Phân tích câu Biết dịch biết ta trăm trận trăm thắng

Chào các bạn,

Phân tích câu Biết dịch biết ta trăm trận trăm thắng

Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người).

Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời.

Vì sao?

Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta.

Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào.

Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia . Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được?

Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phiá trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu.

Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì:

1. Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó…

Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn—không buồn, không vui, không giận… Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ.

2. Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.

Công phu luyện tập tâm tĩnh lặng đến mức không còn lăng kính “tôi” là công phu tuyệt đỉnh—vì “không còn tôi” là đã giác ngộ rồi, chẳng cần phải nhìn nữa.

Bởi vì “biết mình” khó như thế nên ta nên cần phải nhắc đi nhắc lại cho nhau thường xuyên về biết mình:

1. Luyện tập tâm tĩnh lặng: Tức là phải thường xuyên tự nhủ và luyện tập bỏ “cái tôi”. Cái tôi càng lớn, tâm càng ồn ào xung động.

2. Luyện tập cách nhìn chính mình. Như là thiền quán chính mình.

Cầu nguyện để tĩnh lặng

Nhân đây mình muốn đề cập đến phương pháp tĩnh lặng của Thiên chúa giáo, vì mình đã đã nói rất thường đến các phương pháp Thiền của Phật gia.

Trong khi Phật gia có đến 84 nghìn pháp môn, thì Thiên chúa giáo có chỉ một pháp môn duy nhất. Đó là cầu nguyện. (Rất tiện nghi. Chỉ có một môn để học và để thuần thục).

Cầu nguyện thực sự không phải là xin xỏ điều gì đó với một Thượng đế trên ngai, mà là tâm sự để kết hợp làm một với Chúa trong lòng mình.

Nếu bạn là người có lòng tin thật vào Chúa, bạn sẽ tin các điều sau đây:

1. Chúa ở khắp mọi nơi. Và Chúa ở trong lòng bạn. (John 14:19-21). 2. Chúa là tình yêu (1 John 4:16) 3. Bạn là con của Chúa (John 1:12) 4. Chúa luôn yêu thương và chăm sóc bạn (Psalm 23)

5. Chúa toàn năng. Với Chúa mọi thứ đều có thể. (Matthew 19:26)

Vậy thì, nếu bạn thực sự, thực sự, thực sự tin Chúa, bạn chẳng có lý do gì để sợ hãi, lo lắng, stress… khi đứng giữa cơn bão hay động đất. Tâm xung động—sợ hãi, stress—là bằng chứng của sự thiếu lòng tin. Người đã vững tin vào Chúa lúc nào cũng thoải mái, thanh thản.

Vậy thì khi tâm bạn xung động, hãy cầu nguyện, trò chuyện, với Chúa trong lòng bạn, xin Chúa giúp bạn vững tin vào Chúa để bạn không còn làm buồn Chúa bằng sự sợ hãi của bạn (là bằng chứng của “Chúa ơi, cầu nguyện thì con vẫn cầu nguyện, nhưng tin thì vẫn không tin”).

Đây là bí quyết của việc làm phi thường: Trong cơn bão, nếu bạn không nhìn những đợt sóng dữ dội quanh bạn, mà chỉ nhìn vào Chúa, bạn sẽ đi vững trên mặt nước. Matthew 14:22-34

Nếu tâm bạn tĩnh lặng đến mức không còn lăng kính nào hiện diện, bạn sẽ thấy được chính mình rất rõ, kể cả thấy được Chúa trong bạn.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2010 Trần Đình Hoành Permitted for non-commercial use

www.dotchuoinon.com

Trong binh pháp Tôn Tử, có viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, dựa trên ý tứ của Tôn Tử mà chúng ta có “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Đó là kinh nghiệm sống của người xưa được đúc kết, truyền lại và ngày nay chúng ta vẫn nghe, cảm nhận và hay vận dụng theo trong một hoàn cảnh nào đó, ví dụ như vận dụng trong kinh doanh, trong giao tiếp, trong đối nội, đối ngoại, trong tư vấn tâm lý…

Để nhấn mạnh sự chiến thắng ở mọi hoàn cảnh của cá nhân, tập thể (hay các lĩnh vực trong chuyên môn), chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách này với chủ đề Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, mục đích giúp bạn đọc nâng cao, củng cố kiến thức về xây dựng các mối quan hệ trong xã hội, đối tác, bạn bè, anh em… sao cho thuận lợi nhất, thành công nhất.

Phân tích câu Biết dịch biết ta trăm trận trăm thắng

Sách Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng

Nội dung cuốn sách được bố cục 3 phần như sau:

Phần I - Tìm hiểu tính cách con người qua ngoại hình của người xưa

A. Về ngoại hình

B. Luận về ưu, nhược tướng của phụ nữ và nam giới theo người xưa

C. Cách xem tay, chân để nhận diện tính cách con người theo quan niệm của người xưa

D. Luận bàn về các loại tướng tốt, xấu theo người xưa

Phần II - Những con đường đi đến sự thành công - bí quyết thành công của người xưa (nhìn người và dùng người) phần này chúng tôi biên soạn  những kế sách hay nhất của Gia Cát Lượng,Tôn Tử,Khổng Tử,Lưu Bị ……để mọi người hiểu được vì sao những nhân tài này họ thành công như vậy bởi vì họ biết cách xoay chuyển cục vận, chuyển bại thành thắng  .

Phần I, chúng tôi trình bày những vấn đề liên quan đến nhân tướng học dưới con mắt của người xưa nhận định. Ở đây, chúng ta xem để hiểu biết, để tham khảo, để trải nghiệm và rút tỉa ra cho chính mình những gì phù hợp nhất, vì ít nhiều lời của người xưa nói cũng  có những hợp lý nhất định. Phần II, chúng tôi hệ thống những câu chuyện của người xưa về sự thành công trong cuộc sống, về sự khéo léo trong ứng xử, giao tiếp và họ đã ứng dụng rất tốt về câu“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”…. Phần III, những câu chuyện hay về sự thành công trong thời hiện đại. Thành công không có nghĩa là nhiều tiền, có địa vị…, Thành công, là hành trang ta lựa chọn, sống để yêu thương những người xung quanh. Thành công là nghị lực vượt qua hoành cảnh khó khăn của chính mình. Thành công, là hiểu đối tác họ cần gì? Thành công, cũng chính là hành động biết chia sẻ sự may mắn cho người khác….

 Hãy đặt cuốn sách này bên cạnh bạn vì nó có thể giúp ích cho bạn thật nhiều đấy, bởi nội dung của cuốn sách vô cùng phong phú và đa sắc thái.Cuốn sách không những giúp bạn có cái  nhìn đa chiều, mà còn đem lại cho bạn những bí quyết, binh pháp, chiến lược tuyệt vời nhất mà những chiến lược gia, những thiên tài đã sử dụng và họ đã làm nên những điều không thể thành có thể ………

 Sách có độ dày 400 trang, xuất bản quý I/2018, giá phát hành 350,000/đ/1 cuốn

Biết người ,biết mình trăm trận trăm thắng :là câu nói của ai và ý nghĩa là gì ?

Làm sao biết mình?

Cả tâm lý và sinh lý thay đôi sinh diệt không dừng .Vậy cuối cùng mình là AI ?rốt ráo bản thể bất biến là gì ?

Khoa học Xã hội / Tâm lý học

Phân tích câu Biết dịch biết ta trăm trận trăm thắng

BINH PHÁP TÔN TỬ VIẾT:


“Biết người biết ta, trăm trận bất bại

Biết người không biết ta, trận thắng trận bại

Không biết người biết ta, trăm trận trăm bại” 

Người Việt chúng ta thường nói răng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, có lẽ là một phiên bản lạc quan hơn rất nhiều của câu nói trên của Tôn Tử bởi không bại, không có nghĩa là thắng.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt mà chúng ta cần quan tâm đến không hề thay đổi: tri thức là sức mạnh. Điều này đúng bởi những gì ta biết sẽ là nền tảng để xây dựng chiến lược, kế hoạch tác chiến trên bất kì mặt trận nào. Mà theo Tôn Tử thì kẻ thắng trận phải thắng trước khi ra chiến trường rồi, lúc giao chiến coi như chỉ là lễ nghi thôi còn kẻ bại trận thì ra chiến trường giao tranh với hi vọng may mắn sẽ giúp đem lại chiến thắng.

Như vây đủ để thấy Tôn Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch tác chiến đến mức nào và do đó, “biết” là yếu tố thiết yếu. Biết “người” thì mới có thể có những đối sách hợp lý, tránh trường hợp lấy trứng chọi đá hay đốt quân vô ích. 

Trong giao dịch chứng khoán cũng vậy. Nghĩ sâu rộng ra nó thực sự là một cuộc chiến, nơi mà  mỗi nhà đầu tư đều phải đối đầu với thị trường, với những thế lực có tiềm lực lớn hơn chúng ta rất nhiều.

Nó là cuộc đấu mà thực sự bản chất là lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

Rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường, không thực sự hiểu bản thân mình.

Họ không thực sự biết mình là ai, trình độ khả năng tới đâu, nguồn lực tiền bạc thế nào, kiến thức ra sao… Họ không biết về món hàng họ mua, và khi mua món hàng đó trên thị trường, họ không có bất kỳ kế hoạch nào hết. Về mục tiêu sẽ tiêu diệt được bao nhiêu quân , nếu thua thì phải làm sao, rút lui như thế nào? phương án phòng bị là gì? Họ không biết trạng thái thị trường hiện tại đang làm sao? thuận lợi hay khó khăn để tấn công?Còn đối thủ của họ thì sao? Là thị trường! là tay to, là tổ chức. Họ là những người có kinh nghiệm, là có học thức học vị gấp vài lần đến chục lần các nhà đầu tư tội nghiệp. Họ biết về doanh nghiệp, họ biết thông tin, họ biết cả điều mà chúng ta mong đợi…Số tiền của họ có nhiều hơn chúng ta hàng trăm lần….

Vậy, những nhà đầu tư vừa mới bước vào thị trường sở hữu duy nhất sự tham lam và tự tin, hoàn toàn không hiểu gì về đối thủ, hoàn toàn không có kế hoạch tác chiến, vậy thắng thua đã rõ chưa?

Lạc quan tếu hơn nữa là nhiều nhà đầu tư lại mang sở đoản của mình: kiến thức, thông tin, tiền bạc…. để thi đấu, đánh giáp lá cà với thị trường, trở thành nhà đầu tư giá trị…. và rồi bị nghiền nát khi mang trứng chọi với đá.

Với một đối thủ hiểu chúng ta như vậy, vậy cửa thắng là ở đâu?

Đó chính là ở điểm:

1. Không thua

Để làm được điều thứ nhất, KHÔNG THUA, chúng ta cần phải có “HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO” thật tốt. Nó là cái PHANH, là kế hoạch giao dịch, kéo chúng ta ra khỏi rắc rối khi thị trường phản công chúng ta. Trước khi vào trận, chúng ta phải biết, chúng ta sẽ rút lui ở đâu, kế hoạch B là gì?Như vậy, chúng ta sẽ có thể chiến đấu lâu dài, tìm cơ hội chiến thắng. “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”

2. Trận thắng, trận bại

Không đối thủ nào không có sơ hở, sai lầm. Viên Thiệu 70 vạn quân đánh Tào Tháo cũng chỉ đốt kho lương là chết, Lưu Bị cũng 70 vạn quân đánh Đông Ngô, sai một bước chui vào rừng, bị Lục tốn đốt chết, Tào Tháo cầm 83 vạn quân đánh Đông Ngô, liên kết với nhau, gặp gió Đông thổi lửa là chết.Thị trường cũng vậy. Luôn có những thời điểm chúng ta có thể tấn công được. Luôn có những lúc sơ hở, chúng ta đánh bừa cũng thắng, miễn là chúng ta phải tập trung, đánh đến đâu dứt điểm đến đó, không đánh rắn chừa đầu.  Khi thị trường vui vẻ, có cơ hội, ngay lập tức chúng ta phải tận dụng và kiếm thật nhiều khi chúng ta đúng. và ngược lại. Khi Thị trường đã ổn định quân số, thiết lập lại phòng thủ, chúng ta đánh không thắng được nữa, lập tức thu quân về.Khi chúng ta bại trận, phải nhanh chóng thoát ra, tối thiểu hóa vong vô ích. tuyệt đối không giáp lá cà, không chi viện những mặt trận mà chúng ta đã bị thua, mai phục, bao quân cứu viện vào cũng chết.

Và chúng ta lại tiếp tục chiến thuật KHÔNG THUA……