Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao dưới đây Anh em như the chân tay

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao “Anh em như chân với tay/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Đoạn văn có sử dụng một thành ngữ.(Gạch chân và chú thích cuối đoạn văn)

Văn nghị luận – Văn chứng minh

"Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Em hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.

Bài làm

   Ca dao không chỉ là những câu lục bát trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. Tiêu biểu là câu:

"Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

   Câu ca dao thật giản dị, gần gũi mà chứa đựng bao điều đáng cho ta suy nghĩ. Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như tay chân và rách lành. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

   Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em. Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh em sau này.

   Lành chỉ lúc đầỵ đủ sung sướng, rách chỉ khi nghèo khổ thiếu thốn. Hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, không hề thay đổi.

   Câu ca dao trên đã nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh em do cha mẹ sinh ra, sống trong một gia đình, khi bé, sống chung với nhau, yêu thương nhau đã đành. Lúc lớn lên, cũng phải giữ mãi tình cảm cao quý đó. Dù hoàn cảnh sống sướng, khổ khác nhau, anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi con người trong gia đình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền và thể hiện qua câu ca dao trên. Yêu thương, đùm bọc nhau là đạo đức, là nhân cách rất nhân bản của con người nói chung. Do vậy, gia đình nào yêu thương hòa thuận với nhau thi gia đình đó được hạnh phúc, cha mẹ được an vui lúc tuổi già.

   Truyền thống cao đẹp và nhân bản đó còn được thể hiện rộng lớn hơn giữa đồng bào trong một đất nước mà đặc biệt, giữa dân tộc này với dân tộc khác mỗi khi có thiên tai như hạn hán, lũ lụt… Tình yêu thương đùm bọc đó đã tạo điều kiện cho người bị nạn vượt qua những khó khăn trước mắt và có niềm an ủi tinh thần để vươn lên.

   Tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể. Ai cũng có cha mẹ và anh em. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Bài học ứng xử ấy lại thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản và gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc nhau thì cha mẹ có vui lòng không?

   Yêu thương, giúp đỡ nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức trong phạm vi gia đình là tình anh em và trong phạm vi lớn rộng hơn là tình dân tộc và nhân loại.

Giải thích câu ca dao: Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

Ca dao không chỉ là những câu lục bát trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. Tiêu biểu là câu:

  “Anh em như thể chân tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

  Câu ca dao thật giản dị, gần gũi mà chứa đựng bao điều đáng cho ta suy nghĩ. Trước tiên ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như tay chân và rách lành. Tay và chân là hai bộ phận của con người, hỗ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên, có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

  Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất, nhân dân ta nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em. Chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh em sau này.

  Lành chỉ lúc đầỵ đủ sung sướng, rách chỉ khi nghèo khổ thiếu thốn. Hoàn cảnh có thể thay đổi song anh em vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau, không hề thay đổi.

  Câu ca dao trên đã nêu lên một vấn đề đạo đức, đồng thời cũng là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh em do cha mẹ sinh ra, sống trong một gia đình, khi bé, sống chung với nhau, yêu thương nhau đã đành. Lúc lớn lên, cũng phải giữ mãi tình cảm cao quý đó. Dù hoàn cảnh sống sướng, khổ khác nhau, anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc giúp đỡ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em thắm thiết là bổn phận của mỗi con người trong gia đình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền và thể hiện qua câu ca dao trên. Yêu thương, đùm bọc nhau là đạo đức, là nhân cách rất nhân bản của con người nói chung. Do vậy, gia đình nào yêu thương hòa thuận với nhau thi gia đình đó được hạnh phúc, cha mẹ được an vui lúc tuổi già.

  Truyền thống cao đẹp và nhân bản đó còn được thể hiện rộng lớn hơn giữa đồng bào trong một đất nước mà đặc biệt, giữa dân tộc này với dân tộc khác mỗi khi có thiên tai như hạn hán, lũ lụt… Tình yêu thương đùm bọc đó đã tạo điều kiện cho người bị nạn vượt qua những khó khăn trước mắt và có niềm an ủi tinh thần để vươn lên.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

  Tình anh em là tình ruột thịt gắn bó, gần gũi với nhau rất mật thiết như tay và chân của một cơ thể. Ai cũng có cha mẹ và anh em. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người. Bài học ứng xử ấy lại thể hiện bằng những hình ảnh đơn giản và gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc nhau thì cha mẹ có vui lòng không?

  Yêu thương, giúp đỡ nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức trong phạm vi gia đình là tình anh em và trong phạm vi lớn rộng hơn là tình dân tộc và nhân loại.

Giải thích câu ca dao: Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần – Bài làm 2

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khắng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay va chân trong cơ thể con ngừờiT Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sông chung trong một mái nhà, cùng lớn lên có quan hệ tình cấm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Qua hình ảnh so sánh Anh em như thể tay chân nhân dân ta muôn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia dinh. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn,, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. ơ đây dù trong hoàn canh nao “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiêu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.

Xem thêm:  Hãy tả một lần em bị mắc lỗi

Câu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức đồng thời cũng là vấn đề tình cảm: tình anh em. Trong gia đình, anh em đã từng sống chung với nhau từ thuở bé. Đến lúc lớn lên, dù mỗi người có bận bịu vì cuộc sống, vì gia đình riêng thì cũng phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù hoàn cảnh có khác nhau, người sông sung sướng, hạnh phúc, người sống nghèo khổ đói nghèo thì anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc cho nhau. Giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy là bổn phận của mỗi người con trong gia đình. Yêu thương hòa thuận với nhau là đạo đức, là nhân cách của con người. Gia đình nào có được anh em biết yêu thương, đùm bọc cho nhau là gia đình đó có hạnh phúc.

Ông cha ta khuyên bảo nhắc nhở con cháu phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó trong gia đình là vì đây là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cuộc sông cũng như lịch sử đã khẳng định – chính tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh em trong gia đình được nhân rộng ra là tình thương yêu đồng loại – đã giúp cho nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách mà tưởng chừng như nhân dân ta không vượt qua được. Những thiên tai lũ lụt đã gây biết bao tang thương dói khổ cho dân lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta đứng dậy nổi không? Cũng như trải qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta cần có sự “đùm bọc” đỡ đần như tiếp thêm sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần, cũng gặp phải. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, thủy chung với nhau.

Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau – khi mà cuộc sống ngày càng diễn ra những cảnh tượng đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy gẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó để sống’ đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.

Giải thích câu ca dao: Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần – Bài làm 3

Ca dao không những là tiếng nói tình cảm dạt dào mà còn là một kho tàng kinh nghiệm sống, lưu trữ truyền thống đạo lí, tình cảm của nhân dân ta. Từ nghìn xưa nói về anh em ta trong một gia đình nên cư xử với nhau như thế nào, ca dao đã khuyên nhủ mọi người.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Câu ca dao trên mở đầu bằng hình ảnh so sánh: “Anh em như thể tay chân”, một lối nói quen thuộc của nhân dân lao động giống như “bầu” và “bí”, “dây trầu và cây cau”, “gà cùng một mẹ”… Ai cũng biết “tay” và “chân” là hai bộ phận của một cơ thể con người có quan hệ không thể tách rời, luôn luôn khăng khít hỗ trợ cho nhau. Khác nào anh em trong một gia đình, đều cùng một cha mẹ sinh ra, dưới một mái ấm tình thương, có chung với nhau vô vàn kỉ niệm. Do đó, mà có quan hệ tình cảm gắn bó nhau. Anh em có thể giúp đỡ, đùm bọc nhau giống như quan hệ giữa “tay” và “chân” vậy.

Hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể trên đây giúp ta hiểu được tình cảm khăng khít giữa anh chị em. Tình cảm này là nền tảng cho cách đối xử mà câu thứ hai đề cập: “Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

“Rách”, “lành” là hình ảnh tượng trưng giúp ta hình dung hai hoàn cảnh sống trái ngược nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, cơ cực, sa cơ lỡ vận. Trái lại, “lành” tượng trưng cho cuộc sống thuận chèo mát mái, sung túc, ấm no. Câu thứ hai là lời khuyên về cách cư xử của anh em một nhà trong các hoàn cảnh biến động của đời. Dẫu khi no, khi đói, khi đầy đủ và khi thiếu thốn, lúc nào anh em cũng phải nâng đỡ, đùm bọc lấy nhau trong tình thương yêu máu thịt. Đã là anh em đừng vì hoàn cảnh sống đổi thay mà tình cảm đậm nhạt biến thiên theo.

Câu ca dao trên khẳng định một vấn đề đạo lí mà cũng là vấn đề tình cảm: Đó là tình anh em trong một gia đình. Từ tuổi bé thơ, sống chung với nhau yêu thương, khắng khít nhau như tay chân, anh em, khi lớn lên dù trong hoàn cảnh sống nào cũng phải lưu tâm, giúp đỡ đùm bọc thương yêu nhau.

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Vì vậy, giữ trọn vẹn tình anh em ruột thịt thắm thiết chính là bổn phận của mọi thành viên trong gia đình Đây là vấn đề mà nghìn xưa cha ông vẫn quan tâm. Do đó, cùng một ý nghĩa này, ngoài câu ca dao trên, ta còn đọc được nhiều câu khác:

Chị ngã em nâng

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Môi hở răng lạnh.

Đủ thấy hai câu ca dao trên có một ý nghĩa khá lớn. Đó là bài học đạo lí về tình anh em được thể hiện bằng hình ảnh cụ thể sinh động và gợi cảm.

Tuy nhiên chúng ta nên hiểu ý nghĩa của hai câu ca đao trên rộng hơn nữa là mọi người trong nước, trong xã hội đều là “đồng bào” đều là “anh em” nên đều phải biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau và chung thủy với nhau theo một đạo lí lớn hơn nữa:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Để tiến đến một ngày mai:

Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.

Ngày nay, hai câu ca dao ấy vẫn còn có tác dụng lớn lao, giúp chúng ta suy ngẫm để hiểu đầy đủ ý nghĩa và cố gắng làm theo bài học đạo lí của ông cha từ nghìn đời để lại khuyên nhủ cháu con…