Những cổ phiếu top đầu ở việt nam

[ĐTCK] Dù điểm số thị trường tăng khá tích cực, nhưng thanh khoản chưa có sự ủng hộ đã khiến nhiều nhà đầu tư giao dịch tương đối thận trọng. Dòng tiền theo đó không tập trung vào nhóm ngành cụ thể, mà tương đối phân tán và chủ yếu là những động thái thăm dò.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 17,89 điểm, [+1,6%], lên 1.138,07 điểm. Giá trị giao dịch trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 15.524 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với tuần trước, khối lượng đạt hơn 733,56 triệu đơn vị, giảm gần 10%.

Chỉ số HNX-Index giảm 1,5 điểm [-0,66%], xuống 225,82 điểm. Thanh khoản trên sàn đạt tổng cộng hơn 8.061 đồng, giảm nhẹ hơn 2% so với tuần trước.

Tuần qua, thị trường đón nhận những thông tin quan trọng như PMI tháng 6 chỉ ở 46,2 điểm, nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp. Điều này cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục suy giảm.

Bên cạnh đó, Chính phủ vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5% trong năm nay và Thủ tướng nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: Tăng cung tiền [M2], tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Về diễn biến các nhóm cổ phiếu, tuần qua nổi lên phiên ngày thứ Năm với cổ phiếu VND khớp lệnh kỷ lục gần 106 triệu đơn vị, sau khi có những thông tin mới về trái phiếu của CTCP Năng lượng Tái tạo Trung Nam, thành viên thuộc Trung nam Group [có liên quan nhiều đến VND], đã dời ngày thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu TRECB2223001 từ ngày 30/6 sang 4/8/2023.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng phân hóa, với SHB [+8%] trước thông tin bán vốn và chia cổ tức, NAB [+7,98%], LPB [+6,27%], VCB [+5%] và SSB [+5,9%] nhờ dự báo cùng SHB sẽ vào rổ VN30 trong kỳ cơ cấu tới. Trong khi đó, áp lực điều chỉnh đến từ NVB [-8,5%], EIB [-4,71%], TCB [-2,47%], ACB [-1,59%]...

Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ cũng chia đôi ngả, với CEO [-6,72%], L14 [-6,27%], NLG [-3,18%], NVL [-2,36%], và ở chiều ngược lại có những cái tên duy trì sức mua khá như ITC [+6,25%], NHA [+5,65%], LGL [+4,91%], TDC [+3,53%]....

Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su lại có diễn biến tích cực hơn như DTD [+13,13%], PHR [+9,91%], GVR [+9,54%], D2D [+8,58%], SZC [+7,55%]...

Bên cạnh đó, phiên cuối tuần tăng tốc cũng đã giúp các cổ phiếu bán lẻ có tuần khởi sắc với DGW [+10,58%], PET [+6,73%], FRT [+5,03%], MWG [+5,08%].

Trên sàn HOSE, tuần này cả lực cung giá thấp và lực cầu giá cao đều không xuất hiện quá nhiều, nhà đầu tư chùn tay, trong bối cảnh thị trường “giật cục” và thanh khoản cũng trồi sụt, với khối lượng giao dịch có đến 4/5 phiên nằm dưới mức trung bình 20 ngày, khiến sự thận trọng dâng cao.

Một số cổ phiếu đáng chú ý là tại nhóm nông nghiệp, thủy sản như DBC, VHC, LAF, với mức tăng trên dưới 14%.

Ở chiều ngược lại, đa phần các mã giảm cũng không mất điểm quá sâu. Ngoại trừ hai cổ phiếu TTB và IBC khi vẫn chịu áp lực từ câu chuyện riêng. Với TTB có tuần thứ hai liên tiếp thuộc nhóm giảm sâu nhất sàn khi nhận quyết định chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 07/7/2023.

Trong khi cổ phiếu IBC chịu tác động từ việc cổ đông lớn – CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup bị bán giải thấp giải chấp hơn 9,26 triệu cổ phiếu IBC từ ngày 22/6 đến 05/7.

Trên sàn HNX, cổ phiếu NTP có tuần tăng khá tốt với 4/5 phiên đóng cửa ở giá xanh, đi kèm thanh khoản khá, có phiên khớp tới hơn 2,28 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, hai trong ba cổ phiếu họ APEC là IDJ và APS tiếp tục bị bán mạnh, do hiệu ứng từ việc cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" và bắt tạm giam một số cá nhân là lãnh đạo chủ chốt. Cổ phiếu còn lại là API nhận lực cầu bắt đáy và chỉ giảm hơn 6% trong tuần qua.

Trên UpCoM, các cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tuần này đều giao dịch thưa thớt, không có diễn biến mới nào đáng kể.

Trong khi đó, cổ phiếu XDC đã chững lại sau đà tăng không biết mệt mỏi thời gian trước đó, với tuần này không có giao dịch, giá cổ phiếu vẫn đang đứng tại 999.900 đồng.

Khi các thông tin liên quan đến các chính sách đầu tư công được đẩy mạnh trong năm 2023, các nhà đầu tư kỳ vọng những nhóm ngành như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp sẽ đạt kết quả kinh doanh tích cực. Do đó, cổ phiếu đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023, với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% [khoảng 140.000 tỷ đồng] so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 [năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025].

Đặc biệt, trong năm 2023, Quốc hội cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023. Ảnh minh họa

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có văn bản yêu cầu một số địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có tổng chiều dài gần 724km, rút ngắn 50% thời gian chuẩn bị đầu tư dự án so với trước đây, kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án và chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.

Hạ tầng khu bay dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được khởi công đồng bộ trong tháng 12/2022. Bên cạnh đó, các dự án cao tốc giai đoạn 1 tiếp tục được hoàn thành.

Cũng trong năm 2023, Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt về chính sách đầu tư công.

Cụ thể, ngày 14/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 235/QĐ-TTg thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công tại các bộ, ngành và địa phương. Các tổ công tác đã quyết liệt kiểm tra, đôn đốc, tìm giải pháp tháo gỡ ngay các khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Ngày 23/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư công thực hiện quý II/2023 ước đạt hơn 140.000 tỷ, gần bằng 20% kế hoạch năm, tăng gần 53% so với quý I và tăng gần 22% cùng kỳ năm trước [quý I/2023 đạt 13% kế hoạch năm]. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, vốn từ ngân sách Nhà nước ước đạt trên 232.000 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch năm và tăng hơn 20% cùng kỳ năm trước.

Với hàng loạt các động thái trên, cổ phiếu nhóm ngành đầu tư công được nhận định là rất tiềm năng và đáng đầu tư trong năm 2023.

Những mã cổ phiếu đầu tư công tiềm năng nhất năm 2023

Với việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhiều cổ phiếu nhóm ngành này được nhà đầu tư kỳ vọng rất lớn. Dưới đây là một số cổ phiếu đầu tư công được đánh giá tiềm năng nhất năm 2023.

Cổ phiếu KSB của Công ty Cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương

KSB đang sở hữu các mỏ đá nằm gần dự án cao tốc như [Phước Vĩnh, Tân Mỹ thuộc Bình Dương; Thiện Tân 7 thuộc Đồng Nai; Gò Trường thuộc Thanh Hoá. Chất lượng các mỏ đá của KSB được đánh giá khá tốt và thuận lợi để phát triển kinh doanh.

Bên cạnh đó, KSB đang có kế hoạch gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hoà [cổ phiếu VLB; doanh nghiệp sở hữu nhiều mỏ đá có trữ lượng lớn và tốt nhất tại khu vực Đông Nam bộ].

Ngoài ra, KSB đang mở rộng khu công nghiệp từ 340ha lên hơn 500ha. Doanh nghiệp này cũng đang xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp mới tại Đồng Nai và Bình Dương.

Nhà đầu tư kỳ vọng trong thời gian tới, sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản công nghiệp sẽ là hai mảng chủ chốt của KSB.

Cổ phiếu VLB của Công ty CP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa

Hiện nay, VLB đang sở hữu hơn 3,37 triệu m2 đất các loại. Trong đó có mỏ đá Tân Cang 1, mỏ đá Thạch Phú 1, mỏ đá Thiện Tân 2, mỏ đá Soklu 2, mỏ đá Soklu 5.

Trong năm 2023, khi một số công trình giao thông trọng điểm khu vực miền Đông và Tây Nam bộ được triển khai [các tuyến cao tốc, cùng các tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, nhà ga sân bay…] thì nhu cầu đá xây dựng rất lớn. Đây là cơ hội để VLB đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu.

Với tầm nhìn đến năm 2030 của sân bay Long Thành, VLB với các mỏ đá có thời gian khai thác dài sẽ là lợi thế rất lớn. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối với sân bay cùng khu vực thành phố hai bên cũng là một điểm đáng chú ý.

Cổ phiếu HHV của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả

HHV là công ty đang quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, sửa chữa các công trình giao thông, dân dụng, kết hợp sản xuất và kinh doanh nhũ tương, nhựa đường.

HHV có nhiều cơ hội để trúng gói thầu quy mô lớn tại cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2. HHV có năng lực thi công trong các dự án khó như hầm chui, hầm xuyên núi, đường cao tốc. Ngoài ra mảng BOT được dự đoán sẽ tăng trưởng trong năm nay nhờ dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, trong dài hạn có dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cổ phiếu VCG của Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam

VCG là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, đã giành thêm 2 gói thầu lớn trong giai đoạn 2, tổng giá trị hợp đồng lên đến 11.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu VCG được hưởng lợi từ chính sách đầu tư công

Cổ phiếu PLC của Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex

PLC hưởng lợi ở giai đoạn rải nhựa đường cho cao tốc Bắc Nam. Bên cạnh đó, PLC rất có lợi thế cạnh tranh khi sở hữu một hệ thống nhà kho lớn, vị thế dẫn đầu thị trường và có mối quan hệ lâu năm với các doanh nghiệp Nhà nước.

Cổ phiếu C4G của Công ty Cổ phần CIENCO4

C4G là đơn vị có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thi công hạ tầng tại Việt Nam, quen thuộc với các dự án quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao như cao tốc Bắc Nam, cầu vượt biển hay đường lăn sân bay.

C4G được kỳ vọng sẽ tiếp tục giành được nhiều gói thầu mới có trị giá lớn trong giai đoạn sắp tới.

Đáng chú ý, sau đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vốn chủ sở hữu của C4G đã tăng lên 90% giúp cho tiềm lực tài chính của doanh nghiệp này thêm vững mạnh.

Cổ phiếu DHA của Công ty Cổ phần Hóa An

DHA sẽ được hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh đầu tư công. Lợi thế của DHA là các mỏ đá có vị trí thuận lợi, gần các dự án trọng điểm như mỏ đá Núi Gió [Bình Phước], mỏ đá Tân Cang 3 [Đồng Nai] và Thạch Phú 2 [Đồng Nai] có vị trí thuận lợi tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần dự án sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc Bắc – Nam.

Cổ phiếu CTI của Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO

CTI đã nâng cấp máy móc thiết bị khai thác và sản xuất. Cụ thể, doanh nghiệp này vừa lắp mới thêm 2 máy xay đá công suất 350 tấn/giờ ở mỏ đá Thiện Tân và mỏ đá Xuân Hòa.

Ngoài ra, CTI còn có một khu đất khu vực Đồng Nai đang xét duyệt để xây dựng khu dân cư. Nếu dự án được thông qua thì sẽ là một điểm bất ngờ lớn, tạo ra doanh thu lợi nhuận đột biến cho doanh nghiệp.

Những chính sách về đầu tư công chắc chắn sẽ tác động đến thị giá cổ phiếu nhóm ngành này. Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu đầu tư công biến động nhiều hay ít còn phụ thuộc hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Chủ Đề