau đây:

1.Đầu tư cải cách giáo dục, đào tạo nghề

Ngày nay, tri thức đóng vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội một cách toàn diện. Không một nước nào có nền kinh tế vững mạnh mà dân trí thấp, nhất là sống trong nền kinh tế tri thức như hiện nay. Bởi thế, đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo nghề là mục tiêu then chốt để xóa đói giảm nghèo hiện nay.

Đầu tư mạnh tay vào đào tạo nghề cho người dân lao động

Đầu tư mạnh tay để phát triển giáo dục, dạy nghề giúp nâng cao tri thức của người dân, đặc biệt là dân nghèo là giải pháp xóa đói giảm nghèo từ gốc rễ. Điều này được xem là chìa khóa để người dân tự mở khóa, khai thác thế mạnh của bản thân.

Khi có được nền tảng tri thức, họ sẽ ứng dụng tốt để “cày xới” tốt trên mảnh đất của họ. Cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục chính là đem lại sự công bằng cho mọi người dân với cơ hội được phát triển năng lực lao động.

Xem thêm: Làm gì khi thất nghiệp quá lâu?

2.Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn

Để giúp vùng quê nghèo, vùng núi, biển đảo xa xôi thay đổi diện mạo thì việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng là trọng tâm. Nhất là hệ thống giao thông được xem là bước đột phá để tiến tới xây dựng nông thôn mới vững mạnh. Vì sao xóa đói giảm nghèo lại đi đôi với đầu tư hạ tầng vật chất?

Đầu tư hạ tầng giao thông là nối liền mạch máu kinh tế

Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế. Không có giao thông, kinh tế không thể thông thương. Hạ tầng giao thông nghèo nàn ở đâu, “máu” kinh tế chậm chảy ở đó. Những người dân nghèo gặp không ít khó khăn trong chăn nuôi, trồng trọt và lệ thuộc lớn vào thiên nhiên. Họ càng khó khăn hơn khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm vì giao thông không cho phép tiếp cận thị trường lớn.

Do đó, đầu tư giao thông, hạ tầng vật chất là giải pháp “thay máu” cho nền kinh tế nghèo, nhỏ lẻ, manh mún. Chưa dừng lại ở đó, các chương trình phát triển hạ tầng mạng lưới điện, xây dựng trường học, trạm y tế… cũng được quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm: Những nghề làm giàu nhanh nhất hiện nay

3.Chính sách vay vốn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nền kinh tế

Chỉ khi áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, cơ cấu kinh tế mới được chuyển đối theo hướng tích cực. Đồng thời, năng suất lao động được tăng cao, khai thác nguồn lực hiệu quả hơn. Đây cũng là hướng đi làm thay đổi diện mạo kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Áp dụng khoa học mới vào trong sản xuất – ảnh baonghean.vn

Thế nhưng, một vấn đề nan giải đặt ra là các công nghệ tiên tiến đều có giá trị lớn mà người dân khó lòng sở hữu được. Trong trường hợp này, những chính sách vay vốn mà nhà nước phát động sẽ cứu cánh người dân, đưa họ đến gần với công nghệ hiện đại. Với một lãi suất ưu đãi, họ sẽ có vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất và giải quyết bài toán đói nghèo.

Các gói hỗ trợ phát triển này đa phần phát huy hiệu quả khi đến tay những nông dân biết phấn đấu, có mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tại có rất nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo như Agribank,….

Những năm trở lại đây, đất nước Nhật Bản được xem là vùng đất hứa cho người dân lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Nhờ có chính sách mở cửa, hợp tác quốc tế mà người lao động Việt Nam được chính phủ Nhật Bản trao tay những cơ hội làm việc tuyệt vời.

Đặc biệt, mức lương và đãi ngộ tại nước Nhật có nhiều lợi ích cho người lao động Việt. Làn sóng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đã mở ra một giải pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Xóa đói giảm nghèo bằng con đường lao động Nhật Bản

Nhà nước Việt Nam cũng đã ra chủ trương hỗ trợ người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia mà Việt Nam hợp tác nhiều nhất. Xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật không đơn thuần mang lại thu nhập cao mà còn có nhiều lợi ích khác nữa.

1.Thu nhập đáng mơ ước từ con đường xuất khẩu lao động Nhật

Xuất khẩu lao động Nhật Bản mở ra một cuộc sống mới cho người lao động và gia đình của họ. Trung bình, một người lao động làm việc tại Nhật Bản được trả mức lương cơ bản từ 26-40 triệu đồng mỗi tháng – đây con số đáng mơ ước của bất cứ ai.

Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, nhà ở, điện nước,… thì người lao động có thể bỏ túi khoảng 15-30 triệu đồng hàng tháng. Như vậy, sau 3 năm xuất khẩu lao động, bạn sẽ có số vốn hàng trăm triệu đồng trong tay.

Sau khoảng thời gian 3 năm làm việc tại Nhật Bản, người lao động có thể tiết kiệm được từ 600 triệu – 900 triệu VNĐ mang về Việt Nam. Đây là một số tiền tương đối lớn để giúp bạn tự sản xuất kinh doanh riêng hoặc xây cho mình căn nhà khang trang.

Chưa dừng lại ở đó, nếu người lao động có nguyện vọng ở lại làm việc sau 3 năm hợp đồng có thể gia hạn thêm 2 năm. Dĩ nhiên, mức lương của lao động lành nghề sẽ cao hơn so với lao động mới sang.

2.Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng là cái nôi tri thức của châu Á và toàn thế giới. Nhiều công nghệ, máy móc tiên tiến ở mọi lĩnh vực được người Nhật sáng chế và vinh danh trên toàn thế giới.

Có thể thấy, xứ sở hoa anh đào là môi trường lý tưởng để người lao động Việt học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản – ảnh kawakindc

Khi được làm việc ở thị trường lao động Nhật, người Việt sẽ trải qua quá trình rèn luyện, bồi dưỡng tay nghề. Quá trình này được sự theo dõi, quan sát bởi những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản.

Không chỉ được học nghề, người lao động còn có cơ hội học ngoại ngữ lý tưởng. Giao tiếp bằng ngôn ngữ mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn học tập hết công suất và là hành trang thuận lợi khi bạn về nước.

Xem thêm: Thực tập sinh Nhật Bản là gì?

3.Gia tăng cơ hội tìm kiếm việc lương cao khi về nước

Nhật Bản luôn là thị trường lao động “khó tính” vì thế, khi bạn đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Nhật. Thì bạn hoàn toàn có thể tự tin “chinh chiến” trên mọi mặt trận lao động trong nước.

Cơ hội việc làm mở rộng với người lao động Nhật trở về nước

Sau khi kết thúc thời gian lao động, người lao động Việt trở về nước có được tay nghề vững vàng. Họ được đánh giá ngang bằng với những người được đào tạo cao đẳng, đại học chuyên nghiệp. Hơn thế, vốn ngoại ngữ học được khi đi xuất khẩu lao động sẽ giúp bạn bật nhảy tốt trong thị trường lao động trong nước đang ngày một bão hòa.

Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty chuyên về lĩnh vực mà bạn đã tích lũy kinh nghiệm. Hoặc bạn cũng có thể làm phiên dịch, biên dịch cho công ty Nhật.

Xem thêm: Thực tập sinh Nhật Bản về nước làm gì?

Hình thành tác phong làm việc chuẩn mực, có tính kỷ luật cao

Xuất khẩu lao động Nhật cũng là cơ hội hiếm có khó tìm để bạn học hỏi tác phong làm việc chuẩn mực của người dân đất nước mặt trời mọc. Thế giới vẫn luôn dành sự kính nể khi nhắc về những người lao động Nhật chăm chỉ, cần mẫn, tính kỷ luật cao.

Đơn hàng thực phẩm đi Nhật làm việc trong nhà xưởng

Chắc chắn, môi trường làm việc lý tưởng tại Nhật sẽ giúp bạn hình thành tính kỷ luật để đem lại hiệu suất cao nhất trong công việc. Đây chính là chìa khóa vàng để bạn đi đến cánh cửa thành công trong tương lai.

Yếu tố lương và đãi ngộ luôn là yếu tố mà người lao động quan tâm đầu tiên khi có quyết định xuất khẩu sang thị trường lao động Nhật Bản.

Tuy nhiên, lợi ích của xuất khẩu lao động sang Nhật không chỉ dừng lại ở yếu tố vật chất. Đây sẽ là cơ hội có một không hai để rèn luyện năng lực, phẩm chất – hành trang vững chắc sau này.

Bạn sẽ là người tiếp theo phải không? – ảnh baodansinh

Một quốc gia nếu không giải quyết tận gốc đói nghèo thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế – xã hội.

Bên cạnh những chính sách đầu tư trong nước, xuất khẩu lao động cũng là một giải pháp xóa đói giảm nghèo gặt hái được nhiều thành công. Bạn muốn đi xuất khẩu Nhật Bản nhưng vẫn còn mông lung, mơ hồ với dự định? Hãy để lại số điện thoại để được chúng tôi tư vấn miễn phí.

Hãy gọi ngay đến hotline 0364063066 và 0914866032, đội ngũ nhân viên tư vấn của NHANLUCNHATBAN sẽ hỗ trợ bạn tận tình 24/7.

Xem thêm: 7 điều QUAN TRỌNG về Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2021 và chương trình XKLD Nhật Bản miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề