Nước c sủi để được bao lâu



Một trong các dạng thuốc tương đối quen thuộc với người dùng đó là thuốc dạng viên sủi. Tuy nhiên khi sử dụng viên thuốc này vẫn có nhiều trường hợp không biết cách sử dụng, đã uống trực tiếp viên thuốc như các thuốc thông thường khác và lạm dụng thuốc dẫn đến việc sử dụng thuốc không an toàn.

Phải đợi viên sủi hoàn toàn tan hết mới được uống.

Viên sủi là một dạng bào chế khá đặc biệt nhằm tạo ra một sự hấp dẫn và dễ chịu khi uống thuốc, đồng thời giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn. Một số thuốc hay được sản xuất dưới dạng viên sủi như thuốc chứa vitamin và muối khoáng, thuốc hạ sốt, giảm đau. Khi dùng viên thuốc dạng sủi cần lưu ý:

Về cách dùng thuốc: Khi uống cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đã đun sôi để nguội và phải đợi cho viên thuốc tan hết mới được dùng. Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống trực tiếp như uống các thuốc thông thường khác.

Về bảo quản thuốc: Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi hộp, số thuốc còn lại phải được đậy nắp thật kín, và tránh ẩm. Vì, nếu viên thuốc sủi bị để lâu ra ngoài không khí sẽ bị hút ẩm và sẽ mất đi tác dụng sủi bọt.

Nước c sủi để được bao lâu

Bất cứ thuốc sủi nào cũng chứa tá dược rã sinh khí bao gồm chất kiềm (chứa muối natri) và acid hữu cơ. Khi bỏ viên sủi vào nước sẽ xảy ra phản ứng giữa chất kiềm và acid (phản ứng hoá học) tạo ra khí CO2 gây sủi bọt làm tan rã viên tạo thành dung dịch thuốc. Như vậy, bất cứ thuốc sủi nào cũng chứa natri (muối) nên một số người bắt buộc phải ăn kiêng muối, không được ăn mặn (như người bị bệnh tăng huyết áp) thì không được dùng dạng thuốc này.

Đối với thuốc sủi cung cấp vitamin và chất khoáng, đây là thuốc rất hay bị lạm dụng, khi dùng cần lưu ý tới hàm lượng chứa vitamin C trong viên thuốc. Thông thường hàm lượng vitamin C trong các viên thuốc này rất cao (chứa 1.000mg vitamin C). Dùng vitamin C liều cao lâu ngày (quá 1g mỗi ngày) sẽ bị các tác dụng phụ như: kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày (do vitamin C có bản chất acid không nên uống lúc bụng trống), tiêu chảy, gây sỏi thận (sỏi oxalat)…

Khi uống thuốc dạng viên sủi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Dược Bình Việt Đức

16 Tháng Một, 2018

Bài viết khác

Khi dùng thuốc dạng sủi, thuốc được hòa tan vào nước nên thuốc đến dạ dày nhanh hơn, hấp thu nhanh hơn và có tác dụng cũng nhanh. Do đó, dạng thuốc viên sủi được xem là có tác dụng nhanh.

Thuốc sủi thường thích hợp cho người bệnh khó nuốt, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, thuốc dạng sủi khác với thuốc viên nén thông thường, phải hòa tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi bọt sủi hết mới uống.

Thuốc có tác dụng nhanh, nhưng theo các chuyên gia, thuốc có thể gây hại cho sức khỏe nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.Các chuyên gia khuyến cáo, thuốc dạng sủi phải giữ nguyên vẹn viên, phải bảo quản thật tốt để tránh hút ẩm.

Bạn không nên dùng thuốc dạng sủi khi đã bị ẩm, vỏ thiếc đã bị thủng. Bạn chỉ nên uống thuốc sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn vào một lượng nước sôi để nguội theo hướng dẫn. Đặc biệt, bạn không được bẻ thuốc sủi hoặc để nguyên cho vào miệng và uống. 

Bên cạnh đó, khi dùng thuốc dạng sủi có thể gây đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng thuốc dạng sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas. Đối với thuốc dạng sủi UPSA C, ngoài 1.000 mg vitamin C còn có muối ăn. Do đó, không được dùng thuốc dạng sủi UPSA C cho những người bị suy thận, cao huyết áp…

Nước c sủi để được bao lâu

Thuốc sủi UPSA C calcium hay viên Calcium Sandoz forte có thêm thành phần muối khoáng canxi, ngoài lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Vì vậy, loại viên sủi này không được dùng cho những người có lượng canxi cao trong máu hay nước tiểu có nhiều cặn sỏi hoặc mắc bệnh sỏi thận.

Đối với các loại thuốc sủi giảm đau hạ sốt không dùng chung với các loại thuốc khác có chứa paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị. Không dùng chung với các loại thuốc có rượu. Liều thuốc được chia đều cách nhau ít nhất 4 giờ, người suy thận mỗi lần uống cách nhau ít nhất 8 giờ.

Trong trường hợp, bạn uống 3 ngày liền mà bệnh không giảm bạn hãy đi khám bác sĩ.

Đối với thuốc sủi Efferalgan codein dành cho người lớn và trẻ em cân nặng trên 15kg, được chỉ định dùng trong các trường hợp đau vừa và đau nặng khi dùng các thuốc khác không kết quả.Ngoài ra, vitamin C là chất dinh dưỡng hằng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 – 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là đủ.

Thực tế, nhiều người đã dùng thuốc dạng sủi loại này thay nước giải khát mà không biết uống vitamin C quá nhiều có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận.Để bảo quản thuốc, bạn nên giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi thấy có hiện tượng khác thường hoặc nghi ngờ bạn nên khám và tư vấn bác sĩ trước khi dùng.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Nước c sủi để được bao lâu

Tuy nhiên dù tiện ích đến đâu, cũng như các loại thuốc khác, thuốc sủi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc dạng sủi?

Một số ưu điểm

Thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương (hương chanh, hương cam) với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2. Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.

Thuốc sủi cũng phải được dùng đúng cách

Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi. Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn với lượng lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu, kể cả tác dụng của thuốc.

Những lưu ý khi dùng

Dù tiện ích đến đâu, cũng như tất cả các thuốc khác, thuốc sủi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Để dùng thuốc thật an toàn, người bệnh cần lưu ý:

Thuốc phải giữ nguyên vẹn viên, phải bảo quản thật tốt để tránh hút ẩm. Không sử dụng nếu thuốc đã ẩm, đã rách khỏi vỏ thiếc.

Chỉ uống sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn trong lượng nước sôi để nguội vừa đủ. Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng để uống.

Thuốc có thể gây cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.

Người suy thận, tăng huyết áp đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp không nên dùng viên sủi UPSA C, vì ngoài vitamin C còn có lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt, lượng muối này sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Người bình thường cũng không dùng quá 1g vitamin C/ngày, vì liều cao (trên 2g/ngày) có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi. Thận trọng khi dùng viên UPSA C cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nên tránh uống thuốc vào cuối ngày vì thuốc có tác dụng kích thích nhẹ.

Các viên sủi giảm đau hạ sốt không dùng chung với các loại thuốc khác có chứa paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị. Không dùng chung với các loại thuốc có rượu. Liều thuốc được chia đều cách nhau ít nhất 4 giờ, người suy thận mỗi lần uống cách nhau ít nhất 8 giờ. Nếu dùng thuốc trong 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm, nên đi khám bác sĩ vì dùng thuốc trong thời gian dài có nguy cơ xuất huyết. Viên sủi efferalgan codein (vỉ màu xanh có vạch đỏ) dành cho người lớn và trẻ em cân nặng trên 15kg, được chỉ định dùng trong các trường hợp đau vừa và đau nặng khi dùng các thuốc khác không kết quả.

Những người bị sỏi thận, bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi… không nên dùng viên sủi UPSA C calcium hay viên calcium sadoz forte do loại thuốc này có 500mg muối khoáng canxi nên sẽ làm cho việc kết sỏi nặng hơn. Vitamin C là chất dinh dưỡng hàng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 – 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là đủ. Vậy mà rất nhiều người uống viên sủi loại này hàng ngày và coi như một loại nước giải khát. Họ không biết rằng, uống vitamin C quá nhiều có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat).

Những người có tiền sử bệnh đau dạ dày, tá tràng, suy thận, hen suyễn… không dùng viên aspirin UPSA (thuốc giảm đau, hạ nhiệt) vì hoạt chất aspirin có thể làm bệnh nặng hơn.

Thuốc viên sủi có thể gây hại đối với người bệnh tăng huyết áp.

Thuốc cần được bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Phải giữ thuốc ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cần để thuốc xa tầm tay của trẻ, để tránh việc trẻ tự ý dùng khi bố mẹ đi vắng. Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi thấy có hiện tượng khác thường hoặc điều gì nghi ngờ thì cần hỏi lại ngay bác sĩ, dược sĩ.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn