Nhiệm vụ nhóm thư ký tự đánh giá

Về định nghĩa tự đánh giá được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT như sau:

Tự đánh giá là quá trình trường tiểu học dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.

Tiếp đến về các bước để tiến hành tự đánh giá của trường tiểu học được quy định tại Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT bao gồm 07 bước sau đây:

Quy trình tự đánh giá
Quy trình tự đánh giá của trường tiểu học gồm các bước sau:
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Để biết thêm chi tiết về quy trình tự đánh giá này, xem hướng dẫn tại Mục I Phần I Công văn 5932/BGDĐT-QLCL năm 2018.

Trường tiểu học [Hình từ Internet]

Hội đồng tự đánh giá trường tiểu học phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? Và thành phần của Hội đồng gồm những ai?

Tại Điều 24 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng tự đánh giá của trường tiểu học như sau:

Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng có ít nhất 07 [bảy] thành viên.
2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá:
a] Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;
b] Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;
c] Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc trưởng các bộ phận khác [nếu có] hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;
d] Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường [Hội đồng quản trị đối với trường tư thục]; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

Như vậy chiếu với quy định trên thì Hội đồng tự đánh giá của trường tiểu học bao gồm có ít nhất 07 thành viên.

Thành phần của Hội đồng tự đánh giá gồm có:

[1] Chủ tịch Hội đồng là hiệu trưởng;

[2] Phó chủ tịch Hội đồng là phó hiệu trưởng;

[3] Thư ký Hội đồng;

[4] Các ủy viên Hội đồng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá trường tiểu học là gì?

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, căn cứ tại Điều 25 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT:

* Nhiệm vụ của Hội đồng tự đánh giá

- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai tự đánh giá.

Chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;

- Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

* Quyền hạn của Hội đồng tự đánh giá

- Tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

- Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường;

- Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Như Lan [lan****@gmail.com]

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại ' title="vbclick['25261', '176988'];" target='_blank'> như sau:

1. Hội đồng tự đánh giá có chức năng triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng [giám đốc] biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của cơ sở giáo dục.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá

  1. Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của cơ sở giáo dục;
  1. Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
  1. Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền;
  1. Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

3. Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng [giám đốc] thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá.

Trên đây là quy định về Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT.

Chủ Đề