Phương pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Phát triển bùng nổ kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Tại Việt Nam, mạng xã hội được ưu dùng nhất là Facebook. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 69.280.000 người dùng sử dụng mạng xã hội này, chiếm 70,1% toàn bộ dân số. Như vậy, so với năm 2019 là 45,3 triệu người thì hiện nay năm 2020 người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng 24 triệu người, tương đương tăng 53,3%.

Phương pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Thống kê số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam 2020 (Nguồn: napoleoncat.com)

Với số lượng người dùng như vậy, Việt Nam hiện đang đứng thứ 7 thế giới, lần lượt sau các nước: Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Mexico và Philippines. Người dùng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là độ tuổi còn khá trẻ từ 18 - 34 tuổi (chiếm hơn 23 triệu người), trong đó khoảng 50,7% là nam giới và 49,3% là nữ giới. Người dùng chủ yếu tham gia với các bài đăng video và hình ảnh hoặc sử dụng Facebook Messenger để nhắn tin với bạn bè, hoặc giao dịch mua bán online.

Nền tảng mạng xã hội phổ biến thứ 2 là Youtube, với trên 15% dân số sử dụng. Nội dung chủ đạo trên mạng xã hội này là các video giải trí với đối tượng độc giả chủ yếu cũng là lớp trẻ.

Phương pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Trong khi đó với các mạng xã hội nội địa, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).

Với số lượng người dùng lớn như vậy, mạng xã hội đang tác động lên mọi mặt đời sống, trở thành kênh truyền thông, marketing hiệu quả. Tuy nhiên, kéo theo đó là nhiều nguy cơ với người sử dụng.

Đầu tiên là việc đảm bảo an toàn với các thông tin cá nhân. Mạng xã hội thông thường được các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo về bảo mật thông tin, tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhà cung cấp cũng bị tấn công mạng đánh cắp thông tin, hoặc người dùng bất cẩn gây ra những nguy cơ lộ lọt thông tin, gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín bản thân.

Nhiều tin tặc cũng lợi dụng mạng xã hội để khai thác thông tin cá nhân: email, điện thoại, tên người nhà… hay nguy hiểm hơn là chiếm đoạt tài khoản rồi sử dụng nó vào các mục đích xấu.

Một vấn đề khác đối với các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google, Youtube là hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Facebook là ví dụ điển hình cho việc biến dữ liệu người dùng thành thứ "hái ra tiền". Ngay từ bước đăng ký, Facebook đã yêu cầu người dùng cung cấp email, số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ...

Trong quá trình hoạt động, nền tảng này còn thu thập vị trí, ghi nhớ các hành động, thói quen và nội dung tìm kiếm của người dùng. Những thông tin này sau đó được dùng để phân tích nhằm phục vụ cho quảng cáo hướng đối tượng.

Google cũng có cách làm tương tự Facebook nhưng ở quy mô còn khủng khiếp hơn. Với hàng loạt các công cụ như Google Search, YouTube, Google Maps, Gmail,... gã khổng lồ tìm kiếm, nắm trong tay lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ thiết bị.

Trước những thực tế đó, nhiều chính phủ trên thế giới đã có các biện pháp mạnh tay với các mạng xã hội này. Điển hình là Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện diện của các nền tảng nước ngoài. Hay hồi 2018, Papua New Guinea đã chặn Facebook tới một tháng để điều tra vấn nạn tin giả và người dùng giả mạo.

Một số biện pháp để đảm bảo ATTT khi sử dụng mạng xã hội

Cấm hoàn toàn một mạng xã hội được xem là giải pháp hơi cực đoan. Đó là lý do phần lớn các quốc gia trên thế giới không chọn cách này. Bởi vậy, các chính phủ có những chính sách để buộc các mạng xã hội phải tuân thủ. Quan trọng hơn nữa là nâng cao ý thức của người sử dụng khi tham gia các mạng xã hội. Trong đó, một số kỹ năng sau đặc biệt quan trọng khi sử dụng mạng xã hội nói chung và mạng Facebook nói riêng:

- Hạn chế đưa thông tin cá nhân quan trọng lên mạng xã hội: Điển hình là thông tin ngày tháng năm sinh của trẻ nhỏ. Nếu đưa lên, nên để ở chế độ riêng tư, để người lạ không xem được. Cũng nên hạn chế đăng (hoặc tag) ảnh chính diện của trẻ nhỏ, người thân trong gia đình.

- Xác minh bạn bè: Chỉ nên kết bạn với những người thân, quen biết ở ngoài đời. Xác minh với bạn bè, người thân trước khi kết bạn trên mạng xã hội. Nên thiết lập chế độ để giới hạn những ai/ứng dụng nào được phép xem thông tin của bạn.

- Thiết lập an toàn cho tài khoản Facebook: Đầu tiên là mọi người dùng đều nên cài đặt chế độ cảnh báo đăng nhập. Với tính năng này, bạn sẽ nhận được một thông báo mỗi khi một ai đó (hoặc bạn vào các thời điểm) đăng nhập vào tài khoản Facebook từ một máy tính hoặc thiết bị không rõ. Thông báo này sẽ hiển thị rõ thông tin về thời gian, địa điểm và thiết bị mà tài khoản Facebook của bạn vừa đăng nhập. Qua đó giúp bạn kiểm tra được ngay nếu có ai đó chiếm tài khoản của bạn.

- Thiết lập quyền riêng tư: Trong phần Quyền riêng tư, giới hạn người xem cho các bài viết trong tương lai tại phần "Ai có thể thấy các bài đăng sau này của bạn?". Kiểm tra các hoạt động của tài khoản Facebook tại mục "Sử dụng nhật ký hoạt động". Ẩn các bài viết cá nhân tại dòng thời gian hoặc thiết lập chế độ chỉ cho phép bạn bè đọc.

- Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân: Click vào Dòng thời gian và gắn thẻ, chọn "Xem với tư cách là" để thấy được những thông tin cá nhân của mình hiển thị với Bạn bè, người lạ trên Facebook như thế nào. Truy cập Bảo mật rồi chọn "Địa điểm bạn đã đăng nhập" để xem xét các truy cập đối với tài khoản Facebook của mình. Khi xuất hiện các truy cập bất thường, click vào "kết thúc hoạt động" để ngăn chặn.

- Cuối cùng, nên sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Tuyệt đối không đặt mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một mật khẩu cho mỗi trang web.

Friday, 22/12/2017 | 05:49:00

Bạn đã biết cách sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp của bản thân chưa? Theo kết quả của một khảo sát trên diện rộng, có trên 45% các nhà tuyển dụng sử dụng các trang mạng xã hội để tìm hiểu về “nhân sự tiềm năng” của mình. Mạng xã hội sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nếu bạn biết cách sử dụng đúng cách. Hãy cùng Tìm Việc Nhanh tìm hiểu những bí quyết vàng giúp bạn phát triển sự nghiệp thông qua mạng xã hội nhé!

Bạn có thể chọn lựa Facebook hay Linkedln và các trang mạng xã hội khác để dựa vào các mối quan hệ giúp phát triển sự nghiệp của mình. Linkedln được các công ty tuyển dụng dùng để tìm kiếm nhân sự. Trong khi đó, Facebook được sử dụng như là một công cụ PR cá nhân tuyệt vời, nó còn giúp bạn tiếp cận và gửi thông tin đến những người cách xa bạn về khoảng cách địa lý.

2. Đừng chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng xã hội

Phương pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Đừng chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng xã hội

Hãy nhớ rằng, có thể một ngày đồng nghiệp hoặc khách hàng của bạn sẽ lướt qua trang cá nhân và đọc được những thông tin bạn đăng tải. Do đó, hãy nghĩ hai lần trước khi đăng những thông tin liên quan đến quan điểm cá nhân hay đơn giản là những câu nói đùa. Nó có thể hoàn toàn thích hợp với những người bạn, nhưng có thể gây những khó chịu hoặc xúc phạm, hoặc thể hiện sự không chuyên nghiệp đối với khách hàng của bạn.

3. Hạn chế chia sẻ những thông tin nhạy cảm

Không nên dùng những từ ngữ, hình ảnh tiêu cực trên mạng xã hội. Khi muốn đăng tải bất cứ gì, hãy bỏ qua những từ ngữ, hình ảnh phản cảm hay những vấn đề “nhạy cảm” về chính trị. Hãy gỡ bỏ những thông tin này, bởi nó có thể gây bất lợi cho bản thân bạn về góc độ cạnh tranh khi nhà tuyển dụng vô tình lướt qua trang cá nhân của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.

 4. Dùng mạng xã hội để kết nối với mọi người

Mạng xã hội sẽ giúp xóa đi khoảng cách địa lý. Bạn có thể kết nối với mọi người ở những nơi rất xa, từ đó giúp bạn xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn để phát triển sự nghiệp của mình.

Phương pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả

Mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người

Thêm nữa, bạn có thể theo dõi và kết nối được với nhiều người thông qua mạng xã hội. Sếp, những nhà tuyển dụng tiềm năng, những người thành công… là những người bạn nên theo dõi để có thể có những thông tin bổ ích và bài học thành công cho chính mình. Từ việc kết nối đó, bạn sẽ có khả năng mở rộng mối quan hệ của mình và tạo dựng thêm các mối quan hệ “mở đường” cho sự nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, cũng đừng quá chìm đắm trong không gian ảo. Hãy bước ra ngoài và thực hiện những cuộc nói chuyện “thực” với bạn bè, đồng nghiệp, ba mẹ nhé!

6. Tạo “sắc màu” riêng

Mạng xã hội là nơi bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và cũng là nơi bạn thể hiện cá tính, đam mê và quan điểm cá nhân của mình.

Nếu bạn có khả năng viết lách hay đánh giá nhận định về ngành nghề bạn hiểu thì không có lý do gì mà không sử dụng mạng xã hội để tạo “màu sắc” riêng. Những bài viết này sẽ giúp bạn có thể tương tác với những người cùng quan tâm đến chủ đề đó. Và bạn cũng sẽ bất ngờ là bạn sẽ học được nhiều hơn từ những ý kiến tương tác đó. Ngoài ra, nếu bạn đam mê hội họa cũng có thể đăng tải những bức tranh của mình lên mạng xã hội, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn muốn xin vào những vị trí cần thiết kế, sáng tạo. Chúng sẽ như một bản CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt hơn.

6. Bật chế độ cài đặt riêng tư

Mối quan hệ mà mạng xã hội đem lại rất lớn. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn không muốn “những kẻ không mời” theo dõi mình. Sếp hay đồng nghiệp khó ưa, mách lẻo bên cạnh bạn.. là những người mà bạn không muốn tương tác. Cách tốt nhất bạn nên cài đặt chế độ riêng tư để tránh những phiền toái không đáng có mà vẫn bảo đảm được không gian riêng.

Ngoài ra, với những hình ảnh, những câu status thể hiện suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, bạn cũng có thể hạn chế người xem trong phần cài đặt.