Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Anh chị cho tôi xin mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên chuyên nghiệp nhất năm học 2022-2023 với ạ! Tôi cảm ơn!

Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn về kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình) như sau:

“II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
1. Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình)
Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT], Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Các nhà trường chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đối với mỗi mạch kiến thức trong các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở có thể được bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học.
Đối với các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn ở cấp trung học phổ thông, nhà trường xây dựng một số tổ hợp gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình[5] (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học) và xây dựng một số tổ hợp 3 cụm chuyên đề của 3 môn học trong chương trình phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời xây dựng phương án tổ chức cho học sinh đăng kí lựa chọn và tổ chức thực hiện để vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Đối với các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng (sau đây gọi chung là hoạt động giáo dục), Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.”

Theo đó, kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình) cần phải căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì trong hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được quy định như thế nào?

Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 4 Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn về kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì trong hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:

“II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì
a) Đối với bài kiểm tra
Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:
- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.
- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.
b) Đối với bài thực hành, dự án học tập
Các tổ chuyên môn xây dựng các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập để kiểm tra, đánh giá định kì môn học ở từng khối lớp; các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.
c) Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học
Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh.”

Theo đó, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu về: nhận biết, thông hiệu, vận dụng và vận dụng cao.

Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2022-2023? Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện thế nào? (Hình từ internet)

Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2022-2023?

Căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn về mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên như sau:

Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Tải mẫu khung kế hoạch giáo dục của giáo viên: Tại đây.

Xem thêm:

Đã có khung thời gian năm học 2022 – 2023? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của địa phương năm học 2022 - 2023?

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên
Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Giáo viên
Kế hoạch giáo dục
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đã thực hiện ở lớp 6 năm học 2021-2022, tiếp tục thực hiện ở lớp 6,7,10 năm 2022-2023, lớp 6,7,8,10,11 năm 2023-2024 và đến năm 2024-2025 thực hiện toàn bộ bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Ngày 19/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về việc triển khai thực hiện chương trình năm học 2022-2023.

Người viết xin được trích lược và phân tích những điểm mới theo hướng dẫn của Công văn 1496 về thực hiện chương trình năm học 2022-2023, cán bộ quản lý và giáo viên nên biết.

Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Ảnh minh họa - GDVN

Các phụ lục 1,2,3,4 Công văn 5512 dùng tham khảo soạn các kế hoạch lớp 6,7,10

Tại Công văn 1496, Bộ Giáo dục hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:

Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 10: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512); các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy (giáo án).

Công văn này nêu rõ đối với lớp 6,7,10 năm 2022-2023 thực hiện các kế hoạch theo Công văn 5512. Tuy nhiên, các phụ lục 1,2,3,4 của Công văn 5512 chỉ dùng để tham khảo trong việc xây dựng các kế hoạch dạy học, giáo dục.

Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Hướng dẫn đánh giá bài dạy của giáo viên theo Công văn 5512 dài lê thê

Nhưng việc tham khảo như thế nào thì chưa có hướng dẫn cụ thể, năm học qua ở lớp 6 các kế hoạch Công văn 5512 chính là nổi ám ảnh với giáo viên, tổ chuyên môn, mỗi bài dạy, chủ đề phải soạn 4 kế hoạch, mỗi kế hoạch dài cả hàng chục trang giấy khiến tổ trưởng, giáo viên quá tải.

Bên cạnh đó, học sinh học hơn 10 môn, mỗi môn đều soạn các bước đi bài theo kế hoạch 5512 được nhiều giáo viên nhận xét là khuôn mẫu, triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh.

Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể để giảm tải cho giáo viên trong việc soạn các kế hoạch theo Công văn 5512 trên.

Công văn cũng nêu các khối lớp còn lại 8,11,12 được soạn các kế hoạch như hiện hành.

Chương trình mới, chỉ quy định tổng số tiết học/năm học

Công văn 1496 cũng nêu rõ quan điểm chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; lưu ý việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục một số môn học.

Theo đó, đối với lớp 6,7,10 chỉ quy định số tiết học năm học/môn, giúp nhà trường có thể linh động, bố trí sắp xếp giảng dạy đảm bảo hoàn tất số tiết học trong một thời gian nhất định, đảm bảo số tuần thực dạy 35 tuần/năm học.

Ví dụ môn Khoa học tự nhiên lớp 6,7 quy định 140 tiết/năm học gồm 35 tuần thực học, nhà trường có thể bố trí giảng dạy 4 tiết/tuần hoặc bố trí dạy các chủ đề đan xen 3 hoặc 5 tiết/tuần tùy theo học kỳ, đảm bảo tổng số tiết là 140 tiết (trong đó có các tiết kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ).

Môn Âm nhạc, Mỹ thuật lớp 6,7 quy định 35 tiết/năm học thì nhà trường có thể bố trí các môn trên 1 tiết/tuần hoặc bố trí 2 tiết/tuần khi giảng dạy đủ 35 tiết thì cho học sinh kiểm tra cuối kì, hoặc bố trí học kỳ I dạy Âm nhạc 35 tiết, học kỳ II dạy Mĩ thuật 35 tiết, rất thuận tiện cho các trường.

Điểm mới tiếp theo của chương trình mới về kiểm tra đánh giá là học sinh có 4 lần kiểm tra định kỳ gồm giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II, cuối kì II.

Khi kiểm tra giữa kì I, II xong bài kiểm tra cuối kì I, II không cần cho lại nội dung ở kiểm tra giữa kì. Điều này là điểm mới rất quan trọng, hợp lý giảm áp lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, không trùng lặp kiến thức khi kiểm tra giữa kì, cuối kì.

Tiếp tục bồi dưỡng để giáo viên dạy được 2 môn tích hợp ở trung học cơ sở

Đối với môn Lịch sử và Địa lí và môn Khoa học tự nhiên, Công văn 1496 tiếp tục có hướng dẫn căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường, phòng, sở giáo dục và đào tạo cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.

Phân phối chương trình môn thể dục lớp 10 năm học 2022 -- 2023

Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9

Quá trình triển khai thực hiện chương trình mới đến thời điểm này chỉ có một số ít giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo để dạy cả môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý dẫn đến việc triển khai thực hiện 2 môn này gặp nhiều bất cập, vướng mắc.

Các Quyết định 2454, 2455 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong đó phần kinh phí có thể do giáo viên tự đóng góp khiến giáo viên lo lắng.

Rất mong, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điều chỉnh trong các Quyết định trên về kinh phí nên do các cơ quan chủ quản chi trả để các địa phương nhanh chóng liên hệ các trường đại học đủ điều kiện nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy được cả 2, 3 phân môn trên.

Hướng dẫn thực hiện môn Nghệ thuật ở lớp 6,7

Theo Công văn 1496, đối với môn Nghệ thuật, Bộ Giáo dục hướng dẫn như sau:

Chương trình môn Nghệ thuật gồm 02 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật. Việc tổ chức dạy học cần lưu ý bố trí dạy học đồng thời các nội dung bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kì.

Việc kiểm tra, đánh giá: mỗi nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, sản phẩm học tập hoặc dự án học tập.

Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm hai nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả hai nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

Về môn Nghệ thuật, người viết cho rằng hướng dẫn này chưa phù hợp với quan điểm chương trình mở, không quy định tiết dạy/tuần mà chỉ quy định tiết/năm học. Việc bố trí dạy học từng phân môn Âm nhạc, Mĩ thuật như thế nào nên để các trường chủ động phân công và thực hiện theo hướng mở.

Bên cạnh đó, việc ghép Âm nhạc và Mĩ thuật không liên quan gì nhau thành môn Nghệ thuật là một bất cập lớn.

Về đánh giá định kì có hướng dẫn: đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả hai nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

Nếu bài kiểm tra giữa kì môn Âm nhạc đánh giá Đạt, kiểm tra môn Mĩ thuật đánh giá Chưa đạt thì sẽ đánh giá chung là Chưa đạt, học sinh có thể phải kiểm tra lại cả 2 phân môn (chưa có hướng dẫn cụ thể) là vô lý. Học sinh có thể có năng khiếu rất giỏi môn Âm nhạc nhưng hạn chế ở môn Mĩ thuật hoặc ngược lại là hết sức bình thường, không thể ghép cơ học 2 môn trên thành môn Nghệ thuật ở bậc trung học cơ sở.

Do đó, người viết kiến nghị Bộ xem xét trả lại tên môn học Âm nhạc, Mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở.

Giao nhà trường tự xây dựng tổ hợp môn học và cụm chuyên đề học tập

Chương trình lớp 10 mới trung học phổ thông học sinh sẽ được lựa chọn 5/9 môn học và 3 cụm chuyên đề học tập.

Công văn 1496 hướng dẫn: Mỗi trường trung học phổ thông xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 05 môn học được chọn từ 03 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình (mỗi nhóm chọn ít nhất 01 môn học); vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu học tập của học sinh và đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp.

Xây dựng các cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải phù hợp với định hướng nghề nghiệp; học sinh chỉ được chọn cụm chuyên đề trong các môn học bắt buộc và các môn học đã lựa chọn.

Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo sở giáo dục và đào tạo.

Trên đây là các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2022-2023, cán bộ quản lý, giáo viên cần biết, trong Công văn 1496 còn hướng thực hiện các môn Giáo dục địa phương; hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp; Tin học; Ngoại ngữ 1,…

Tài liệu tham khảo:

Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam