Nhược điểm của phương pháp bấm giờ

Định mức lao động là phương pháp hữu ích trong việc xác định đúng năng xuất của người lao động. Loại bỏ tối đa thời gian nhàn rỗi và xây dựng định mức cho mỗi công việc, mỗi cá nhân một cách phù hợp.

Vậy định mức lao động là gì? Cách xây dựng định mức lao động như thế nào hãy cùng tìm hiểm cụ thể trong bài viết này cùng Nghiệp vụ nhân sự nhé!

♥ Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất tp Hồ Chí Minh

1. Định mức lao động là gì?

Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Định mức là những quy định về số lượng hoặc khối lượng, sản lượng, chất lượng sản phẩm của công việc, dịch vụ… tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất định trong phạm vi cụ thể nào đó. 

Định mức lao động được xây dựng phù hợp với từ công việc cụ thể, từng công đoạn cụ thể và toàn bộ quá trình lao động dựa vào trình độ của người lao động, tiêu chuẩn lao động và yêu cầu công việc. Định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức, quản lý lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Khi xây dựng định mức lao động, cần lưu ý một số vấn đề thực hiện cho từng bước công việc và cho từng công đoạn làm việc như sau:

      • Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý;
      • Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
      • Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
      • Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.

Nếu trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.

3. Các phương pháp xây dựng định mức lao động

Chất lượng của mức lao động phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động. Trong thực tiễn sản xuất thường áp dụng chủ yếu: Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

3.1 Phương pháp tổng hợp

Trong phương pháp tổng hợp sẽ gồm có ba phương pháp được thể hiện cụ thể như sau:

Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc [giống hoặc tương tự] ở thời kỳ trước. Lượng thời gian [sản lượng] được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình.

Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm chủ quan đã tích lũy được của cán bộ định mức, Giám đốc phân xưởng hoặc công nhân có thâm niên trong sản xuất.

Phương pháp dân chủ bình nghị: Là phương pháp xác định bằng cách cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công nhân cùng thảo luận quyết định.

Như vậy, khi tiến hành định mức lao động bằng phương pháp tổng hợp giản đơn, tốn ít thời gian, trong thời điểm ngắn có thể xây dựng được hàng loạt mức.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mức xây dựng không chính xác, kế hoạch không chính xác với từng nơi làm việc. Vì vậy, các phương pháp trên chỉ áp dụng trong các điều kiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động còn thấp và áp dụng cho những công việc không ổn định.

3.2. Nhóm phương pháp phân tích

Xây dựng định mức lao động bằng phương pháp phân tích là xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ các bước công việc và từng bộ phận hợp thành của nó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí.

Trên cơ sở đó áp dụng phương pháp hoàn thiện quá trình lao động loại trừ những tồn tại của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động không phù hợp. Qua việc tính toán và nghiên cứu thời gian hao phí cho từng yếu tố và từ đó xác định mức lao động cho cả bước công việc.

Tương tự như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích cũng bao gồm 3 phương pháp như sau:

Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu tiêu chuẩn hợp chứng từ kỹ thuật, các công thức tính toán thời gian hao phí, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí.

Nội dung của phương pháp này bao gồm:

  • Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hao phí để thực hiện bước công việc và các bộ phận của bước công việc.
  • Dự kiến điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý, nội dung và trình tự hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc.
  • Dựa vào tài liệu tiêu chuẩn để xác định thời gian hao phí cần thiết cho từng bộ phận của bước công việc và các loại thời gian trong ca làm việc như thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu thiết.
  • Từ đó xây dựng mức thời gian hoặc mức sản lượng.

Phương pháp phân tích khảo sát:  Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài kiệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc bằng chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh bấm giờ.

Qua khảo sát bằng chụp ảnh hoặc bấm giờ thực tế ở nơi làm việc ta thu được tài liệu phản ánh trên toàn bộ hoạt động của công nhân, thiết bị trong ca làm việc. Nó cho phép nghiên cứu từng công đoạn, từng thao tác, phát hiện các thời gian hao phí và nguyên nhân gây lãng phí trên cơ sở đó xác định kết cấu các loại thời gian, trình tự thực hiện các công việc, đồng thời xây dựng mức thời gian, mức sản lượng.

Thông qua đó hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động phát hiện những sáng tạo, phổ biến kinh nghiệm sản xuất rộng rãi trong toàn bộ công ty.

Mức xây dựng theo phương pháp này có độ chính xác cao, tuy nhiên nó đòi hỏi cán bộ định mức phải có nghiệp vụ và tốn nhiều thời gian.

* Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc:

Chụp ảnh thời gian làm việc [ngày làm việc] là hình thức khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hoạt động và thời gian hao phí diễn ra trong ngày làm việc của công nhân hay thiết bị.

  Chụp ảnh thời gian làm việc nhằm mục đích sau:

+ Phân tích sử dụng  thời gian làm việc hiện hành, phát hiện các loại thời gian lãng phí, tìm ra nguyên nhân và tìm ra biện pháp nhằm loại trừ chúng.

+ Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian  chuẩn kết, phục vụ nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân.

+ Lấy tài liệu để cải tiến tổ chức, tổ chức lao động. 

Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức khác nhau:

+ Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc: Nghiên cứu toàn bộ việc sử dụng thời gian làm việc của một công nhân tại nơi làm việc trong suốt ca làm việc một cách chi tiết.

+ Ngoài ra còn có hình thức khác: Chụp ảnh tổ [nhóm] ngày làm việc; Tự chụp ảnh; Chụp ảnh theo thời điểm.

Bấm giờ thời gian làm việc là phương pháp sử dụng đồng hồ bấm giây để nghiên cứu thời gian hao phí khi thực hiện các bước công việc và các thao tác, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần có chu kỳ tại nơi làm việc.

Mục đích của bấm giờ thời gian làm việc:

+ Xác định đúng thời gian hao phí khi thực hiện các yếu tố thành phần của bước công việc [thao tác, động tác, cử động].

+ Nghiên cứu loại bỏ các lãng phí trông thấy, cải tiến phương pháp lao động, nâng cao hiệu suất làm việc.

+ Cung cấp tài liệu cơ sở đẻ xây dựng mức kỹ thuật lao động hoặc tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động.

Trong thực tế có hai cách bấm giờ là: 

+ Bấm giờ liên tục: Là phương pháp theo dõi các thao tác nối tiếp nhau theo trình tự thực hiện bước công việc. Bấm giờ liên tục thường sử dụng đồng hồ hai kim.

  + Bấm giờ chọn lọc: Là phương pháp bấm giờ từng thao cá biệt không phụ thuộc vào trình tự thực hiện các thao tác đó trong bước công việc, thường sử dụng đồng hồ bấm giờ một kim.

3.3.Phương pháp so sánh điển hình

Là phương pháp xây dựng mức lao động dựa trên những hao phí của công việc điển hình. Nội dung của phương pháp nay bao gồm:

      • Phân tích các chi tiết ra công thành các nhóm có đặc trưng giống nhau, mỗi nhóm có một chi tiết điển hình.
      • Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công chi tiết điển hình.
      • Áp dụng một trong hai phương pháp trên [phương pháp khảo sát hoặc phân tích tính toán] để xây dựng mức cho chi tiết điển hình.

Mức thời gian [sản lượng] của một chi tiết bất kỳ trong nhóm đều xác định bằng cách so sánh với mức thời gian [sản lượng] của chi tiết điển hình.

Căn cứ vào thời gian hao phí để hoàn thành từng bộ phận công việc trong quá trình gia công một chi tiết mà xác định hệ số điều chỉnh mức lao động của chi tiết ấy so với mức điển hình. Việc xác định sai lệch được thực hiện thử và qua nhiều lần. Sau đó so sánh quy đổi mức và chi tiết điển hình ra mức của chi tiết trong nhóm.

Mức xây dựng theo phương pháp này nhanh, tốn ít công sức nhưng độ chính xác thường không cao bằng hai phương pháp trên . Áp dụng cho loại hình sản xuất những sản phẩm tương tự nhau.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Định mức lao động và cách xây dựng định mức lao động. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ nhân sự nói chung và nghiệp vụ C&B nói riêng, bạn có thể tham khảo thêm các Khóa học C&B  sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng về định mức lao động cũng như các nghiệp vụ khác về nhân sự một cách thành thạo sau khi kết thúc khóa học, nhờ vậy bạn có thể dễ dàng xây dựng định mức cho mọi doanh nghiệp.

»»» Xem thêm:

 Cách viết đơn xin việc viết tay phổ biến nhất

 Mẫu biên bản làm việc mới nhất

 Cách viết khóa luận tốt nghiệp

 Cách viết đơn xin thực tập ấn tượng

Cách viết hồ sơ xin việc từ A-Z

Nghiệp vụ nhân sự chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề