Nhịp tim thai be trai và be gái

Trong tuần này, hãy tìm hiểu kỹ năng sống sót mà con bạn có thể làm ngay bây giờ trong bụng bạn. Trong tuần thai thứ 13 này, bé đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Cùng iMediCare tìm hi...

Đọc tiếp

Khám thai là việc làm cần thiết giúp mẹ biết được tình trạng phát triển thai nhi, để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của cả bé và mẹ. Vì vậy, mẹ đừng quên những mốc siêu âm thai quan trọng này nhé...

Đọc tiếp

Khi biết mình có bé, với những người đầu tiên làm mẹ, hẳn bạn sẽ khá băn khoăn và lo lắng không biết mình nên đi khám thai khi nào? Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Có rất nhiều câu hỏi mà nhiều ...

Đọc tiếp

Tim thai chậm là hiện tượng tim đập yếu hơn so với thông thường, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc dị tật tim bẩm sinh khi sinh, mẹ nên siêu âm, khám và điều trị nếu có dấu hiệu tim thai chậm. ...

Đọc tiếp

Nhịp đập tim thai thể hiện sự sống của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp tim thai có rồi lại mất và điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Vậy tim thai có rồi lại mất nguyên nh...

Đọc tiếp

Chưa thấy tim thai ở tuần thứ 8 khiến nhiều mẹ mang thai lần đầu dễ lo lắng thái quá về phát triển của thai nhi. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất cho mẹ về tim thai của bé. Dự đoán giới...

Đọc tiếp

Tư thế nằm của thai nhi là yếu tố quyết định rất lớn đến việc mẹ bầu đẻ thường hay đẻ mổ. Khi mang thai, tư thế năm ngủ cũng rất quan trọng, nó giúp bà bầu ngủ ngon, lợi cho sức khỏe cho cả mẹ và thai...

Đọc tiếp

Bạn đang có bầu, bạn đang phân vân với câu hỏi nhịp tim bình thường của bà bầu là bao nhiêu? Với một phụ nữ bình thường, nhịp tim của bạn sẽ đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Tuy nhiên, khi mang đến...

Đọc tiếp

Dự đoán giới tính thai nhi thông qua nhịp tim thai theo kinh nghiệm dân gian: nhịp tim nhanh trên 140 sinh con gái, tim thai đập đều, chậm mang thai con trai chỉ là dự đoán, chưa được khoa học chứng m...

Đọc tiếp

Bạn đang háo hức có em bé hay chuẩn bị mang thai thì hãy trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh tim mạch cho thai nhi một cách sẵn sàng và đầy đủ nhất. Chắc hẳn mẹ bầu bầu nào cũng khó tránh khỏ...

Đọc tiếp

Những mẹ bầu được chẩn đoán tim thai yếu luôn thắc mắc tim thai yếu nên ăn gì? Lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tránh được những đồ ăn có hại sẽ giúp cải thiện tình trạng tim thai yế...

Đọc tiếp

Thai nhi 12 tuần là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Các chứng buồn nôn và mệt mỏi của mẹ bầu hầu như đã hoặc đang bắt đầu hết, bụng thì vẫn chưa quá lớn. Thời điể...

Đọc tiếp

Nhịp tim thai là một trong những yếu tố giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy khi nào mẹ nghe được tim thai, nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu và có dự đoán được giới tính thông qua nhịp tim thai… Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cần thiết.

Tim của thai nhi được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của kỳ thai. Khi đó, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim thai lúc này đã co bóp tốt và đập như quả tim người thực thụ.

Đến tuần thứ 7, tim thai nhi lớn bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Nhịp đập khoảng 90–110 nhịp/phút và tăng lên mỗi ngày. Vào khoảng tuần thứ 9, nhịp tim thai đạt đỉnh điểm, từ 140–170 nhịp/ phút ở cả bé trai lẫn bé gái.

Vào tuần 11- 12 của thai kỳ, tim thai nhi gần như hoàn thiện. Bước sang tuần 16, tim thai có thể bơm 24 lít máu/ngày. Lượng máu tim co bóp cũng sẽ tăng lên cùng sự phát triển của thai nhi đồng thời tim cũng hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, chức năng, tăng khối lượng, kích thước.

Nhịp tim thai bình thường đập từ 120 – 160 nhịp /phút.

Vào khoảng tuần thứ 9, nhịp tim thai đạt đỉnh điểm, từ 140–170 nhịp/ phút ở cả bé trai lẫn bé gái

Từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể nghe được tim thai của bé. Tuy nhiên, một số thai nhi khoảng tuần 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thứ 20, mẹ có thể nghe nhịp tim thai của bé bằng tai thường bình mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Đo nhịp tim thai nhi để xác định nhịp tim bình thường, nhanh hay chậm sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được mọi thay đổi liên quan tim khi có bất trắc xảy ra. Đồng thời nó cũng thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, những nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó, các bác sĩ đưa ra tư vấn về biện pháp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Nhịp tim bình thường

Vào tuần 16, nhịp tim thai trung bình là 120 – 160 lần/phút và có thể tăng lên 180 lần/ phút khi em bé cử động nhiều. Theo các chuyên gia sản khoa thì giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai nhi tốt nhất khi đạt từ 110 – 160 nhịp/phút.

Mẹ bầu cần lưu ý, nhịp tim thai nhi cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi cử động nhiều đều có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim.

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh sinh lý thường xuất hiện khi mẹ chuyển dạ. Lúc này em bé cần nhiều oxy hơn, tim thai có bóp và đập nhiều hơn dẫn đến nhịp tim thai nhi tăng ít nhất 15 nhịp/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây. Chính vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim của thai nhi tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ thì mẹ cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của suy tim, cần can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé. Hầu hết các bác sĩ thường tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các cách sau:

– Lắc nhẹ nhàng bụng mẹ.

– Đưa ngón tay qua phần cổ tử cung, ấn lên đầu thai, đối với thai ngôi thuận.

– Tạo những âm thanh động ngắn

Nếu tốc độ nhịp tim tăng nhanh trở lại khi áp dụng các cách trên thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.

Đo nhịp tim thai giúp mẹ bầu theo dõi được tình trạng sức khỏe của thai nhi

Nhịp tim chậm

Nhịp tim thai nhi chậm nguy hiểm hơn cả nhịp tim nhanh, bởi có thể là dấu hiệu báo hiệu các bất thường nguy hiểm ở thai nhi. Trong tuần thai thứ 6-8, khi đã có tim thai và nhịp tim nhưng tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên đến 90%. Đối với thai nhi đã ổn định tim hoàn thiện, nếu tim thai dưới đập dưới 120 lần/phút được xem là nhịp tim chậm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Khi phát hiện ra tim thai đập chậm đi, mẹ cần phải biết mình đang ở trong trường hợp nguy hiểm và đến bệnh viện để có sự can thiệp của bác sĩ ngay.

Việc chú ý nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi là đặc biệt quan trọng, mẹ mới mang thai lần đầu nên đặc biệt cẩn thận theo dõi để có thai kỳ và thai nhi khoẻ mạnh. Tốt nhất là đi khám thai đúng định kỳ để bác sĩ có chẩn đoán chính xác.

Nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau rằng nhịp tim trên 140 nhịp/ phút thì mang bầu con gái, dưới 140 nhịp/phút sẽ là bé trai. Tuy nhiên, trên thực tế giới tính thai nhi hoàn toàn không liên quan tới nhịp tim của bé.

Theo các nghiên cứu, trong 3 tháng đầu bé trai có nhịp tim trung bình khoảng 154,9 bpm – sai số tới 22,8 bpm, trong khi em bé gái có nhịp tim trung bình là 151,7 bpm và sai số là 22,7 bpm. Như vậy có nghĩa, dự đoán giới tính thai nhi không thể dựa vào nhịp tim mà phải sử dụng các phương pháp như:

Siêu âm thai: Giúp mẹ biết được giới tính thai nhi, chẩn đoán sớm những bất thường như thai ngoài tử cung, các dị tật nếu có…

– Sinh thiết nhau thai: Cho biết chính xác về giới tính thai nhi, giúp phát hiện sớm những dị tật bất thường trên nhiễm sắc thể [NST] của bé.

– Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện NST Y hoặc sự vắng mặt của NST này từ đó giúp xác định giới tính của bé.

Nhịp tim thai không giúp xác định giới tính của thai nhi

Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh tình trạng sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để kiểm tra nhịp tim của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối để có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Thêm vào đó, trong giai đoạn này thai phụ cần chú ý:

– Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời

– Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh để sinh non, suy thai, thai chết lưu.

– Theo dõi lượng nước ối liên tục.

– Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.

– Các thai phụ bị nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.

– Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để kịp thời đến viện

Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên an toàn hơn. Thai phụ sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia sản khoa hàng đầu, được lưu viện trong hệ thống phòng ốc hiện đại và sang trọng đạt tiêu chuẩn 5*.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề