Nhân thực và nhân sơ là gì

Hướng dẫn “Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực” đầy đủ, chi tiết nhất và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Tế bào nhân sơ

Tê bào nhân thực

–   Kích thước bé [1 – 10 um]

–   Đại diện : vi khuẩn thật [vi khuẩn, vi khuẩn lam, xạ khuẩn] và vi khuẩn cổ.

–    Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh, có ADN trần dạng vòng. Không có các bào quan có màng bao bọc.

–   Ribôxôm loại 70S.

–   1 NST dạng vòng, không có prôtêin histôn.

–    Phương thức phân bào đơn giản : trực phân

–   Kích thước lớn [10 – 100 um]

–   Đại diện : nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật.

–   Có màng nhân, chất nhiễm sắc, hạch nhân. Tế bào chất có hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc như ti thể, lạp thể, bộ máy Gôngi, lizôxôm, perôxixôm, không bào…

–   Ribôxôm loại 80S.

–     Nhiều NST dạng thẳng, có prôtêin loại histôn.

–    Phương thức phân bào phức tạp : nguyên phân và giảm phân.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực các em nhé!

Kiến thức tham khảo về Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực

1. Tế bào là gì?

Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống”.

Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được phân thành đơn bào [có một tế bào, bao gồm vi khuẩn] hoặc đa bào [bao gồm cả thực vật và động vật].

Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ [1012] tế bào. Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét.

Người ta có thể phân loại tế bào dựa vào khả năng có thể tồn tại độc lập hay là không. Các sinh vật có thể bao gồm chỉ một tế bào [gọi là sinh vật đơn bào] thường có khả năng sống độc lập mặc dù có thể hình thành các khuẩn lạc. Ngoài ra, sinh vật cũng có thể bao gồm nhiều tế bào [sinh vật đa bào] thì mỗi tế bào được biệt hóa và thường không thể sống sót khi bị tách rời. Trong cơ thể con người có đến 220 loại tế bào và mô khác nhau.

Nếu xét về cấu trúc nội bào, các tế bào có thể chia làm 2 dạng chính:Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

2. Tế bào nhân sơ 

Tế bào nhân sơ được sinh ra trên sinh vật sinh sơ.  Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có các cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như bào quan. Các chức năng như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi của bào quan hầu hết được thực hiện dựa trên màng sinh chất.

Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính. Bao gồm: Các protein bám trên bề mặt tế bào như Tiên mao [flagella], tiên mao, hay lông nhung [pili]. Vỏ tế bào bao gồm capsule, màng sinh chất và thành tế bào. Vùng tế bào chất có chứa ADN genome, các thể vẩn [inclusion body] và các ribosome.

Phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào chính là tế bào chất của sin vật nhân sơ. Có chức năng khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào.

Lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh chính là màng sinh chất. Màng sinh học hay còn gọi là thấm có chọn lọc này có tính bán thấm. Một phần gấp nếp của màng sinh chất được gọi là mesosome. Mesosome có chức năng hô hấp hiếu khí vì có màng enzyme hô hấp, đây cũng là  là điểm đính của ADN vùng nhân khi xảy ra phân bào.

Ngoài Mycoplasma, Thermoplasma [archaea], và Planctomycetales thì hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào. Chúng hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan. Trong môi trường nhược trương thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng nhờ  không bị tác động của áp suất thẩm thấu.

Trừ vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử ADN trần dạng vòng. Rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào chính là vỏ nhầy capsule. Plasmid có dạng vòng nhưng nhỏ hơn ADN nhiễm sắc thể được gọi là cấu trúc ADN ngoài nhiễm sắc thể.

3. Tế bào nhân thực

Sinh vật nhân thực  là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp. Sinh vật nhân thực gồm nấm, thực vật và động vật.  Hầu hết sinh vật nhân thực đều là sinh vật đa bào. Sinh vật nhân thực thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực và có cùng một nguồn gốc.

Sinh vật nhân thực thường lớn gấp khoảng 1000 lần về thể tích do đó gấp 10 lần về kích thước so với sinh vật nhân sơ. Tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ để trao đổi chất riêng biệt do các lớp màng tế bào thực hiện hoạt động. Tế bào nhân thực  hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử ADN của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực có các các bào quan có cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các chức năng nhất định.

Tế bào chất của sinh vật nhân thực thường có các ribosome bám trên màng lưới nội chất. Không phải sinh vật nhân thực nào cũng có thành tế bào. Cấu trúc màng tế bào của tế bào nhân thực tương tự như ở sinh vật nhân sơ chỉ khác nhau ở một vài điểm nhỏ.

Trong tế bào sinh vật nhân thực vật chất di truyền thường gồm một hoặc một số phân tử ADN mạch thẳng. Cấu trúc nhiễm sắc thể được cô đặc bởi các protein histon. Lớp màng nhân bao bọc sẽ lưu giữ mọi phân tử ADN trong nhân tế bào. Đối với một số bào quan của sinh vật nhân thực sẽ có chứa ADN riêng. Nhờ tiên mao hoặc tiêm mao một vài tế bào sinh vật nhân thực có thể di chuyển.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

Chủ Đề