Phản ánh là gì trong tâm lý học

Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt

by

[Phản ánh là gì ? Tại sao nói phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt ?]

Mục Lục:

  • Phản ánh Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin
    • Phản ánh vật lý – hóa học:
    • Phản ánh sinh học:
    • Tính kích thích:
    • Tính cảm ứng:
    • Phản ánh tâm lý:
    • Phản ánh năng động sáng tạo:
  • Theo quan điểm tâm lý học
    • Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt vì:
    • Phản ánh tâm lý phản ánh đặt biệt, tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo.
    • Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý:
  • Qua đó chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thực tiễn và quá trình nghiên cứu tân lý:

Phản ánh Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin

Phản ánh là sự lưu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Phân chia: phản ánh được chia thành 5 mức độ khác nhau từ thấp đến cao.
  • Phản ánh vật lý.
  • Phản ánh hóa học.
  • Phản ánh sinh học.
  • Phản ánh tâm lý.
  • Phản ánh năng động sáng tạo [ý thức].
Phản ánh vật lý – hóa học:
Là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh, được thể hiện qua những biến đổi cơ – lý – hóa khi có tác động qua lại lẫn nhau giữa các vật chất vô sinh. Đây là hình thức phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động.
Ví dụ: khi để thanh sắt vào axit thanh sắt sẽ dần bị oxi hóa, bị mòn dần. [thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý-hóa qua quá trình kết hợp phân giải các chất]
Phản ánh sinh học:
Là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nghiên hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng và tính phản xạ.
Tính kích thích:
Là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, màu sắc, cấu trúc khi nhận sự tác động của môi trường.
Ví dụ: cây xương rồng sống được ở những nơi có khí hậu khô hạn là nhờ những thay đổi trong cấu trúc sinh trưởng và phát triển của cây,những chiếc lá dần thu nhỏ lại thành những chiếc gai.Từ đó giúp cây chống mất nước và thích nghi với môi trường khắc nghiệt.
Tính cảm ứng:
Là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.
Ví dụ:con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi ở những môi trường khác nhau.
Phản ánh tâm lý:
Là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo:
Là hình thức phản ánh cao nhất, được thực hiện ở dạng vật chất cao nhất là não người, là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra thông tin mới.

Theo quan điểm tâm lý học

Phân chia:

Theo quan điểm tâm lý học chia phản ánh thành 3 mức độ.

  • Phản ánh vật lý: là phản ánh của những sinh vật vô sinh.
  • Phản ánh sinh lý: là phản ánh của thực vật và động vật bậc thấp.
Ví dụ: hoa hướng dương sẻ luôn hướng về phía mặt trời mọc.
  • Phản ánh tâm lý: là những dấu vết còn sót lại, để lại sau khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác [qua đó có thể gọi đó là trí nhớ]
Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặt biệt vì:
Đó là sự phản ánh của hiện thực khách quan là não bộ là tổ chức vật chất cao nhất.
Hiện thực khách quan là những yến tố tồn tại ngoài ý muốn của con người.Khi có hiện thực khách quan tác động vào từ đó sẽ hình thành hình ảnh tâm lý về chúng.
Ví dụ: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức tranh đó.
Hay:Khi ta nhắm mắt ta sờ vào một vật gì đó như hòn bi, sau khi cất đi chúng ta vẫn có thể mô tả lại hình dạng của hòn bi đó.
Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế thì học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn…, và phải thường xuyên gắn liền nội dung của bài giảng với thực tế, sử dụng phương pháp giảng dạy trực quan sinh động, phong phú…
Phản ánh tâm lý phản ánh đặt biệt, tích cực, hình ảnh tâm lý mang tính năng động sáng tạo.Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý:

Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người, song hình ảnh tâm lý khác về chất so với hình ảnh cơ lý hóa ở sinh vật.

Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về một trận bóng đá đối vói một người say mê bóng đá sẻ khác xa với sự cứng nhắt của hình ảnh vật lý trong tivi là hình ảnh chết cứng. Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, hình ảnh đó mang tính chủ thể, mang sắc thai riêng, đậm bản sác cá nhân.
* Cùng hoạt động trong một hoàn cảnh như nhau nhưng hình ảnh tâm lý ở các chủ thể khác nhau sẻ khác nhau.Con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua lăng kính chủ quan của mình.Cùng cảm nhận sự tác động về một hiện thực khách quan tới những chủ thể khác nhau sẽ cho những hình ảnh tâm lý khác nhau.
Ví dụ:
Cùng trong một tiếng tơ đồng.
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
Hay:
Cùng xem một bức tranh sẽ có kẻ khen người chê khác nhau.
* Đứng trước sự trước sự tác động của một hiện tượng khách quan ở những thời điểm khác nhau thì chủ thể sẽ có những biểu hiện và săc thái tâm lý khác nhau.
Ví dụ: Cùng một câu nói đùa nhưng tùy vào hoàn cảnh câu nói đó sẽ gây cười hay sẽ gây sự tức giận cho người khác.
Hay:
Chồng giận thì vợ bớt lời.
Cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào.
Hay:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Có sự khác biệt đó là do: Mỗi người có đặc điểm khác nhau về thế giới quan, hệ thần kinh, não bộ, mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau sự giáo dục khác nhau….

Qua đó chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thực tiễn và quá trình nghiên cứu tân lý:

  • Vì tâm lý mang tính chủ thể nên phải tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Trong ứng xử cần phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng.
  • Trong giáo dục cần chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con người trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng.

Sự phản ánh trong tâm lý học là gì? Khái niệm và bản chất của phản xạ

Bằng cách phản ánh là có nghĩa là một kỹ năng mà cho phép bạn không chỉ kiểm soát trọng tâm của sự chú ý, nhưng cũng ý thức được những suy nghĩ của riêng mình, cảm xúc, và tình trạng chung. Do sự phản ánh của người đó có cơ hội để quan sát bản thân từ bên ngoài và nhìn thấy mình qua con mắt của những người xung quanh anh ta. Reflection trong tâm lý của nhân vật liên quan đến bất kỳ vọng đối với mẫn. Họ có thể xảy ra trong việc đánh giá những hành động, suy nghĩ và sự kiện của họ. Từ cách mọi người có học và biết cách kiểm soát bản thân, sẽ phụ thuộc vào độ sâu của suy tư.

PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

Hiện tượng tâm lí.

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật hiện tượng, biểu tượng đó xuất hiện trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc không diễn ra tức thời như quá trình suy nghĩ hay như trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng ta đã đề cập đến một nét tính cách của con người. Đối với một con người như vậy họ rất trân trọng, quý trọng sản phẩm của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ tâm lí còn có thuật ngữ tâm hồn. Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ điển tiếng Việt [1988], tâm hồn được định nghĩa là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm lí, tâm hồn của con người đều có nguồn gốc từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới vật chất được chuyển vào não, dưới các dạng biểu tượng, hình ảnh đó không dừng lại ở mức độ xơ cứng, bất biến. Nhờ có các giác quan, chúng ta có được những biểu tượng về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Từ vô số các hình ảnh, biểu tượng về những ngôi nhà có thực, trong óc con người dần khái quát hoá, thu gọn tất cả những biểu tượng đó vào một khái niệm: nhà. Chính ngôn ngữ đã giúp cho khả năng nhận biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ có tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng mắt, con người không thể nào nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới nội tâm của con người, mặc dù là sự phản ánh thế giới bên ngoài song nó là các hiện tượng tinh thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho riêng mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể nghiên cứu sâu hơn các hiện tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

Phân loại các hiện tượng tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

Ý thức và vô thức:

Ý thức:

Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần học, Tâm lí học…

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con người: định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân. Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận định mà chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó chính là ý thức.

Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng lại ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả năng nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết. Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức. Tự ý thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn, những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất trong toàn bộ ý thức của con người.

Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết với nhau là cảm giác và tri giác. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa tỉnh và say.

Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát, những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Trong tầng bậc hoạt động, các hành động có ý thức đóng vai trò là những đơn vị cơ bản. Hành động có ý thức là quá trình con người sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình tác động vào thế giới hiện thực nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội.

Vô thức:

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận biết được nguyên nhân.

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên [mơ ngủ] hoặc do bệnh lí [chấn thương sọ não, sốt cao] hay nhân tạo [gây mê].

Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.

Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình thành chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Tâm lí bao gồm ba mặt:

Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2 nhóm chính là nhận thức cảm tính [cảm giác và tri giác] và nhận thức lí tính [chủ yếu là tư duy].

Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng thể [một cách tương đối] và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn, thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc không thể tách biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá trình cảm xúc.

Suy tư

Phản ánh là một hình thức hoạt động lý thuyết của một cá nhân phản ánh một cái nhìn hoặc thể hiện sự đảo ngược thông qua sự hiểu biết về một hành động cá nhân của một người, cũng như luật pháp của họ. Sự phản ánh nội tâm của nhân cách phản ánh hoạt động của sự hiểu biết về bản thân, tiết lộ những đặc điểm của thế giới tâm linh của cá nhân. Nội dung của sự phản ánh được xác định bởi hoạt động cảm giác khách quan. Khái niệm về sự phản ánh bao gồm nhận thức về thế giới khách quan của văn hóa, và theo nghĩa này, sự phản chiếu là một phương pháp của triết học, và phép biện chứng là sự phản ánh của tâm trí.

Phản ánh trong tâm lý học là sự hấp dẫn của chủ thể đối với bản thân anh ta, đối với ý thức của anh ta, đối với các sản phẩm của hoạt động của chính anh ta hoặc bất kỳ suy nghĩ lại. Khái niệm truyền thống bao gồm nội dung, cũng như các chức năng của ý thức của một người, là một phần của cấu trúc nhân cách [lợi ích, giá trị, động cơ], bao gồm suy nghĩ, mô hình hành vi, cơ chế ra quyết định, nhận thức và phản ứng cảm xúc.

Video liên quan

Chủ Đề