Những lỗi thường gặp khi thanh tra thuế năm 2024

Sau quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại đơn vị doanh nghiệp thường nhận được biên bản và quyết định xử lý. Vậy kế toán cần làm gì khi phát hiện sai sót sau khi thanh tra thuế? Hãy cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé

1. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp.

\>>>>> Tham khảo: Thuế Hộ Kinh Doanh Ăn Uống

2. Hướng dẫn điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế

Dưới đây là cách xử lý, điều chỉnh, hạch toán số liệu doanh nghiệp sau khi kiểm tra, thanh tra, quyết toán mà phát hiện những sai sót, khi đó, cần phải tiến hành hạch toán các khoản truy thu thuế sau quyết toán như sau:

Cách điều chỉnh số liệu sau quyết toán Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH MTV

– Nếu năm trước doanh nghiệp có dư có TK 4211 thì các bút toán cần thực hiện:

  • Nợ TK 4211 / có TK 3334: số tiền truy thuế TNDN
  • Nợ TK 4211 / có TK 3339: số tiền bị phạt
  • Nợ TK 4211 / có TK 3331: Số tiền truy thuế GTGT
  • Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335/ có TK 111,112: Số tiền nộp

– Nếu năm trước DN lỗ và có dư nợ TK 4211 thì:

  • Nợ TK 811/ có TK 3334: Tiền truy thuế TNDN
  • Nợ TK 811/ có TK 3339: Tiền phạt
  • Nợ TK 811/ có TK 3335: Tiền truy thuế TNCN
  • Nợ TK 3334, 3339, 33311, 3335/ có TK 111, 112: Số tiền nộp
  • Kết chuyển: nợ TK 911/ có 811

– Cách điều chỉnh số liệu sau quyết toán Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 TV trở lên

– Nếu biên bản họp Hội đồng thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì xử lý như sau:

  • Nợ TK 4211/ có TK 3339, 3334, 33311, 3335: làm giảm lợi nhuận chưa phân phối năm trước đó.

– Nếu không chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để chia chác cổ tức thì xử lý như sau:

  • Nợ TK 811/ có TK 3339, 3334, 33311, 3335
  • Nợ TK 911/ có TK 811: kết chuyển

\>>>>>> Tìm hiểu thêm: Sổ Sách Hộ Kinh Doanh

3. Những lưu ý khi tiến hành điều chỉnh giảm thuế GTGT sau quyết toán, xử lý số liệu sau quyết toán

Trong trường doanh nghiệp bị cắt giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào nhưng không bị truy thu do số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của doanh nghiệp còn nhiều tại thời điểm thanh tra. Điều chỉnh thuế gtgt cần phải căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào bị cắt giảm theo biên bản thanh tra, ngay tại kỳ làm tờ khai thuế GTGT của tháng mà nhận được biên bản thanh tra thì kế toán tiến hành điều chỉnh giảm thuế gtgt sau khi quyết toán đầu vào trên tờ khai thuế – điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của những kỳ trước.

  • Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do liên quan tới các chi phí không hợp lý, hóa đơn bỏ trốn, do tổng hợp sai số với hóa đơn gốc thì thuế GTGT đầu vào sẽ được tính trừ vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Kế toán ghi: Nợ TK 811/Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào bị loại trừ. Cuối kỳ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.
  • Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do kế toán kê nhầm hóa đơn đầu vào đã quá thời hạn được kê khai khấu trừ và đoàn thanh tra phát hiện tại kỳ thanh tra. Khi đó, số thuế đầu vào này sẽ được tính bổ sung vào chi phí kinh doanh kỳ sau. Kể toán ghi: Nợ TK 624, 632/Có TK 133.

Trường hợp bị loại trừ thuế GTGT đầu vào, đoàn thanh tra quyết định truy thu thuế GTGT và phạt tiền theo quy định hiện hành. Yêu cầu phải nộp ngay số tiền phạt và truy thu vào ngân sách nhà nước. Khi đó, tại thời điểm nhận được biên bản thanh tra, kế toán giữ nguyên các số liệu đã kê khai trên tờ kê khai thuế hàng tháng. Ngoài ra, không điều chỉnh giảm thuế đầu vào do bị loại trừ.

Khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau khi quyết toán thuế, kế toán kê khai thuế GTGT bình thường như các tháng trước. Căn cứ vào biên bản thanh tra thuế để xác định số phải nộp ghi vào sổ kế toán:

  • Nợ TK 811: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Có TK 3331: Số thuế GTGT bị truy thu
  • Có TK 3388: Số tiền bị phạt

Cuối kỳ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

Khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo số liệu trong biên bản thanh tra:

  • Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT bị truy thu
  • Nợ TK 3388: Số tiền bị phạt
  • Có TK 111, 112: Tổng số tiền [kế toán ghi rõ nội dung khoản chi, số biên bản thanh tra ngày lập biên bản, kỳ kê khai quyết toán].

\>>>>> Có thể bạn quan tâm: Nộp Thuế Hộ Kinh Doanh Qua Ngân Hàng

4. Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn

Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn [phạt khai sai, phạt trốn thuế, phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế, xử phạt liên quan đến lĩnh vực hóa đơn,…]. Các khoản chi phí này doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí của kỳ hiện tại khi nhận được quyết định xử lý :

  • Nợ 811 Số tiền phạt vi phạm hành chính
  • Có 3339 Số tiền phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp lưu ý nếu không nộp kịp thời các khoản phạt này, nếu không sẽ phải nộp thêm 0,05% mỗi ngày trên tổng số tiền phạt chưa nộp [Điều 5, thông tư 153/2013/TT-BTC].

\>>>>> Xem ngay: Quy Trình Quản Lý Hộ Kinh Doanh Mới Nhất

5. Doanh nghiệp phát sinh tiền chậm nộp tiền thuế

Tiền chậm nộp tiền thuế phát sinh do doanh nghiệp nộp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước sau thời hạn nộp thuế hoặc phát sinh do doanh nghiệp bị truy hoàn thuế. Căn cứ vào số tiền chậm nộp thuế trên quyết định xử lý, kế toán ghi nhận :

  • Nợ 811 Số tiền chậm nộp thuế
  • Có 3339 Số tiền chậm nộp thuế

\>>>>> Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Kê Khai Thuế Hộ Kinh Doanh Trên HTKK

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn “Phát Hiện Sai Sót Sau Khi Thanh Tra Thuế“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

Khi nào thì bị thanh tra thuế?

Theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp sẽ tiến hành thanh tra thuế bao gồm: - Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. - Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. - Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.

Thanh tra thuế và kiểm tra thuế khác nhau thế nào?

Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế. - Kiểm tra thuế được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào [Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế.

Thanh tra thuế trong thời gian bao lâu?

– Thời gian thanh kiểm tra là 5 ngày, đội thanh tra có thể đề nghị với Cơ quan thuế để kéo dài thời gian kiểm tra tối đa 30 ngày và phải có biên bản thanh tra ký xác nhận hai bên. 8/ Trong cuộc thanh tra thuế, cơ quan thuế không có chức năng phạt hành chính về kế toán.

Quyết toán thuế là như thế nào?

Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề