Nhưng điều mà người lái xe không được làm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Theo dõi sự thay đổi của Quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp

Khi tham gia giao thông người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác được làm gì và không được làm gì?

Nội dung này được Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thì: 1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. - Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. - Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau: + Mang, vác vật cồng kềnh; + Sử dụng ô; + Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; + Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; + Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông. 2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. 3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

    4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Theo dõi sự thay đổi của Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Ngày hỏi:08/06/2018

 Giao thông đường bộ  Tham gia giao thông

Người lái xe tham gia giao thông cần đáp ứng những điều kiện gì? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hoài Sang sinh sống và làm việc tại Ninh Thuận, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết cũng như bảo vệ quyền lợi của chính bản thân tôi có tìm hiểu về những điều cần thiết khi tham gia lưu thông trên đường, tuy nhiên có vấn đề tôi không hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Người lái xe tham gia giao thông cần đáp ứng những điều kiện gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! [0123**]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:

    1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

    2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    a] Đăng ký xe;

    b] Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

    c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

    d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

    Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Luật giao thông đường bộ năm 2008. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng!


1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a] Chở người bệnh đi cấp cứu;

b] Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c] Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Đi xe dàn hàng ngang;

b] Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c] Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d] Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ] Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Mang, vác vật cồng kềnh;

b] Sử dụng ô;

c] Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d] Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển xe gắn máy, nhưng phần lớn là do ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông và kỹ năng của người tham gia giao thông. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà người điều khiển xe gắn máy phải tuân thủ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Giữ tập trung: Rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân người điều khiển phương tiện giao thông không tập trung vào việc điều khiển xe. Dù chủ quan hay khách quan nhưng bạn hãy nhớ bất cứ lý do gì thì khi bạn không tập trung cũng là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm. Thời buổi công nghệ phát triển rất nhiều người vừa lái xe vừa xem điện thoại hoặc lướt facebook, đây là điều tối kỵ trong việc lái xe.
      Giữ tinh thần tỉnh táo khi lái xe: Không lái xe sau khi đã uống rượu, bia hoặc khi tinh thần không được tỉnh táo. Sau khi uống bia, rượu hoặc khi đang buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo, điều khiển các phương tiện giao thông là vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các chất kích thích có trong rượu, bia làm cho người điều khiển xe có cảm giác hưng phấn, cảm thấy tốc độ của xe là rất chậm nên cứ thế tăng thêm ga dẫn đến mất kiểm soát tốc độ, rất nguy hiểm cho bản thân người điều khiển và những người xung quanh. Uống rượu bia cũng có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ, mất tập trung khiến cho người lái xe không kiểm soát được tay lái gây ra tai nạn giao thông.
      Hiểu rõ về “cơ thể” và “tính cách” của xe: Mỗi loại xe gắn máy có một cấu tạo kỹ thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành.
      Tập thói quen nhìn gương chiếu hậu khi điều khiển xe: Rất nhiều người chưa quan tâm đến tác dụng của 2 gương chiếu hậu, thậm chí chỉ lắp gương để đối phó với cơ quan chức năng. Hai gương chiếu hậu chính là 2 con mắt phía sau lưng, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc quan sát nhanh các phương tiện và tình huống phía sau mình để kịp thời xử lý. Nếu có quan sát gương chiếu hậu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xin qua đường hoặc phản xạ để xử lý nếu có phương tiện đang lao từ phía sau về phía bạn. Tuy nhiên gương xe máy cũng có những điểm “mù”, tức có những vị trí mà người lái không thể nhìn thấy được các xe phía sau, bên cạnh qua gương xe. Do vậy, trong những tình huống không đảm bảo an toàn, người điều khiển cần quay đầu lại quan sát trực tiếp bằng mắt để nhận biết những xe nằm trong vùng khuất tầm nhìn. Lưu ý, chỉ quay đầu thật nhanh qua vai chứ không quay cả người hay vai, vì nếu quay cả người hay vai thì tay lái cũng sẽ quay theo và xe sẽ thay đổi hướng đi, dễ mất thăng bằng, gây nguy hiểm.
      Nắm vững và tuân thủ luật lệ giao thông: Hãy đi đúng tốc độ cho phép ở mỗi khu vực mình đang di chuyển; đi đúng làn đường của mình, không nên chạy lấn qua làn ô tô, sẽ rất nguy hiểm nếu bị va quệt với chiếc ô tô nào đó đang cố gắng vượt lên.
      Dừng đèn đỏ đúng vạch và đúng phần dường dành cho xe gắn máy: Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ chính bản thân của mình. Khi chạy xe với tốc độ vài chục km/h thì chỉ cần có va chạm hoặc quệt ngã, phần đầu khó an toàn nếu như không có chiếc mũ bảo hiểm. Chỉ nên dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ không nhận ra điều đó; không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còi liên tục và quá to sẽ làm lái xe khác bị giật mình, có thể xảy ra tai nạn. Khi muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống an toàn.
      Hãy kiên nhẫn khi điều khiển xe máy: Rất nhiều người không đủ kiên nhẫn trong việc điều khiển xe máy. Đèn đỏ chỉ còn vài giây đã vội lên ga và phóng đi, điều đó là cực kỳ nguy hiểm nếu như bên hướng giao cắt có một xe đang cố chạy cho kịp mấy giây đèn xanh còn lại; rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trong những trường hợp như thế này. Hãy kiên nhẫn và nhường nhịn đối với những xe quá khổ, siêu trọng, đừng vội vã qua đường trước đầu các phương tiện này vì cho dù họ có quan sát thấy bạn thì cũng không dừng hẳn phương tiện ngay được do khối lượng quá lớn có một quán tính cần một ít thời gian, khoảng cách mới dừng hẳn được. Tránh vượt ẩu hoặc luồn lách, điều khiển xe gắn máy song song hay dừng đèn đỏ trước đầu xe quá khổ, trọng tải lớn vì thông thường các xe lớn có rất nhiều vị trí “điểm mù” mà người điều khiển ngồi trong cabin không quan sát được.
      Bảo dưỡng xe định kỳ và kiểm tra xe trước khi điều khiển: Bạn phải luôn đảm bảo xe của bạn có đủ độ an toàn trước khi bạn tham gia giao thông. Mọi máy móc, thiết bị đều có thể bị bào mòn, hư hỏng qua quá trình sử dụng, vì vậy hãy bảo dưỡng xe định kỳ, kiểm tra xe trước khi đi, đặc biệt là hệ thống phanh xe.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập443
  • Hôm nay39,760
  • Tháng hiện tại4,342,580
  • Tổng lượt truy cập109,464,842

Video liên quan

Chủ Đề