Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học

Trong những năm gần đây ngoài quan tâm vấn đề giáo dục các môn văn hóa thì giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng đang được các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục chú trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc phần 1 của cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”. Phần này trình bày một số đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học và các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học

PHN I.  THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GTS VÀ KNS

I. Những thực trạng học sinh (HS) đang gặp phải :

- Có nhiều hành vi ứng xử sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội (vô cảm)

       - Nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống rất thấp (thể hiện khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, ứng phó với những thử thách..

- Sự bùng nổ thông tin, nhất là game onlin - ảnh hưởng bởi các trò chơi mang tính bạo lực. Bạo lực học đường gia tăng

- Học sinh hút thuốc lá, uống r­ượu, nghiện game, chat... trong khi không phải các em không ý thức đư­ợc sự nguy hại của những vấn đề đó. Nhiều khi các em tham gia chỉ vì đua đòi, có khi không đủ  khả năng để từ chối.

- Nhiều hiện tượng khác: bỏ học, vi phạm pháp luật ( giao thông, ma túy, mất trật tự công cộng…) gia tăng ở lứa tuổi học sinh.

II. Thực trạng giáo dục GTS, KNS của gia đình và nhà trường

1.   Gia đình : Chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục GTS, KNS cho con em mình. 

2.   Nhà trường:
Về thuận lợi

- Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường THCS được tiến hành thông qua môn học (nội khoá, ngoại khoá), thông qua việc dạy học tự chọn, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này (qua các đợt tập huấn tích hợp một số mặt giáo dục khác). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường;

- Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… sẽ  tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống;

Về khó khăn:

-       Sự quan tâm của giáo viên về vấn đề giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế.

- Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những  đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện;

- Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống.

 - Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về GTS-KNS, không có GV chuyên trách… cán bộ quản lý, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn

- Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức GDKNS qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển KNS trong giảng dạy các môn học;

- Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc KNS trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS;

PHN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.GIÁ TRỊ SỐNG:

1. Khái niệm:

Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người.

Giá trị sống trở thành động lực để người ta nổ lực phấn đấu để có được nó.

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống:

Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu.

a)     Giá trị truyền thống của con người Việt Nam:

         Tinh thần yêu nước

         Yêu thương con người

         Tinh thần đoàn kết

         Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.

b) .Giá trị toàn cầu

                  Năm 1995, để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào, một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên trên hơn 100 nước, và đã đưa ra 12 giá trị sau: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hoà bình, đoàn kết, trung thực.

3. Tại sao phải học giá trị sống ?
- Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha.
- Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người. 

II. KỸ NĂNG SỐNG:

1.     Khái niệm:

Kỹ năng sống đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì, và làm như thế nào).

Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:

·        Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…;

·        Học để làm (learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm….;

·        Học để cùng chung sống (learn to live toghether) gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;

·        Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

2.     Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống:

-       Những thay đổi nhanh chóng trong xã hội và thay đổi tâm sinh lý của chính bản thân trẻ chưa thành niên đang có tác động lớn đối với các em

-       Những thay đổi về mặt kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đối với gia đình các em

-       Việc giáo dục KNS là hết sức quan trọng giúp các em: rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống.

3.     Các loại kỹ năng sống cơ bản:

- Kỹ năng tự nhận thức;

          - Kỹ năng xác định giá trị;

          - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

          - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin

- Kỹ năng giao tiếp có ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

          - Kỹ năng lắng nghe tích cực

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

- Kỹ năng thương lượng/thuyết phục

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng hợp tác

          - Kỹ năng tư duy phê phán

          - Kỹ năng tư duy sáng tạo

          - Kỹ năng ra quyết định

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng kiên định

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

- Kỹ năng đặt mục tiêu

- Kỹ năng quản lý thời gian

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

          - Kỹ năng thuyết trình

          - Kỹ năng ứng phó với lo âu và kiểm soát những xúc cảm tiêu cực

          - Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân

- Kỹ năng kiên cường

- Kỹ năng tư duy, đánh giá

- Kỹ năng giải quyết xung đột

- Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan

- Kĩ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu

- Kĩ năng lãnh đạo

- Kĩ năng học tập định hướng nghề nghiệp….

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG

1.     Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống

Bên cạnh việc học cách để làm (doing) nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.

Thiếu niên phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của  thiếu niên, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, người học cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị.

2.     Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống

Thực chất kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị.

Tuy nhiên, cũng xin khuyến cáo, nếu quá tập trung vào các kỹ năng sống dưới góc độ “kỹ thuật hành vi” và không chứa đựng giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo dục kỹ năng sống kiểu này có thể dẫn đến phi đạo đức, không phù hợp với mục đich giáo dục tốt đẹp của chúng ta.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY CÁC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG:

1. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

1.     Phương pháp mô hình mẫu

2.     Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác

3.     Phương pháp động não

4.     Phương pháp nghiên cứu tình huống

5.     Phương pháp trò chơi

6.     Phương pháp hoạt động nhóm

7.     Phương pháp đóng vai

8.     Phương pháp tưởng tượng/nội suy

9.     Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa

10. Phương pháp trải nghiệm/thực hành

2. NĂM NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC GIÁO DỤC GTS, KNS:

- Tương tác: GTS, KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động và tương tác với GV và với nhau trong quá trình giáo dục
      - Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực hành
      - Tiến trình: GD GTS, KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình
      - Thay đổi hành vi: mục đích cao nhất của GD GTS, KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
      - Thời gian: GD GTS, KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt.

3. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC:

Thực hiện giáo dục GTKNS rất nhiều và rất đa dạng, có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: 

1/ Thông qua dạy học các môn học;

2/ Thông qua chủ đề tự chọn; 

3/ Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 

4/ Thông qua hoạt động câu lạc bộ.

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG

1.     Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, gần gũi và cởi mở

Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn là chiến lược tiên quyết để giáo dục giá trị sống hiệu quả.

2.     Các hoạt động nhận diện giá trị sống và kỹ năng sống

Học sinh cần phải hiểu sâu sắc về các giá trị sống và kỹ năng sống cần hình thành. Những giá trị sống và các kỹ năng sống này có thể vẫn hiển hiện trong cuộc sống nhưng các chủ thể có thể chưa cảm nhận đúng và rõ ràng về chúng. Các hoạt động được tổ chức để nhận diện lại và khám phá sự sâu sắc của các giá trị và kỹ năng là nội dung rất quan trọng trong giáo dục giá trị và kỹ năng sống. Các hoạt động có thể:

·        Học sinh tìm hiểu nội dung các giá trị và kỹ năng sống

Học sinh có thể tìm hiểu, đọc các bài viết về các giá trị, những câu chuyện về kỹ năng sống, về trải nghiệm cuộc sống…

Học sinh được nghe kể về thí dụ thực tế về những người thành công khi họ mang trong mình những giá trị cần thiết.

·        Suy ngẫm về giá trị sống và kỹ năng sống cần có

Sau khi hiểu rõ hơn về các giá trị và kỹ năng sống một cách lý thuyết, học sinh sẽ suy ngẫm sâu rộng hơn về các giá trị và kỹ năng này bằng cách tổ chức các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm, yêu cầu học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình về giá trị và kỹ năng sống. Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một thế giới hòa bình, thế giới ấy sẽ như thế nào, và bạn cảm nhận gì trong thế giới ấy? Hoặc hãy hình dung về một thế giới với những con người sống có trách nhiệm hoặc sống không có trách nhiệm thì bạn sẽ có cảm nhận thế nào? Khi mường tượng ra những giá trị và kỹ năng được ứng dụng, học sinh có thể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình.

·        Nhận diện các giá trị và kỹ năng sống qua thực tế cuộc sống

Để học sinh tìm hiểu một cách thực tế hơn các giá trị sống và kỹ năng sống được thể hiện như thế nào trong các hoạt động xã hội, giáo viên có thể gợi mở các chủ đề xã hội, xem băng videoclip, xem phim, tham gia hoạt động thực tiễn… Sau đó học sinh chỉ ra các giá trị hay phản giá trị nằm trong các tình huống của cuộc sống đó; học sinh đưa ra ý kiến của họ và xem nếu họ hành động như họ nói thì họ sẽ tạo ra điều kỳ diệu của cuộc sống như thế nào; những kỹ năng sống cần có để các hoạt động xã hội đó thành công.

3.     Tổ chức thảo luận, chia sẻ các giá trị

Tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết đối với các buổi hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống. Khi có được không gian này, việc chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn. Thảo luận trong một môi trường mang tính hỗ trợ có thể giúp hàn gắn, chữa lành tổn thương rất hiệu quả.

4.     Tổ chức hoạt động để học sinh thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị và kỹ năng sống một cách sáng tạo

Ngay trong môi trường lớp học, giáo viên cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh cảm nhận ý nghĩa rất thực, ích lợi rất thực của các giá trị và kỹ năng mà họ đang được trang bị. Thông qua các hoạt động ấy, học sinh tự nhận ra những giá trị cho riêng mình. Sự đa dạng của các hoạt động làm cho học sinh hứng thú hơn và thấy ngay được tính hữu dụng của các giờ học về giá trị và kỹ năng sống.

5.     Tổ chức các hoạt động thực tiễn

Nếu chỉ suy ngẫm và thảo luận các giá trị thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng để ứng dụng giá trị vào thực tế. Các hoạt động giáo dục giá trị sống làm nền tảng cho giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng sống giúp học sinh hiểu được và ứng dụng được các giá trị vào cuộc sống.

PHẦN III: KẾT LUẬN

 Hoạt động giáo dục GTS, KNS là vô cùng cần thiết cho học sinh nhất là trong thời điểm hiện nay.

Các trường THCS cần tổ chức thực hiện một cách linh hoạt như sinh hoạt ngoại khóa hay giáo dục lồng ghép vào các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội cho các em bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một cách tự nhiên.

Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học
  Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống là nội dung khá rộng đòi hỏi có sự tham gia của các thành viên, tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường cần làm cho học sinh ghi nhớ những điều tốt đẹp nhất đến suốt đời và trang bị cho các em những kỹ năng sống thiết thực. Đó là hành trang vào đời thật sự ý nghĩa đối với mỗi học sinh

Để trường học luôn là nơi các em cảm thấy an toàn nhất, để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ mà nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Trường học có thân thiện , học sinh có tích cực hay không đều bắt nguồn từ kỹ năng sống của các em.

PHẦN IV: MỘT SỐ GIÁO ÁN THAM KHẢO

1. HOẠT ĐỘNG GTS,KNS: CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN

Tên hoạt động: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG TÔN TRỌNG

Phương pháp : phương pháp thuyết trình, phương pháp động não, phương pháp trò chơi, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp sắm vai.

Hình thức: thực hiện ngoại khóa

Tổ chức thực hiện :

1. Ổn định tổ chức: :

Người điều khiển nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu người cố vấn cho chương trình, giới thiệu nội dung các phần hoạt động.

2. Hoạt động 1 : Xây dựng bầu không khí thân thiện. ( 7’)

Rèn kỹ năng : tự nhận thức, giao tiếp

Người điều khiển mời cả lớp nghe bài hát: “ Ơn nghĩa sinh thành” sáng tác Dương Thiệu Tước

? Em có suy nghĩ gì khi nghe bài hát này?

HS phát biểu.

3. Họat động 2: Nhận diện giá trị sống: tổ chức trò chơi tiếp sức(6’)

Rèn kỹ năng : hợp tác, suy nghĩ tích cực, ra quyết định, tư duy sáng tạo

Người điều khiển chia lớp thành 2 đội:

Đội 1: Tìm và nêu lên những biểu hiện của sự tôn trọng

Đội 2:  Tìm và nêu lên những biểu hiện của sự thiếu tôn trọng

4. Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận, chia sẻ ( 10’)

Rèn kỹ năng tự nhận thức,

- Yêu cầu học sinh nhận xét về ý kiến của hai đội.

-   Người điều khiển tổng hợp kết quả của các nhóm và nhấn mạnh đến việc biết thể hiện sự tôn trọng bằng việc làm cụ thể và không thực hiện những hành vi thiếu tôn trọng.

- Tuyên dương đội thắng.

5. Hoạt động 4: Trải nghiệm (11’)

Rèn kỹ năng suy nghĩ tích cực, trình bày ý tưởng, tư duy phê phán

-   Người điều khiển yêu cầu chia lớp thành 2 nhóm

-   Mỗi nhóm sẽ suy nghĩ và phát biểu về nội dung sau: “ Em đã từng hoặc chứng kiến một biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng. Em hãy kể lại và nêu suy nghĩ của mình”

-   Đại diên 2 nhóm trình bày.

         - Mời các hs khác nhận xét.

6. Hoạt động 5: Thực hành sắm vai (11’)

Rèn kỹ năng giao tiếp, thương lượng, kiểm soát tình cảm

- Người điều khiển chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ sắm vai để giải quyết tình huống : “Nam đến lớp trễ (lần đầu tiên vì bị hư xe).  Giáo viên cho rằng Nam thường xuyên đi trễ” .

Nếu là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào?

- Các nhóm HS thảo luận cách ứng xử trong tình huống, phân công thể hiện vai diễn.

- Từng nhóm lên sắm vai thể hiện cách ứng xử, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Lựa chọn cách phù hợp

Kết thúc:

-GV  nhấn mạnh về giá trị tôn trọng : tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng bản thân tôi có giá trị. Một phần của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính bản thân. Tôn trong là lắng nghe người khác. Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng gnười khác. Những ai biết tôn trong sẽ nhận được sự tôn trọng.

        - Gv yêu cầu hs về nhà áp dụng những gì đã tiếp thu đươc ở buổi sinh hoạt hôm nay, nhấn mạnh rằng việc tôn trọng là nhiệm vụ của các em, nó phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
        - Gv đánh giá chung về kết quả đạt được sau hoạt động này.