Olympic 1916 bị hoãn vì sao

TTO - Olympic 2020 không phải lần đầu tiên mà một kỳ Thế vận hội mùa hè không thể được tổ chức đúng thời điểm. Trong quá khứ, đã vài lần các kỳ Olympic không thể diễn ra.

  • Cựu phó chủ tịch IOC: 'IOC đã quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020'
  • Canada: Quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Olympic Tokyo 2020
  • Dịch COVID-19 sáng 24-3: Hoãn Olympic Tokyo 2020, Vũ Hán sắp dỡ bỏ phong tỏa

Olympic Tokyo 2020 chính thức bị hoãn - Ảnh: AFP

Tối 24-3, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo xác nhận đã thống nhất với Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] về việc hoãn Olympic 2020.

Kể từ lần đầu tiên một kỳ Thế vận hội hiện đại được tổ chức vào năm 1896, đã có tới 4 lần Olympic bị hủy hoặc bị hoãn [tính cả Olympic 2020]. Đó là những kỳ Olympic nào? Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc cùng điểm lại những lần đó:

[Bài viết chỉ nhắc đến Thế vận hội mùa hè, không tính Thế vận hội mùa đông]

Olympic Berlin 1916

Để chuẩn bị cho Olympic Berlin 1916, Đức đã cho xây sân vận động có tên "Deutsches Stadion" với sức chứa 30.000 chỗ ngồi vào năm 1913.

Mọi chuyện sẽ vẫn diễn ra bình thường, nếu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất không nổ ra vào năm 1914. Ban đầu, Đức cho rằng chiến tranh chỉ kéo dài đến hết năm 1914. Thế nhưng phải đến cuối năm 1918, cuộc chiến tàn khốc này mới chấm dứt. Điều đó khiến cho Olympic 1916 không bao giờ được diễn ra.

Hai thập kỷ sau, nước Đức cuối cùng cũng có thể tổ chức một kỳ Olympic vào năm 1936. Nhưng Thế vận hội năm đó để lại không ít điều tiếng khi Adolf Hitler đã lên nắm quyền và Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vài năm sau đó.

Olympic Tokyo/Helsinki 1940

Nhật Bản đáng lẽ đã trở thành quốc gia đầu tiên ngoài các nước phương Tây tổ chức Olympic vào năm 1940… nếu nó diễn ra.

Giống kỳ Olympic 1916, số phận của Olympic 1940 cuối cùng cũng lâm vào cảnh hủy bỏ vì chiến tranh. Nhật tuyên bố rút lui vào năm 1937 để tập trung cho cuộc chiến với Trung Quốc.

Ban đầu, giải pháp được đưa ra là chỉ dời địa điểm tổ chức sang Helsinki [Phần Lan]. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vào năm 1939 khiến Olympic 1940 không còn cách nào khác ngoài buộc phải hủy.

Sau khi chiến tranh qua đi, cuối cùng Tokyo cũng được tổ chức một kỳ Olympic vào năm 1964. Còn Helsinki là nước chủ nhà của Olympic 1952.

Olympic London 1944

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kéo dài đủ lâu [kết thúc năm 1945] để khiến Olympic 1944 dự kiến diễn ra ở London [Anh] cũng bị hủy. Đó là lần duy nhất cho đến nay mà hai kỳ Olympic liên tiếp không thể diễn ra.

Sau hai lần đó, cuối cùng thì Thế vận hội được tổ chức vào năm 1948, đánh dấu sự trở lại sau 12 năm vắng bóng.

London vẫn được giữ nguyên làm địa điểm tổ chức. Tờ The Times [Anh] miêu tả Olympic 1948 diễn ra trong "khốn khó" khi các nước vẫn đang hồi phục sau chiến tranh. Dù vậy, năm đó vẫn chứng kiến kỷ lục khi có tới 59 quốc gia tham dự, với hơn 4.000 VĐV.

Olympic Tokyo 2020

Tối 24-3, Nhật Bản tuyên bố hoãn Olympic 2020. Thời điểm sớm nhất có thể để tổ chức lại Thế vận hội sẽ là vào hè 2021. Lần này, việc không thể tổ chức Olympic không phải vì lý do chiến tranh nữa, mà do lo ngại dịch COVID-19.

Trước đó, một số quốc gia như Canada, Úc, Anh đã tuyên bố sẽ không cử VĐV đến Tokyo tham dự Olympic nếu nó không được dời sang năm 2021.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1944 mà một kỳ Olympic buộc phải hủy hoặc hoãn.

Cựu phó chủ tịch IOC: 'IOC đã quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020'

TTO - Ông Dick Pound [từng giữ chức phó chủ tịch IOC] đã khẳng định trên tờ USA Today ngày 24-3 rằng Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020 để tránh những nguy cơ từ dịch bệnh COVID-19.

Lịch sửSửa đổi

Việc xây dựng sân vận động, Deutsches Stadion [sân vận động Đức], bắt đầu 1912 tại nơi từng là Trường đua ngựa Grunewald. Sân vận động được ước tính có sức chứa 18.000 chỗ ngồi. Ngày 8 tháng 6 năm 1913, sân vận động khai trương với sự tham dự của 60.000 người, 10.000 con bồ câu được thả lên bầu trời.[1]

Khi Thế chiến I nổ ra năm 1914, việc tổ chức được tiếp tục dù không ai nghĩ cuộc chiến sẽ kéo dài mấy năm. Cuối cùng sự kiện phải hủy bỏ.[2] Alexandria và Budapest cũng cạnh tranh quyền tổ chức Thế vận hội này.

Một tuần lễ gồm các môn thể thao mùa đông như trượt băng tốc độ, trượt băng nghệ thuật, hockey trên băng, trượt tuyết nordic đã mở đường cho sự ra đời của Thế vận hội Mùa đông.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24/3 thông báo Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ được hoãn lại 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhưng đây không phải lần đầu tiên một kỳ Olympic gặp phải trục trặc tương tự.

  • Du lịch 'ảo' giữa lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19

  • 'Vương quốc sòng bài' Las Vegas đóng cửa, hàng ngàn người chật vật lo sinh kế

  • Những thách thức với Nhật Bản khi hoãn Olympic 2020

  • Chính thức hoãn Olympic Tokyo sang năm 2021 vì đại dịch COVID-19

Sau nhiều tuần cân nhắc, Nhật Bản và IOC đã nhất trí hoãn tổ chức Thế vận hội Mùa Hè Tokyo 2020 sang mùa Hè năm 2021. Ảnh: Reuters

Những lo ngại về dịch COVID-19 đã dẫn đến quyết định hủy hoặc hoãn nhiều sự kiện thể thao quan trọng như Giải vô địch thế giới Hockey trên băng 2020 ở Zurich, Thụy Sĩ, World Cup Đua ngựa tại Dubai... Và giờ đây Thế vận hội Mùa Hè Tokyo cũng nằm trong danh sách đó.

Theo thỏa thuận đạt được giữa nước chủ nhà Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] ngày 24/3, Olympic Games 2020 sẽ được hoãn lại 1 năm, sang mùa Hè 2021. Ước tính 10.000 vận động viên đã được lên kế hoạch diễu hành vào sân vận động quốc gia ở Tokyo trong lễ khai mạc Olympic Mùa Hè và 600.000 du khách nước ngoài sẽ tới Tokyo nhân sự kiện này.

Hủy hoặc hoãn một kỳ Thế vận hội chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Cú sốc tài chính từ một quyết định như vậy với Nhật Bản là rất lớn. Theo tạp chí Time, quốc gia này đã đầu tư ít nhất 12,6 tỉ USD cho Olympic 2020, và theo một số ước tính, việc hủy sự kiện sẽ làm giảm 1,4%tăng trưởng GDP năm của Nhật Bản.

Nhưng hoãn Olympic không phải là một cú sốc với người dânNhật Bản. Một khảo sát công bố thứ Hai tuần trước cho thấy khoảng 70% dân số nước này không trông đợi Olympic sẽ diễn ra như kế hoạch tại Tokyo vào mùa Hè này, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Người Nhật biểu tình phản đối tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020. Ảnh: Reuters

Đó thực sự là một quyết định hiếm hoi: Kể từ khi các kỳ Đại hội Olympic hiện đại được tổ chức vào năm 1896 đến nay, mới chỉ có 3 kỳ bị hủy bỏ, và cả ba đều do chiến tranh.

Dưới đây là những kỳ Olympic chưa từng diễn ratheo kế hoạch.

Olympics Mùa Hè 1916

Những năm trước Thế vận hội Mùa hè 1916, Thủ đô Berlin của Đế quốc Phổ đã vượt qua các ứng cử viên Alexandria [Ai Cập], Amsterdam [Hà Lan], Brussels [Bỉ], Budapest [Roumani] và Cleveland [Mỹ] để giành quyền đăng cai Thế vận hội. Từnăm 1913, người Đức đã xây dựng Sân vận động Đức [Deutsches Stadion], có sức chứa chính thức 30.000 người để phục vụ sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.

Nhưng Thế vận hội Berlin đã bị hủy bỏ do Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ vào tháng 7/1914. Ban đầu, ban tổ chức cho rằng cuộc chiến sẽ kết thúc vào dịp Giáng sinh, tuy nhiên một thỏa thuận đình chiến đã không đạt được cho đến tận tháng 11/1918.

Vài thập niên sau đó, Sân vận động Đức bị đánh sập để nhường chỗ cho Sân vận động Olympic, phục vụ Thế vận hội Mùa hè 1936, khi Berlin lại có cơ hộiđăng cai một lần nữa.

Olympic Berlin 1936 được tổ chức với 5.000 vận động viên từ 51 quốc gia thi đấu trước sự theo dõi của 10.000 khán giả. Tuy nhiên, kỳ Thế vận hội này đã diễn ra với những vết đen dưới thời Adolf Hitler nắm quyền, như việc chính quyền Đức quốc xã chỉ cho phép các vận động viên chủng tộc Aryan tranh tài, bắt giam hàng loạt người Di-gan…

Sân vận động Đức ở Berlin đã bỏ lỡ những cuộc tranh tài của Thế vận hội 1916.

Olympic năm 1940 và 1944

Hai thành phố Tokyo và Sapporo, Nhật Bản, ban đầu nhận vinh dự tổ chức Olympic Mùa Hè năm 1940, sau khi giành chiến thắng trong cuộc chạy đua đăng cai vào năm 1936, trở thành những thành phố không thuộc phương Tây đầu tiên được chọn là chủ nhà củamột kỳ Thế vận hội.

Nhưng sau khi chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc vào tháng 7/1937, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định từ bỏ quyền tổ chức Thế vận hội, tuyên bố rằng chiến tranh đòi hỏi phải “tổng động viên cả vật chất và tinh thần của nước Nhật”.

Các thành phố đăng cai mới đã được chọn thay thế: Helsinki, Phần Lan, sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa Hè và Garmisch-Partenkirchen của Đức sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 1940.

Tuy vậy, Thế chiến thứ hai đã bùng nổ sau khi Đức Quốc xã xâm chiếm Ba Lan vào tháng 9/1939, khiến hai sự kiện thể thao này bị hủy bỏ hoàn toàn.

Khán giả cổ vũ tại Thế vận hội London 1948, sau 12 năm gián đoạn.

Kết cục tương tự cũng xảy ra với Thế vận hội Mùa Hè 1944 ở London và Thế vận hội Mùa Đông cùng năm ở Cortina dỉAmpezzo, Italy.

Cuối cùng, Helsinki được giao tổ chức "bù" vào Thế vận hội Mùa hè 1952, Tokyo tổ chức Thế vận hội Mùa Hè 1964 và thành phố Sapporo, Nhật Bản đăng cai Thế vận hội Mùa đông năm 1972.

Sau 12 năm gián đoạn các kỳ Thế vận hội, Thủ đô London của Anh đã tiếp tục tổ chức Thế vận hội Mùa Hè 1948 trong điều kiện thực sự khó khăn thời hậu Thế chiến. Khi đó chế độ lương thực vẫn được phân phối theo khẩu phần, các làng vận động viên được bố trí trong doanh trại quân đội, trường học và nhà trọ. Tuy nhiên, một con số kỷ lục đến thời điểm đó là 59 quốc gia đã cử 4.000 vận động viên tham dự.

Thu Hằng/Báo Tin tức

Hoãn Olympic Tokyo - Lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết

Tối 24/3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo ông đã nhất trí với Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] Thomas Bach về việc lùi thời gian tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thế vận hội,
  • Olympic Tokyo 2020,
  • hoãn Olympic,

Những Thế vận hội bị huỷ bỏ trong lịch sử

23:37, 24 Tháng Ba 2020

© Sputnik / Alexey Filippov

Thế vận hội Olympic 2020 chính thức hoãn do đại dịch coronavirus. Chưa từng có tiền lệ như vậy trong thực tiễn thế giới. Lịch sử chỉ biết ba trường hợp huỷ bỏ hoàn toàn Thế vận hội Olympic - tất cả các lần đó đều gắn với lý do bất khả kháng là những cuộc Thế chiến.

Sputnik

Những kì Olympic nào bị gián đoạn? Lí do vì sao?

Thế vận hội Olympic [hay Thế giới vận động hội] là cuộc tranh tài của nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội được tổ chức xen kẽ nhau 2 năm/lần [vào các năm chẵn]. Bên cạnh những kỳ Olympic được diễn ra đầy đủ thì vẫn có những kỳ Olympic bị gián đoạn hoặc bị hủy do nhiều lý do khác nhau. Vậy những kỳ Olympic bị gián đoạn là kỳ nào? Hãy cùng chúng tôi điểm qua qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử

[ĐCSVN] – Vậy là sau nhiều cân nhắc, đắn đo, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch bắt đầu từ ngày 23/7. Đây có lẽ là kỳ Thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử các kỳ Olympic.

Olympic Tokyo 2020 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 23/7/2021 sau 1 năm trì hoãn vì dịch bệnh [Ảnh: AFP]

Olympic đầu tiên bị hoãn lại vì dịch bệnh

Olympic Tokyo 2020 không phải là kỳ Olympic đầu tiên trên thế giới bị hoãn lại. Nhưng các lần trước đó [Olympic Berlin 1916, Olympic Tokyo/Helsinki 1940, Olympic London 1944] đều bị hoãn và hủy vì lý do chiến tranh. Lần này, việc không thể tổ chức Olympic đúng thời điểm không phải vì lý do chiến tranh nữa mà do lo ngại dịch COVID-19 bùng phát với những diễn biến phức tạp trên khắp toàn cầu. Ngày 24/3/2020, Nhật Bản tuyên bố hoãn Olympic 2020, thời điểm sớm nhất có thể để tổ chức lại ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh sẽ là vào hè 2021. Tuy bị hoãn lại 1 năm so với kế hoạch tổ chức ban đầu, nhưng Thế vận hội vẫn được giữ tên là Olympic Tokyo 2020 cho mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, Tokyo cũng là thành phố đầu tiên tổ chức 2 kỳ Olympic, lần đầu vào năm 1964.

Olympic Tokyo 2020 cũng đánh dấu mốc là kỳ thế vận hội đầu tiên có số lượng môn thi lớn nhất nhất từ trước tới nay với 33 môn với 339 nội dung. Ngoài ra, cũng xuất hiện 15 nội dung thi đấu mới ở các môn đã có từ trước. Bóng đá và bóng mềm là những môn thể thao thi đấu đầu tiên vào ngày 21/7, trước 2 ngày so với lễ khai mạc. Các môn thể thao kết thúc muộn nhất vào ngày 8/8 trước lễ bế mạc.

Các sự kiện của Olympic Tokyo 2020 dự kiến diễn ra tại 41 địa điểm thi đấu và chính quyền Tokyo đã dành 400 tỷ Yen [hơn 3,67 tỷ USD] để trang trải các chi phí quảng bá, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng. Ngoài sân vận động quốc gia mới, có sức chứa hơn 60.000 người với chi phí xây dựng khoảng 1,4 tỷ USD, một số điểm thi đấu từng diễn ra các cuộc thi đấu tại Olympic 1964 đã được cải tạo để tổ chức thế vận hội lần này.

Các trận đấu diễn ra mà không có khán giả

Có tổng số 206 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 11.000 vận động viên và thành viên các đoàn tham dự Olympic Tokyo 2020, hứa hẹn những trận thi đấu, so tài hấp dẫn trong suốt thời gian diễn ra. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử, những trận đấu được mong chờ sẽ diễn ra mà không có khán giả đến xem trực tiếp. Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đã quyết định sẽ không có khán giả trong các sự kiện diễn ra tại Tokyo và các tỉnh lân cận là Chiba, Saitama và Kanagawa. Nhưng tại một số địa phương khác, bao gồm Fukushima sẽ có số lượng hạn chế người hâm mộ được tham gia các sự kiện. Thông báo này được đưa ra sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Tokyo với số lượng người mắc COVID-19 gia tăng.

Để đảm bảo an ninh cho Thế vận hội năm nay, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia [NPA] của Nhật Bản đã triển khai gần 60.000 sĩ quan cảnh sát để bảo đảm an ninh cho sự kiện Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Đây là số lượng sĩ quan cảnh sát lớn nhất mà NPA đã từng triển khai để đảm bảo an ninh cho các sự kiện ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, theo NPA, số lượng sĩ quan cảnh sát được triển khai vẫn ít hơn so với kế hoạch ban đầu, do phần lớn các địa điểm thi đấu ở 9 tỉnh, thành, chủ yếu là Tokyo, không cho phép khán giả vào sân do lo ngại về nguy cơ lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.Dự kiến trong lễ khai mạc ngày 23/7 sẽ có khoảng 15 lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế sẽ tham dự, giảm hơn 50% so với số lượng quan chức tham dự Olympic Rio de Janeiro Games năm 2016.

Khác với các kỳ thế vận hội trước, trung tâm y tế của làng Olympic không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn có nhiệm vụ thực hiện các xét nghiệm COVID-19 theo phương pháp PCR hằng ngày cho thành viên của các đoàn thể thao.

Nỗi lo dịch bệnh bao trùm

Mặc dù các nhà tổ chức đã thực hiện nhiều biện pháp rất quyết liệt để phòng chống dịch bệnh lây lan, nhưng không thể phủ nhận về nỗi lo dịch bệnh COVID-19 đang bao trùm lên Olympic Tokyo 2020. Thậm chí nhiều người lo ngại, đây có thể là một sự kiện “siêu lây nhiễm” COVID-19.

Ngày 22/7, Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo ghi nhận thêm 12 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 có liên quan tới Olympic Tokyo, trong đó có 2 ca là vận động viên [VĐV] đang lưu trú tại làng Olympic ở Harumi thủ đô Tokyo, nâng tổng số ca mắc COVID-19 có liên quan tới đại hội thể thao này kể từ ngày 1/7 đến nay lên 87 người. Hai VĐV mới được phát hiện mắc COVID-19 là nữ VĐV ván trượt Candy Jacobs của Hà Lan và VĐV bóng bàn Pavel Sirucek của CH Séc.

Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo bắt đầu thống kê số liệu về số ca mắc COVID-19 liên quan tới thế vận hội từ ngày 1/7. Con số thống kê này không bao gồm các VĐV đã mắc COVID-19 trong các chuyến đi tập huấn tiền Olympic ở Nhật Bản.

Trong khi đó, tại cuộc họp với chính quyền thủ đô Tokyo, các chuyên gia y tế cảnh báo trong 2 tuần nữa, Tokyo có thể sẽ trải qua cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ hơn làn sóng lây nhiễm thứ ba xảy ra cuối năm ngoái nếu số ca mắc mới tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay.

Theo chính quyền thủ đô Tokyo, ngày 21/7, số ca mắc mới ở thành phố này là 1.832 ca, cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Số ca mắc mới bình quân ở Tokyo trong tuần từ 15-21/7 là 1.277 ca/ngày, tăng 55,2% so với một tuần trước đó. Theo tính toán của các chuyên gia y tế, nếu tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, số ca mắc mới ở Tokyo có thể đạt 2.598 ca/ngày vào ngày 3/8, vượt xa mức đỉnh 1.816 ca/ngày của làn sóng lây nhiễm thứ 3 được ghi nhận vào ngày 11/1/2021. Hiện Tokyo có 5.967 giường bệnh chuyên điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, với tỷ lệ lấp đầy là 41,3%.Trên toàn quốc, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, ngày 21/7, Nhật Bản ghi nhận thêm 4.943 ca mắc mới và 20 ca tử vong vì dịch COVID-19. Số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tăng thêm 16 ca lên 390 người.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, Ban tổ chức đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm giữa các đoàn thể thao cũng như giữa các đoàn thể thao và người dân bản địa. Đến nay, có ít nhất 75% vận động viên và thành viên các đoàn thể thao tham dự Olympic đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Bản thân Nhật Bản cũng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng trong nước. Khi các đoàn thể thao nước ngoài tới Nhật Bản, sau khi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và có kết quả âm tính, Ban tổ chức bố trí các xe buýt riêng chở họ từ sân bay về thẳng làng Olympic. Tại đây, các vận động viên sẽ được kiểm tra thân nhiệt trước khi lên một xe buýt nhỏ hơn để về chỗ ở. Các nhà tổ chức chỉ cho phép các vận động viên vào làng vận động viên 5 ngày trước khi thi đấu, đồng thời yêu cầu họ phải rời khu vực này trong vòng 2 ngày sau khi kết thúc thi đấu.

Trong thời gian diễn ra Olympic, các nhà tổ chức sẽ tiến hành xét nghiệm hằng ngày đối với các vận động viên. Khi có vận động viên hoặc quan chức thể thao dương tính với virus SARS-CoV-2, tùy vào mức độ nghiêm trọng, họ sẽ được nhập viện hoặc chuyển tới một khách sạn bên ngoài làng vận động viên để cách ly.Đánh giá về các biện pháp phòng dịch quyết liệt của Nhật Bản, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] khẳng định Olympic Tokyo sẽ là “sự kiện thể thao được kiểm soát gắt gao nhất trên thế giới từ trước tới nay”.

Việc vẫn quyết định tổ chức Olympic Tokyo 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến khó lường chắc hẳn là một quyết định khó khăn của các nhà tổ chức, đặc biệt là của nước chủ nhà Nhật Bản. Bởi họ đã phải đấu tranh giữa việc tổ chức một sự kiện thể thao lớn của hành tinh với sự chuẩn bị kéo dài trong nhiều năm, vừa phải căng mình đối phó trước những nguy cơ đang cận kề của dịch bệnh.

Nhưng nói như người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus: Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vẫn nên được tổ chức để chứng minh cho thế giới thấy những gì có thể đạt được với kế hoạch đúng đắn và các biện pháp phù hợp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo ông, thế giới cần Thế vận hội lúc này như một sự kiện của hy vọng. “Thế vận hội có sức mạnh để mang cả thế giới lại với nhau, truyền cảm hứng, thể hiện những gì có thể. Cầu mong những tia hy vọng từ vùng đất này sẽ chiếu sáng một bình minh mới cho một thế giới khỏe mạnh, an toàn hơn và công bằng hơn. Tôi chân thành hy vọng Olympic Tokyo diễn ra thành công tốt đẹp", ông nói./.

Kiều Giang

Video liên quan

Chủ Đề