Nhật thi bao nhiêu môn vào trung học phổ thông năm 2024

Thi Đại học ở Nhật Bản nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và kiến thức cơ bản của học sinh nước ngoài có nguyện vọng vào học ở các trường đại học Nhật Bản..

Thi Đại học tại Nhật Bản có khó không? Cùng các bạn du học sinh tìm hiểu xem việc thi Đại học ở Nhật Bản và Việt Nam có gì khác nhau

Kỳ thi Đại học ở dù bất cứ quốc gia đều vô cùng thẳng và đầy tính cạnh tranh, bạn nào cũng đều mong bản than mình đạt được những thành tích tốt nhất và vào được những trường Đại học danh tiếng. Kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Nhật Bản khá phức tạp với nhiều hình thức thi tuyển khác nhau.. Các trường đại học lớn, nổi tiếng thi ngày càng khó do số sinh viên thi vào đông, còn các trường nhỏ thì thi tương đối dễ và đa dạng hóa cách tuyển sinh để đối phó với tình trạng số lượng sinh viên ngày càng giảm. Hình thức được sử dụng rộng rãi nhất ở các trường đại học Nhật Bản là thi tuyển thông thường.

Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia gọi là “Senta Shiken” [kỳ thi trung tâm] được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập [của nhà nước [kokuritsu/ quốc lập] và của tỉnh, thành phố lập [shiritsu/ thị lập]].

Gần đây một số trường đại học tư thục [shiritsu/ tư lập] cũng dùng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển nhưng không bắt buộc. Số môn thi của kỳ thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi. Thí dụ nếu thi vào trường đại học công lập thì bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn và chọn 2 môn thuộc khối xã hội [Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử thế giới, Chính trị-kinh tế…] hoặc hai môn thuộc khối tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Đại chất…]. Riêng môn toán cũng phân ra thành Toán 1, Toán 2 tùy theo thi vào khối xã hội hay khối tự nhiên.

Làm thế nào để thi vào đại học Nhật Bản dạng tự túc ?

Để được chấp thuận vào học bậc đại học tại một trường nào đó của Nhật Bản, du học sinh phải thi đỗ một kỳ thi mà trường đại học chỉ định. Để biết thông tin cụ thể về kỳ thi đại học, du học sinh có thể tham khảo trang web của Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản [JASSO] hoặc trao đổi trực tiếp với trường đại học. Tuy nhiên, dưới đây là hai kỳ thi mà phần lớn các trường đại học yêu cầu du học sinh dự thi.

[1] Kỳ thi Đại học khi du học Nhật Bản [EJU] Kỳ thi Đại học khi Du học Nhật Bản là một kỳ thi chung mới được áp dụng ở Nhật Bản và một số nước từ năm 2002, nhằm đánh năng lực Nhật ngữ và kiến thức cơ bản của những học sinh nước ngoài có nguyện vọng vào học bậc đại học, dạng tự túc ở các trường đại học Nhật Bản. - Thời gian tổ chức kỳ thi: một năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 11 - Địa điểm tổ chức thi: trong nước Nhật và 10 thành phố ở các nước Châu Á trong đó có Hà Nội và TP.HCM. - Môn thi: tiếng Nhật, Toán, Khoa học Tự nhiên [hai trong ba môn lý, hoá, sinh], khoa học xã hội. Trường đại học nơi thí sinh muốn du học sẽ chỉ định thí sinh phải dự thi môn nào

Những thí sinh đang ở nước ngoài không phải sang Nhật để dự kỳ thi nhập học vào trường, mà chỉ cần dự thi ở nước mình sau đó thông báo kết quả cho trường đại học mình muốn dự tuyển. Trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học phổ thông của thí sinh để xét đỗ trượt, rồi gửi giấy phép nhập học cho thí sinh. Hiện nay, phần lớn các trường đại học Nhật Bản sử dụng Kỳ thi Du học Nhật Bản được tổ chức trong nước Nhật như một kỳ thi đầu vào cho du học sinh nước ngoài, nhưng mới chỉ có hơn 40 trường đại học Nhật Bản sử dụng Kỳ thi Du học được tổ chức ở nước ngoài.

[2] Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ Đây là kỳ thi nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật của những người học tiếng Nhật. Kỳ thi này có 4 cấp độ [theo thứ tự từ khó đến dễ: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4], được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 12 hàng năm tại Nhật Bản và rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Hà Nội và TP.HCM.

Nếu các bạn còn thắc mắc gì về kỳ thi Đại học ở Nhật Bản , các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí hoặc để lại số điện thoại dưới bài viết Công ty du học sẽ tư vấn cho bạn

[VOV2] - Phụ huynh, học sinh 2K9, lứa cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở nhiều địa phương, đặc biệt Hà Nội đang lo lắng bởi chưa chốt số môn thi vào 10. Các địa phương sẽ có những thay đổi gì trong số môn thi?

Tính đến giữa tháng 12/2023, đã có một số địa phương công bố phương án thi vào lớp 10 THPT như Hưng Yên, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và đều chọn 3 môn thi là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Những lớp học ôn kéo dài từ sáng đến đêm phục vụ cho kì thi vào 10 của học sinh lớp 9 ở Hà Nội.

Nhiều địa phương chọn 3 môn thi vào lớp 10 THPT

Hưng Yên thuộc nhóm các địa phương công bố sớm nhất phương án tuyển sinh vào 10 với 3 môn Văn-Toán- Ngoại Ngữ thay vì 5 môn như trước và sẽ diễn ra từ ngày 3 - 5/6/2024. Ông Phan Xuân Quyết, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết so với năm học 2023 - 2024, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024 - 2025 của tỉnh có sự điều chỉnh, giảm 2 môn: một môn Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hoá học hoặc Sinh học], một môn Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý hoặc Giáo dục công dân].

Những thay đổi về môn thi so với những năm học trước theo ông Quyết thuận theo xu hướng chung của các tình, thành trên cả nước và cũng không khiến học sinh thiệt thòi khi bắt phải thi môn không thuộc tổ hợp lựa chọn các em theo học khi tiếp tục lên học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 bậc THPT.

Ông Quyết cho biết Kỳ thi vào 10 từ năm tới [2025], dành cho lứa học sinh lớp 9 đầu tiên học chương trình phổ thông mới 2018 dự kiến sẽ không có thay đổi gì bởi để xây dựng ngân hàng đề cũng như phân chia các nhóm thi theo nhu cầu sẽ rất khó khăn, tốn kém và chưa thể làm ngay.

Tỉnh Thanh Hóa chưa "chốt" phương án thi vào 10. Tuy nhiên, ông Tạ Hồng Lựu, Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết học sinh của tỉnh thi vào 10 bằng 3 môn Văn-Toán-Ngoại ngữ trong nhiều năm liền. Mùa tuyển sinh năm ngoái dự kiến đưa môn thi thứ 4 vào nhưng đến phút chót lại tạm dừng. Đến năm nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa họp bàn để đưa ra quyết định về số môn. Việc công bố theo ông Lựu sẽ chỉ thực hiện trước kỳ thi 2 tháng vẫn bởi lý do học sinh vẫn phải tiếp tục học đều các môn, công bố sớm chỉ khiến tình trạng học lệch xảy ra trên diện rộng.

Học sinh Hà Nội tiếp tục “chờ đợi”

Kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội vốn áp lực cạnh tranh cao, đặc biệt khu vực nội thành. Thời điểm này, dù các trường THCS ở Hà Nội chưa công bố số môn thi nhưng học sinh, phụ huynh đầy áp lực với lịch học chính, học tăng cường, học thêm kín mít. “Kín mít”; “căng thẳng”; “thiếu ngủ”…là những chia sẻ của những người làm cha làm mẹ với những học sinh đang ở độ tuổi 15.

Chị Thanh Loan, nhà ở quận Đống Đa có con lớn năm nay sẽ tham gia vào kì thi tuyển sinh vào 10 cho biết tất cả các thành viên đều bị cuốn vào áp lực hoàn thành kì thi mà theo chị là “vô cùng khắc nghiệt” này. Từ những năm trước, người mẹ này đã tham gia các diễn đàn, hiểu tường tận quy trình, phương thức, số lượng tuyển sinh của từng khu vực với mục tiêu chọn được trường công lập phù hợp năng lực của con trai. Nhưng qua lượng thí sinh, tỉ lệ chọi và đặc biệt điểm tuyển sinh trung bình 8 điểm/môn mới hi vọng “có cửa” bước vào THPT công lập thì chị Loan càng thêm lo lắng, áp lực.

Việc chờ ngành giáo dục Thủ đô công bố số môn thi vào 10 đến tận sau Tết âm lịch theo chị Loan sẽ thêm áp lực chờ đợi, các con cũng trong tâm trạng thấp thỏm. Và quan trọng hơn cả, việc công bố môn thi thứ 4 nếu có ở thời điểm cách kì thi chưa đến 3 tháng khiến học sinh phải học thêm môn, tăng thêm lớp học ngoài giờ và nhiều khi theo kiểu nhồi nhét.

“Như kinh nghiệm từ đồng nghiệp ở cơ quan có con thi vào 10 những năm trước, các sĩ tử chỉ được ngủ vài tiếng mỗi đêm. Giờ thêm môn, liệu các con sẽ còn được ngủ bao lâu mỗi ngày?”, người mẹ buông câu hỏi trong tiếng thở dài.

Anh Phạm Toàn ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng có con chuẩn bị thi vào 10 cho biết nhiều phụ huynh ở lớp tự động viên nhau cố gắng để con em bỏ một năm chỉ để ôn thi, gác lại toàn bộ các hoạt động khác như thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, với cá nhân anh Toàn, cùng việc sớm công bố số môn thi, ngành giáo dục Thủ đô nên tính phương án để học sinh 14,15 tuổi, giai đoạn dậy thì được phát triển đồng bộ thể lực, trí lực cũng như kỹ năng sống.

Tham gia các diễn đàn giáo dục trên mạng xã hội và đóng góp nhiều ý kiến với mong muốn cải cách giáo dục theo hướng giảm tải áp lực, tăng cường kĩ năng cho học sinh, anh Trần Đức Giang, một phụ huynh Hà Nội cho biết quan điểm nên công bố sớm số môn cho kì thi vào 10 bởi lí do dù số môn tăng hay giảm, vẫn chỉ ngấp nghé 60% học sinh tốt nghiệp THCS Thủ đô có cơ hội tiếp tục vào các trường THPT công lập. Tăng số môn không có giá trị cho việc phân loại, ngược lại chỉ tăng áp lực lên học sinh, thầy cô và gia đình các em.

Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh lớp 10 công lập được giao cho các địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tam mưu, trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt số môn, hình thức thi hoặc xét tuyển. Với những địa phương chịu sức ép lớn về dân số như Hà Nội, việc tăng số môn thi theo các phụ huynh sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực thi cử vốn đã rất nặng nề bởi mấu chốt nằm ở tình trạng thiếu trường công lập trầm trọng khu vực nội thành, nơi tập trung dày đặc dân cư.

Học sinh phổ thông cần được cân đối phát triển toàn diện trí lực, thể lực.

Thi 3 môn là lựa chọn phù hợp nhất?

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng [Hà Nội] cho rằng việc tuyển sinh vào THPT ở các địa phương có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức gồm thi tuyển, xét tuyển, hay kết hợp cả xét tuyển và thi tuyển. Việc sử dụng hình thức thi tuyển thường được sử dụng trong trường hợp số lượng học sinh quá đông, trường THPT công lập không đáp ứng hết nhu cầu hoặc cần phải thực hiện phân luồng cứng.

“Không phải thi môn nào” theo thầy Tùng sẽ là lý tưởng nhất khi trường học đủ đáp ứng nhu cầu, việc phân luồng trở thành tự nguyện của học sinh và gia đình các em. Trong bối cảnh nhiều địa phương chưa thực hiện được điều này, phương án thi 3 môn Toán- Văn- Ngoại ngữ đáng xem như lựa chọn phù hợp nhất.

“Bởi vì thứ nhất, đây là những môn nền tảng và là những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới khi các em lên học bậc THPT và cũng đủ để có thể tạo ra tiêu chí sàng lọc các em”, thầy Tùng phân tích.

Thầy giáo, chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.

Từ mùa tuyển sinh năm 2025, bắt đầu lứa học sinh THCS học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, thầy Tùng dự đoán sẽ có 2 sự thay đổi chính. Thứ nhất về phương án, cũng có thể thi tuyển, xét tuyển hoặc có thể kết hợp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Bên cạnh đó, thay đổi rất rõ rệt về đề thi, tập trung vào đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh.

Tuy nhiên, thầy Tùng đặt ra những kỳ vọng về kỳ thi tuyển sinh vào 10 với lứa học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Thứ nhất việc phân luồng sau trung học cơ sở sẽ được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Làm tốt phân luồng sẽ giảm áp lực đáng kể cho kì thi vào 10 đã và đang bị đánh giá “khó hơn vào đại học” ở nhiều địa phương.

Thầy Tùng cũng mong muốn tiếp tục xây thêm nhiều trường học, có chính sách hỗ trợ xây dựng các trường ngoài công lập nhằm tạo một khối giáo dục phổ thông đa dạng trong lựa chọn cũng như tổ chức dạy học đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.

Việc giảm áp lực kì thi thầy Tùng cho rằng một phần do các thông tin thay đổi quá nhiều và quá nhanh. “Tôi mong muốn các thông tin được cung cấp đầy đủ, kịp thời và khi đã xây dựng được phương án phù hợp rồi thì chúng ta sẽ giữ ổn định trong một thời gian để không gây xáo trộn trong xã hội”, thầy Tùng chia sẻ việc ổn định thông tin cũng được xem như một cách giảm áp lực cho phụ huynh và học sinh.

Thứ tư, ngành giáo dục cần phải xây dựng một ngân hàng hoặc phương án đề thi để đáp ứng được việc đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh đúng theo tiêu chí của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Và trên hết, ở thời điểm bước ngoặt quan trọng như kỳ thi vào 10 với nhiều học sinh, thầy Tùng bằng kinh nghiệm cá nhân cho rằng các gia đình cần phối hợp với nhà trường, thầy cô cũng đánh giá đúng năng lực của con để có định hướng phù hợp với con em mình. Lựa chọn phù hợp được xem như yếu tố quan trọng nhất cho thành công của quá trình dạy học.

Chủ Đề