Nhờ thu trơn kèm chứng từ là gì

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán [nhà xuất khẩu] sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua [nhà nhập khẩu] để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 

Để phương thức thanh toán này được sử dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, phòng thương mại quốc tế [International Chamber of Commerce – ICC] đã ban hành văn bản “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” [Uniform Rules for Collection – URC] được phát hành lần đầu vào năm 1956. Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý – nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc. Tuy nhiên khi đã có sự thống nhất của hai bên mua bán, thì phải dẫn chiếu các điều khoản của URC và phải tuân thủ các điều khoản đó.

2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu

- Người uỷ nhiệm thu [Principal]: là người xuất khẩu, người hưởng lợi. Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

Người trả tiền [Drawee]: là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu. 

Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank [hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu]: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. 

Ngân hàng thu hộ [Collecting Bank]: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền. 

Ngân hàng xuất trình [presenting Bank] 

o Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình. 

o Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ, thì có thể chuyển Nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình, và chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng thu hộ.

3. Các loại thanh toán nhờ thu 

Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:

- Nhờ thu trả ngay [D/P]: Phương thức này quy định người mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ. 

- Nhờ thu trả chậm [D/A]: Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu [ngân hàng người nhập khẩu] cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.

Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu và Yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu

- Nhờ thu kèm chứng từ: Bộ chứng từ nhờ thu ngoài Hối phiếu, yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải thanh toán [D/P] hoặc ký chấp nhận hối phiếu [D/A].

4. Quy trình thanh toán nhờ thu

a] Nhờ thu trơn [Clean Collection]

Nhờ thu trơn [ủy thác thu không kèm chứng từ] là phương thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người mua, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng.

Quy trình thanh toán nhờ thu trơn: 

Giải thích quy trình:

 [1] Hai bên ký kết hợp đồng thương mại. 

[2] Người bán chuyển giao hàng hóa, cùng chứng từ hàng hóa cho người mua. 

[3] Người bán lập hối phiếu và ủy nhiệm cho ngân hàng nhờ thu tiền từ người mua. 

[4] Ngân hàng nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và hối phiếu tới ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình để thu tiền từ người mua. 

[5] Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu tới người mua để chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay hối phiếu nhờ thu. 

[6] Người mua/nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu. 

[7] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận lại cho ngân hàng nhờ thu. 

[8] Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản cho người bán hoặc đưa lại cho ngưới bán hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp nhận thanh toán của phía người mua.

b] Nhờ thu kèm chứng từ [Documentary Collection]

Phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu [chứng từ gửi hàng và hối phiếu] và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.

Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:


Giải thích quy trình:

[1] Hai bên người mua và người bán tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 

[2] Người bán gửi hàng cho người mua. 

[3] Người bán điền đơn yêu cầu Nhờ Thu kèm chứng [mẫu của ngân hàng] gửi cùng chứng từ tài chính và chứng từ thương mại ủy nhiệm cho ngân hàng nhờ thu để thu tiền hàng từ người mua. 

[4] Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình. 

[5] Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình chứng từ cho người mua/nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 

[6] Người mua thanh toán, ký chấp nhận thanh toán, hoặc ký phát kỳ phiếu/giấy nhận nợ. 

[7] Ngân hàng thu hộ trao chứng từ thương mại cho người mua để người mua đi nhận hàng. 

[8] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền thu được cho ngân hàng nhờ thu. 

[9] Ngân hàng nhờ thu ghi có tài khoản có người bán, hoặc trao trả cho người bán chứng từ tài chính đã được ký chấp nhận thanh toán, hoặc các chứng từ tài chính khác do người mua ký phát.

5. Một số lưu ý với phương thức thanh toán nhờ thu

So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người XK khống chế chứng từ hàng hóa, người NK có trả tiền hay chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người XK vẫn chưa chắc chắn vì:

Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – Documents against payment [D/P]: tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hoá sau khi giao hàng nhưng nếu người NK không nhận hàng và không trả tiền, người XK phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.

Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – Documents against acceptance [D/A]: Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận, việc thu tiền lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc thiện chí của người NK.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người NK trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

Để được tư vấn về các phương thức thanh toán cũng như thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với Nitoda sớm nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN NITODA

Địa chỉ: 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0978222650

Email: 

Website: //www.nitoda.com

Skip to content

Ngoài phương thức thanh toán khá phổ biến hiện nay như thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C hay thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tính đến phương thức thanh toán nhờ thu. Vậy Phương thức nhờ thu là gì? quy trình thanh toán nhờ thu như thế nào và có những loại thanh toán nhờ thu nào?

Phương thức thanh toán nhờ thu là gì?

Là việc ngân hàng thay mặt Nhà xuất khẩu [Người ủy nhiệm] thu hộ một khoản tiền từ Nhà nhập khẩu [Người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu] trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng.

Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiến hành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số 522 của Phòng Thương mại quốc tế.

Chứng từ nhờ thu

Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và / hoặc chứng từ thương mại.+ Chứng từ tài chính – financial documents là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.+ Chứng từ thương mại – commercial documents là hoá đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.Các loại nhờ thuCăn cứ vào chứng từ gửi nhờ thu, phương thức nhờ thu bao gồm hai loại:+ Nhờ thu trơn – clean collection là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại.+ Nhờ thu chứng từ – documentary collection là nhờ thu:– Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại– Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.Trong thanh toán ngoại thương, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biến hơn.Các bên tham gia nghiệp vụ nhờ thu– Người XK – người ủy thác thu: Principal– Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng được ủy thác thu: Remitting bank– Ngân hàng thu hộ – có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ: Collecting bank

– Người trả tiền – người NK hoặc một ngân hàng do người NK chỉ định: Drawee

Quy trình nhờ thu

[1] Người bán[XK] giao hàng cho người mua[NK]

[2] Người bán lập BCT thanh toán chuyển cho Ngân hàng bên bán và nhờ ngân hàng thu hộ

[3] Ngân hàng bên bán chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ ở người mua

[4] Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền để nhận chứng từ

[5] Người mua trả tiền cho ngân hàng bên mua và nhận chứng từ.

[6] Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán

[7] Ngân hàng bên bán chuyển tiền cho người bán

Các hình thức nhờ thu

Nhờ thu trơn

1- Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK.2- Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.3- Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ.4- Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền.5- Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.6- Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.7-Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người XK.

Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: người XK và người NK do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau, vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa các ngân hàng.


Nhờ thu chứng từ

1- Người XK giao hàng cho người NK.2- Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài.3- Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ.4- Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu5- Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng.6-Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển [nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ khi đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền].

7-Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người XK.

So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người XK khống chế chứng từ hàng hóa, người NK có trả tiền hay chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người XK vẫn chưa chắc chắn vì :Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – Documents against payment [D/P] : tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hoá sau khi giao hàng nhưng nếu người NK không nhận hàng và không trả tiền, người XK phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – Documents against acceptance [D/A] : Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận , việc thu tiền lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc thiện chí của người NK.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người NK trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề