Nội thần kinh và ngoại thần kinh khác nhau như thế nào

NỘI THẦN KINH

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

BẠN CÓ THƯỜNG KHỔ SỞ VÌ NHỨC ĐẦU, MẤT NGỦ, LO LẮNG KHÔNG?
HÃY ĐẾN VỚI KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

Trong số tất cả các tình trạng đau nhức làm khổ con người, nhức đầu chắc chắn là tình trạng đau hay gặp nhất. Nhức đầu và đau lưng là những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, do nhức đầu có thể gây bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau: thần kinh, tâm thần, các bệnh nội khoa, các bệnh tai-mũi-họng, các bệnh răng-hàm-mặt, bệnh mắt, chấn thương, hóa chất, thuốc, các yếu tố vật lý , nên việc xác định đúng nguyên nhân gây nhức đầu trong nhiều trường hợp là rất khó khăn. Thực tế đã có nhiều trường hợp nhức đầu không được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống và làm việc, thậm chí có trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Phần lớn người lớn đều trải qua mất ngủ hoặc thao thức trằn trọc vào một lúc nào đó trong đời. Khoảng 30 50% dân số nói chung bị mất ngủ và 10% bị mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ là một triệu chứng có thể gây bởi hàng loạt những nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ không được xác định bởi số giờ ngủ cụ thể của một người, do nhu cầu ngủ và thói quen ngủ rất khác nhau ở mỗi người. Mặc dù đa số chúng ta đều biết mất ngủ là gì, và ta cảm thấy và hoạt động như thế nào sau một hoặc nhiều đêm mất ngủ, nhưng có ít người tìm đến bác sĩ. Nhiều người vẫn chưa biết về những lựa chọn về hành vi và y khoa đã có để điều trị mất ngủ.

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong cuộc sống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 nhân mạng, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh, nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 25%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Hiện nay KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN đã triển khai dịch vụ khám và điều trị nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, lo lắng với đội ngũ bác sĩ và nhân viên chuyên khoa, có hiểu biết và kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh trên. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã từng hoặc đang khó chịu vì nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, loa âu, xin hãy đến với chúng tôi. KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN sẽ có những trị liệu hiệu quả nhất cho chứng bệnh của bạn.

NHỨC ĐẦU

Trong số tất cả các tình trạng đau làm khổ con người, nhức đầu chắc chắn là tình trạng đau hay gặp nhất. Nhức đầu và đau lưng là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến BN phải đi khám bác sĩ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp nhức đầu gây phiền toái đến mức các bệnh khoa chuyên về nhức đầu [ special headache clinics] được thành lập gần như ở mọi trung tâm y khoa[ medical center]. Xã hội càng phát triển và càng nhiều căng thẳng, nhức đầu càng phổ biến, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế và tài chính hiện tại.

Các thống kê ở các phòng khám ước tính 1/2 bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì bị nhức đầu. Nhức đầu không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tình cảm, tâm lý.

Nhức đầu không phải là một bệnh duy nhất, mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Trong số đó, có những bệnh dễ chẩn đoán và điều trị, nhưng cũng có những bệnh rất khó chẩn đoán và điều trị, kể cả sau khi đã làm những xét nghiệm hiện đại và đắt tiền như CT, MRI, MRA,

Có thể kể như sau một vài nguyên nhân gây nhức đầu thường gặp như sau:

Nguyên nhân nội sọ: U não, viêm màng não, co thắt mạch máu não dẫn đến nhức nửa đầu.

Nguyên nhân tại chỗ: Tai mũi họng[ viêm xoang], răng hàm mặt[ sâu răng, lệch khớp cắn], mắt[ rối loạn khúc xạ như bị cận thị, viễn thị, loạn thị], xương khớp[ thoái hóa cột sống cổ].

Nguyên nhân toàn thân: Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng[ cúm, viêm phổi, sốt rét] hoặc ngộ độc[ ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc].

Ngoài ra còn do nguyên nhân tâm lý[ làm việc quá căng thẳng] hay có loại nhức đầu không xếp loại được.

Khi nào bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa?

Những trường hợp sau bệnh nhân nên đi bệnh viện hoặc khám ở bác sĩ:

Nhức đầu kéo dài: Dùng thuốc giảm đau có cải thiện nhưng sau đó đau lại tái phát và tình trạng như thế xảy ra trong thời gian dài.
Nhức đầu bộc phát và dữ dội: Người đang khỏe mạnh đột nhiên nhức đầu dữ dội có thể kèm theo ói mửa.

Nhức đầu âm ỉ kéo dài và sau đó xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần.

Tất cả các trường hợp có sự nghi ngờ, người bệnh nên đi khám bệnh vì chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu có khi đòi hỏi kiến thức chuyên môn rộng của nhiều chuyên khoa và nhiều loại xét nghiệm.

Có thể tự dùng thuốc để điều trị nhức đầu không?

Để điều trị nhức đầu có hiệu quả, chủ yếu phải tìm và điều trị nguyên nhân gây nhức đầu. Đây là việc của bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nội thần kinh.

Với những trường hợp nhức đầu đơn giản, thông thường, người bệnh có thể tự sử dụng thuốc giảm đau để trị triệu chứng và chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 do Tổ Chức Y tế Thế Giới đề xuất như: Paracetamol[ còn có tên Acetaminophen], Aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid[ viết tắt NSAID] để trị nhức đầu. Nên chọn Paracetamol do ít tác dụng phụ so với những thuốc khác. Đặc biệt, những người có vấn đề về dạ dày, bị hen suyễn hay có vấn đề về tim mạch không nên dùng thuốc Aspirin hay NSAID.

Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng: với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3g/ngày[ mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày]. Với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.

Sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, nên đến bác sĩ khám bệnh.

TRẦM CẢM

Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nam/nữ = ½. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 nhân mạng, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 25%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Hình thức của một người có thể gợi ý về một trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu, lo lắng thường xuyên cùng với sợ hãi không rõ nguyên do.

Bệnh nhân thường có rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.

Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.

Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.

Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.

Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày:
Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:

  • Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
  • Mệt mỏi hoặc mất sức.
  • Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
  • Giảm khả năng tập trung, do dự.
  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Tiêu chuẩn ICD-10 F32
Theo ICD-10:

  • F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ[ người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường].
  • F32.1 Trầm cảm mức trung bình[ những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi].
  • F32.2 Trầm cảm nặng[ bệnh nhân cần được điều trị].
  • F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
  • F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.

Nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm
Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.

Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.

Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:

  1. Trầm cảm nội sinh [còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân]: Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
  2. Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột
  3. Trầm cảm do các bệnh thực tổn:

A. Các rối loạn nội tiết:

  • Giảm năng tuyến giáp[ hypothyroidism]
  • Bệnh đái đường
  • Hội chứng Cushing

B. Các rối loạn thần kinh:

  • Các tai biến mạch máu não
  • Khối máu tụ dưới màng cứng[ subdural hematoma]
  • Bệnh xơ cứng rải rác[ multiple sclerosis]
  • U não
  • Bệnh parkinson
  • Bệnh co giật
  • Sa sút trí tuệ[ dementia]

Bệnh trầm cảm được xếp loại thành nguyên phát nếu như các triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác. Được coi là thứ phát khi bệnh trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác.

BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

1

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn:
1 3 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

2

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn - Quận 1:
9-11-13-15 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

3

Trung tâm Sức khỏe Doanh nghiệp:
6 8 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

4

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn - Quận 7:
441 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM

Đặt hẹn khám:
//taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

//taimuihongsg.com

028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng

Kiến thức về bệnh

Video liên quan

Chủ Đề