Những lỗi bị thủ bằng lái xe máy

Các trường hợp bị tước quyền sử dụng GPLX ô tô

Có rất nhiều trường hợp người điều khiển ô tô tham gia giao thông mắc các lỗi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể như: Đi vào đường cấm, khu vực cấm; Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35km; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn... Mời các bạn tham khảo.

Cơ sở pháp lý: Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Sau đây là bảng tổng hợp các lỗi vi phạm và thời hạn tước GPLX tương ứng đối với xe ô tô vi phạm giao thông.

STT

Lỗi vi phạm

Thời hạn tước GPLX

1

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

Từ 22 tháng đến 24 tháng

2

Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác [trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được]; điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau.

Từ 01 đến 03 tháng

3

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển.

4

Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

5

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

6

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên

7

Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

8

Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.

9

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

10

Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

11

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

12

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h.

13

Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định

14

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Từ 02 đến 04 tháng

15

Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông.

16

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường.

17

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

18

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 03 đến 05 tháng

19

Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Từ 04 đến 06 tháng

20

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

21

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

22

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Cụ thể, tại quy định cấp, cấp lại, đổi và thu hồi giấy phép lái xe [GPLX], người vi phạm sẽ bị thu hồi GPLX trong các trường hợp sau.

Có GPLX bị tước quyền sử dụng từ 4 lần trở lên trong thời gian 3 năm hoặc có tổng thời gian bị tước quyền sử dụng trên 24 tháng.

Người lái xe vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ để xảy ra tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên [làm chết 1 từ người trở lên, làm bị thương 2 người sức khỏe bị tổn hại hơn 60%].

Người có GPLX vi phạm các trường hợp trên, nếu có nhu cầu cấp lại GPLX phải được sát hạch lại sau thời gian ít nhất 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền với hình thức thu hồi, tước quyền sử dụng GPLX.

Quy định này được đưa vào dự thảo nhằm tăng cường tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Quản lý phương tiện và Người lái [Tổng cục Đường bộ VN] cho biết, để theo dõi số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện thì phản có phần mềm quản lý các lần vi phạm của người lái.

Hiện nay Tổng cục Đường bộ VN và Cục CSGT [Bộ Công an] đang quản lý dữ liệu GPLX, theo đó số lần vi phạm của người điều khiển phương tiện sẽ được nhập vào giữ liệu quản lý chung.  

Hơn nữa, dự thảo luật sửa đổi cũng bổ sung quy định theo dõi số lần vi phạm hành chính và số lần gây tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng của người lái xe trên cơ sở dữ liệu quản lý GPLX để thu hồi. Tới đây người dân hoàn toàn có thể theo dõi số lần bị tước GPLX qua phần mềm của Tổng cục Đường bộ.

Hệ thống dữ liệu phải công khai minh bạch

Ông Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho rằng, dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi quy định các trường hợp người vi phạm phải học và thi lại là cần thiết, nhất là đối với trường hợp lái xe vi phạm gây tai nạn giao thông chết người.

Đây được coi là chế tài mạnh để ngăn ngừa vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, ông Thanh nói rõ, để việc thực hiện thực sự có hiệu quả thì hệ thống dữ liệu vi phạm phải đồng bộ, cập nhập kịp thời các vi phạm của người điều khiển phương tiện. Tránh tình trạng sửa chữa, bỏ qua lỗi vi phạm. 

“Hệ thống dữ liệu phải cập nhật kịp thời các vi phạm của lái xe, để làm sao các cơ quan quản lý nhà nước và người dân đều giám sát được lẫn nhau. Có như vậy mới thực sự công khai minh bạch; đảm bảo tính răn đe, đem lại hiệu quả trong công tác xử phạt ”, ông Thanh nói.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch UB  An toàn giao thông quốc gia cho hay, hiện đã có cơ sở dữ liệu về xử phạt và hoàn toàn có thể biết được lái xe bị xử phạt bao nhiêu lần, hình thức nào, phạt bao nhiêu tiền, bao nhiêu lần bị tước GPLX...

Khi lái xe gây tai nạn nghiêm trọng, cơ quan điều tra sẽ có kết luận, nếu lỗi do lái xe gây ra và làm chết người sẽ bị khởi tố.

Trong suốt thời gian này, lái xe không được hành nghề nên hoàn toàn có thể thu hồi GPLX cho đến khi người đó chấp hành án xong, phải học và thi lại để được cấp lại GPLX.

Theo Bộ Giao Thông Vận Tải, từ ngày 01/01/2020 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì các lỗi bị tước giấy phép lái xe máy được thực hiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó nhiều lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ có mức phạt tăng nặng và thời gian bị tước giấy phép lái xe máy, xe ô tô cũng lâu hơn trước kia.

Tước giấy phép lái xe hay còn gọi là tước bằng lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao thông đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

Tước bằng lái xe thực chất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định do khi lái xe tham gia giao thông đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

So với hành vi vi phạm giao thông dẫn đến việc bị cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng dẫn đến bị tước giấy phép lái xe.

Khác với việc tạm giữ giấy phép lái xe thì việc bị cơ quan chức năng tước bằng lái xe trong thời gian giấy phép lái xe bị tước, người vi phạm giao thông sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tùy từng trường hợp vi phạm luật giao thông cụ thể mà người điều khiển ô tô, xe máy mà có thể bị tước GPLX ngay lập tức từ 1 đến 24 tháng.

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng

  1. Chở theo từ 3 người trở lên trên xe.
  2. Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường.
  3. Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.
  4. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
  5. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
  6. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
  7. Người đang điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
  8. Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
  9. Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép.
  10. Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng

  1. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy 2 – 4 tháng
  2. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
  3. Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông.
  4. Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy…
  5. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
  6. Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
  7. Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
  8. Thực hiện những lỗi sau gây tai nạn giao thông: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;…
  1. Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
  2. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn
  3. Có hành vi sau mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ
  4. Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi gây mất an toàn khi tham gia giao thông

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng

  1. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 22 – 24 tháng
  2. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
  3. Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
  4. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Như văn phòng Doanh Nhân Việt đã trao đổi ở trên để tránh việc đang bị cơ quan chức năng tước bằng lái xe máy mà bạn lái vi phạm luật giao thông đường bộ nữa thì khi bị bước bằng lái xe máy bạn phải làm ngay 3 việc sau đây.

  1. Người bị tước giấy phép lái xe máy phải dừng ngay việc điều khiển xe máy để tham gia giao thông. Vì theo quy định khi bạn bị tước bằng lái xe máy thì bạn sẽ không được phép lái xe máy trong thời gian mà bằng lái xe của bạn bị tước. Nếu bạn vẫn cố tình lái xe máy tham gia trong thời gian này khi bị CSGT chặn lại kiểm tra bạn không xuất trình được giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe máy.
  2. Trong thời gian bạn bị tước giấy phép lái xe thì bạn không được phép đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe vì khi đi xin cấp lại thì cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra lại. Khi phát hiện giấy phép lái xe máy của bạn đang bị tạm giữ hoặc trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe máy thì đây được xem là hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống giấy phép lái xe còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu”.
  3. Khi hết thời gian tước giấy phép lái xe người vi phạm sẽ đóng phí vi phạm rồi nhận bằng lái xe về tiếp tục lái xe tham gia giao thông theo quy định.

Văn phòng Doanh Nhân Việt nhận cấp đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam; đổi bằng lái xe Việt Nam sang quốc tế, đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài, xin cấp lại bằng lái xe bị mất, gia hạn bằng lái xe ô tô B2, C, D, E, FE…

Từ khóa liên quan được nhiều người tìm kiếm: cac loi bi tuoc giay phep lai xe may
các lỗi bị tước giấy phép lái xe máy các lỗi bị tước giấy phép lái xe
những lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe trong thời gian bị tước bằng lái xe
các lỗi bị tước giấy phép lái xe trường hợp bị tước giấy phép lái xe
những lỗi bị tước giấy phép lái xe máy các lỗi giữ bằng lái xe
bị tước bằng lái xe máy phải làm sao các trường hợp bị tước bằng lái xe
tước bằng lái xe bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không
bị tước giấy phép lái xe có được điều khiển xe bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không
tước bằng lái xe là gì bị tước giấy phép lái xe trong trường hợp nào
Hotline/ Zalo/ Viber: 0932100040 – wWw.doibanglaixequocte.com

Video liên quan

Chủ Đề