Nồng độ cồn trong máu là gì năm 2024

Việc nạp quá nhiều rượu bia vào cơ thể sẽ dễ làm tăng nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn trong máu vượt quy định không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến bạn bị xử phạt nếu sử dụng phương tiện giao thông. Vậy, nồng độ cồn trong máu bao nhiêu là cao? Và, cách tính nồng độ cồn trong máu như nào để tránh uống say?

Nồng độ cồn trong máu là gì?

Nồng độ cồn trong máu [BAC – Blood Alcohol Content] là chỉ số được dùng để đo lường lượng rượu trong máu. Chẳng hạn, kết quả BAC 0,05% hay 0,50 mg/ml, nghĩa là có 0,05 gram rượu trong 100 ml máu.

Cách đo nồng độ cồn trong máu được thực hiện tương tự các xét nghiệm công thức máu khác. Cụ thể, bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml máu [thường ở khu vực khuỷu tay] của người cần xét nghiệm, sau đó thực hiện quy trình kiểm tra nồng độ cồn ở trong máu. Kết quả của xét nghiệm này thường xuất hiện sau khoảng 1 giờ.

Các chuyên gia y tế đưa ra nhiều cảnh báo với sức khỏe nếu bạn lạm dụng bia rượu

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu là cao?

Theo các chuyên gia, sau khi uống rượu trong máu mỗi người có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau. Việc định lượng nồng độ cồn trong máu cáo hay thấp có thể xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe ít hay nhiều của người uống.

Nồng độ cồn trong máu dưới 0,5023 mg/ml: Được xem là không có cồn theo quyết định của Bộ Y tế. Ngay cả khi không tiêu thụ rượu, bia hoặc các nước uống có cồn khác, cơ thể vẫn sinh ra một lượng cồn nhỏ gọi là cồn sinh học [từ việc ăn uống hàng ngày].

Nồng độ cồn trong máu dưới 70 mg/ml: Nồng độ cồn trong máu vừa đủ, khiến cơ thể đi vào trạng thái hưng phấn nhẹ.

Nồng độ cồn trong máu 80 - 120 mg/ml: Sự thay đổi cảm xúc [chẳng hạn bỗng nhiên vui, buồn, giận dữ…] có thể xuất hiện ở một số cá nhân.

Nồng độ cồn trong máu 130 – 150 mg/ml: Cơ thể bắt đầu không thể đứng vững, gặp khó khăn khi nói chuyện và nhìn thẳng.

Nồng độ cồn trong máu 160 – 200 mg/ml: Thị lực và thính giác bị suy giảm nghiêm trọng, khiến chúng ta gặp khó khăn khi kiểm soát tốc độ, phản ứng chậm với các tín hiệu và tình huống khẩn cấp.

Nồng độ cồn trong máu 210 – 300 mg/ml: Cảm thấy buồn nôn [triệu chứng ngộ độc rượu/cồn]

Nồng độ cồn trong máu 310 – 400 mg/ml: Ngộ độc rượu nặng, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt.

Nồng độ cồn trong máu 410 – 500 mg/ml: Nguy cơ bị hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp, huyết áp tụt, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, thậm chí có thể tử vong.

Nồng độ cồn trong máu trên 500 mg/ml: Nguy cơ xuất hiện tình trạng lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và có thể dẫn đến ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Các chuyên gia lưu ý, tùy theo thể trạng, giới tính, sức khỏe… mà tác động của cồn đối với mỗi người sẽ khác nhau.

Chuyên gia y tế cho biết, không một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu rượu bia là có hại, bởi nguy cơ khác nhau do phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống. Thậm chí một số người dễ bị tổn thương có thể tăng tính nhạy cảm đối với tính độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Các bằng chứng khoa học cho thấy với một số người, uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Ngoài ra, nếu lạm dụng rượu bia sẽ khiến não và thần kinh của bạn bị ảnh hưởng. Những người nghiện rượu bia sẽ ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm, căng thẳng và đặc biệt là tính cách xấu xa hơn. Bên cạnh đó, rượu bia cũng là kẻ thù số 1 của gan. Uống rượu bia nhiều có thể khiến gan nhiễm mỡ.

Các bác sĩ khuyên nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn một ngày, phụ nữ không quá một đơn vị cồn một ngày và không uống quá 5 ngày một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 chai hay lon bia 330 ml [5%] hoặc một cốc bia hơi 330 ml hay một ly rượu vang 100 ml [13,5%] hay một chén rượu mạnh 30 ml [40%].

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế [Bộ Y tế], Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã áp dụng ổn định đối với người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm trước khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành.

Hiện, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.

Trong bối cảnh tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh và những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, đặc biệt rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi 15-49 và tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới, Quốc hội đã quyết định quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể. Tại khoản 5 Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng Ethanol [định lượng nồng độ cồn] trong máu. Tại điểm IV "nhận định kết quả" có ghi:

- Trị số bình thường: < 10,9 mmol/l [tương đương 50 mg/100 ml].

- Ethanol từ 10,9 – 21,7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; từ 21,7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; từ 86,8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Đây là sự phân loại các ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế.

Mức

Chủ Đề