Phân tích những thế mạnh về tự nhiên de phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

phân tích khả năng, hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở tây nguyên? nêu các biện pháp để phát triển ổn định cây công nghiệp lâu năm của vùng?

Các câu hỏi tương tự


  • Toán lớp 12
  • Ngữ văn lớp 12
  • Tiếng Anh lớp 12

Giải quyết hiệu quả vấn đề này, nhất thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập về quy hoạch, phát triển cây công nghiệp; đồng thời ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch

Những ngày đầu tháng Tư, đến các địa phương của tỉnh Đắc Lắc-“thủ phủ” cà phê của Tây Nguyên chúng tôi không khỏi xót xa trước hàng nghìn héc-ta cà phê đang khô héo do nắng hạn kéo dài. Ông Bàn Văn Nhất, thôn Hiệp Đoàn, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar cho biết: Cả thôn có 324 hộ dân, với hơn 2.000 nhân khẩu. Người dân ở đây chủ yếu trồng cây cà phê và cây hồ tiêu. Hiện nay, thôn có gần 70% hộ dân thiếu nước sinh hoạt do hạn hán. Nhiều gia đình đã khoan giếng đến 4-5 lần, xuống tới độ sâu 150m nhưng vẫn không có nước. Không có nước tưới, nguy cơ mất trắng hàng nghìnhéc-tacây công nghiệp của địa phương.

Cán bộ Công ty Cà phê 15 Binh đoàn 15 hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho nhân dân địa phương.

Qua thống kê của các địa phương ở Tây Nguyên, nắng hạn kéo dài trong thời gian qua đã làm cho hơn 40.137ha cà phê, 2.290hahồ tiêubị ảnh hưởng, trong đó có 3.000ha cà phê mất trắng và thiệt hại hơn 70%, 4.038ha thiệt hại từ 30-70%. Trước tình trạng thời tiết tiếp tục khô hạn thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những vấn đề đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương về triển khai giải pháp nhằm phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên.

Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, mức độ khô hạn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi và tình trạng thiếu nước cho cây trồng vụ đông xuân 2015-2016 đang đặt ra yêu cầu cấp bách về phát triển thủy lợi. Một trong những rào cản lớn trong việc phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên là hệ thống liên kết trong sản xuất-thu mua-chế biến-tiêu thụ sản phẩm còn bất cập; mô hình liên kết “4 nhà” chưa rõ. Công tác tái canh cây cà phê triển khai chậm, làm gia tăng diện tích cà phê già cỗi. Diện tích cà phê hơn 20 năm tuổi của các tỉnh Tây Nguyên cần phải tái canh đến năm 2020 là 200.000ha, năm 2015 toàn vùng mới chỉ tái canh được 16.850ha.

Ông Trần Đức Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết: Những năm qua, cây cà phê và cây hồ tiêu được giá cao trong thời gian tương đối dài nên người dân các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư mở rộng diện tích ồ ạt, tự phát, phá vỡ quy hoạch. Tính riêng trong năm 2015, diện tích cây cà phê đã tăng 4.000ha, diện tích cây hồ tiêu tăng 9.594ha. Chính vì vậy, việc triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên đang là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành Trung ương, địa phương và người dân.

Giải pháp để phát triển bền vững

Theo TS Trương Hồng, Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên [WASI], những năm qua, WASI đã nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp canh tác theo hướng thích ứng và giảm thiểu tác hại của hạn hán trong sản xuất cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh các giống cà phê vối đã được công nhận ở những giai đoạn trước, từ năm 2011-2015, WASI đã chọn được 2 dòng cà phê vối [TR14, TR15] chín muộn, chất lượng cao, có khả năng tiết kiệm được lượng nước tưới nhờ đặc tính sinh lý của giống. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, người sản xuất cần thực hiện trồng xen, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch trên vườn cà phê, trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê, trồng cây trụ sống cho tiêu bám...; sử dụng các sản phẩm phục vụ sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới nước…

Đắc Lắc là địa phương có diện tích cây công nghiệp dài ngày nhiều nhất vùng Tây Nguyên, nhất là cây cà phê. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng phương thức sản xuất truyền thống, tự cung, tự cấp, tính thương mại thấp. Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc cho rằng, Đắc Lắc nói riêng, các địa phương trong vùng nói chung cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết những nông hộ riêng lẻ và liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp. Thực tế, liên kết giữa các nông hộ riêng lẻ để tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng, tiến bộ kỹ thuật và tiết kiệm chi phí đầu vào, nhất là việc bảo vệ sản phẩm vào mùa thu hoạch. Để duy trì các mối liên kết hỗ trợ nông dân cần phát huy cao vai trò của các bên trong từng lĩnh vực như: Nhà nước tạo cơ chế,chính sách phù hợp; các nhà khoa học hỗ trợ chuyển giao công nghệ;các doanh nghiệp là “bà đỡ”, vừa cung ứngvật tư, vừa bao tiêu sản phẩm.

Cũng theo ông Trần Đức Thanh, Nhà nước phải có dự báo, có chiến lược thị trường để nhân dân sản xuất những mặt hàng thị trường cần; đồng thời, có những chính sách cụ thể để người dân yên tâm, gắn bó với các loại cây mình đang trồng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành Trung ương cần thành lập Ban Điều phối phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên; xây dựng các đề án liên kết nhằm huy động, tập trung nguồn lực phát triển đối với một số lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính và quản trị làm nòng cốt cho việc hình thành liên kết phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy và thu hút cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Tây Nguyên để kết nối với các doanh nghiệp chủ lực; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân làm cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng. Thúc đẩy hợp tác công tư để huy động nguồn lực công và tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

Thời gian qua, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Vì vậy, để các tỉnh Tây Nguyên phát triển bền vững cây công nghiệp theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, ứng phó hiệu quả trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, gắn với quy hoạch, phát triển cây trồng phù hợp với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên…

Bài và ảnh:NGUYỄN VĂN CHUNG

HĐ 1.  Tìm hiểu vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng.

Đất đai và khí hậu có những thuận lợi gì cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đây.

Mùa khô ở đây có những thuận lợi gì cho sản xuất [chè, cà phê, tiêu].

Dựa vào lược đồ SGK Tr. 169 và Atlat kể tên các tỉnh có trồng cà phê. Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất.

GV thông tin về cây Cà phê: vối, chè, mít.

Vùng trồng chè lớn thứ mấy cả nước? Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước.

GV: việc phát triển cây công nghiệp ở đây đã có những tác động tích cực cho sự phát triển KT-XH của vùng nói riêng và cả nước nói chung: việc phát triển cây CN ở Tây Nguyên không chỉ mang lại ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc: góp phần phân bố lại dân cư và lao động, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ và lao động thời vụ đến Tây Nguyên.

- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả KT-XH của sản xuất cây CN trong vùng cần thực hiện một số giải pháp. [SGK]

Chuyển ý: Tây Nguyên hiện là vùng có diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước. Trong điều kiện như vậy tình hình khai thác và chế biến lâm sản ở Tây Nguyên ra sao? Sẽ được tìm hiểu ở mục 3.

HĐ 2. Tìm hiểu tình hình khai thác và chế biến lâm sản.

Nêu đặc điểm rừng ở Tây Nguyên vào đầu thập kỉ 90 [TK  XX].

Trong những năm gần đây do nạn phá rừng gia tăng.

 Nêu hậu quả của việc khai thác quá mức và biện pháp bảo vệ [giải pháp].

Chuyển ý: Tây Nguyên là điểm xuất phát của nhiều sông, tài nguyên nước ở đây khá phong phú, Tây Nguyên cũng là nơi có mùa khô kéo dài khá sâu sắc.

Làm gì để khai thác tốt hơn nguồn thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên ?

HĐ 3. Tìm hiểu việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên.

Tây Nguyên có nhiều sông, trong đó có 3 sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất là sông nào?

→ Xê Xan, Xrê pôk, Đồng Nai.

- Tài nguyên nước của các sông Tây Nguyên đang được sử dụng ngày càng hiệu quả bằng cách khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi trên các sông.

 HS xác định trên bản đồ một số nhà máy thủy điện trên các hệ thống sông.

Có mấy nhà máy thủy điện trên từng hệ thống sông.

Ngoài mục đích khai thác thủy điện trên các hệ thống sông, hồ thủy điện ở Tây Nguyên còn có ý nghĩa gì ?

1. Khái quát chung:

- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

- Vị trí tiếp giáp: [Atlat]

- Diện tích: 54.700 nghìn km2

- Dân số: 4,9 triệu người [2006]

- Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm:

* Điều kiện phát triển:

- Đất đỏ badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn→thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu: cận xích đạo nhưng do ảnh hưởng của độ cao nên có thể trồng cả cây CN nhiệt đới [cà phê, cao su, tiêu] và cây CN có nguồn gốc cận nhiệt đới [chè].

* Tình hình sản xuất và phân bố:

- Cây cà phê: là cây CN quan trọng số 1 Tây Nguyên. Chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè: trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

- Cà phê vối: được trồng ở vùng nóng hơn, chủ yếu ở Đăk Lăk

- Cây chè: trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia  Lai.

- Cây cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đăk Lăk [vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ]

→ Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp đã thu hút hàng vạn lao động, và tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên…

Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp: [SGK]

3. Khai thác và chế biến lâm sản:

- Là thế mạnh của vùng Tây Nguyên. Hiện nay rừng đang bị suy giảm, khai thác gỗ hiện nay khoảng 200-300 nghìn m3/năm.

- Khai thác cần chú ý đến việc bảo vệ và trồng lại rừng.

4. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi:

- Trước đây có các nhà máy thủy điện: Đa Nhim [CS: 160MW], Đrây Hling [CS: 12MW].

- Từ thập kỉ 90 [TK XX] trở lại đây vùng đã và đang xây dựng nhiều công trình thủy điện:

+ Trên hệ thống sông Xê Xan: 5 bậc thang thủy điện, tổng công suất 1.500MW.

+ Trên hệ thống sông Xrê pôk: 6 bậc thang thủy điện, tổng công suất lắp máy trên 600MW.

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: 3 nhà máy thủy điện đang được xây dựng: Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

+ Các hồ thủy điện cung cấp nước tưới trong mùa khô, giúp phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản…

Video liên quan

Chủ Đề