Phương thức cho sinh viên vay vốn tin dụng tại ngân hàng chính sách xã hội ctump

Sinh viên đăng ký Giấy xác nhận để bổ sung hồ sơ vay vốn ở địa phương làm theo hướng dẫn như sau:
1/ Điền đầy đủ thông tin tại trang đăng ký.

2/ Khung thời gian nhận giấy xác nhận như sau [Trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ]

+ Sinh viên đăng ký trong buổi sáng từ thứ hai đến thứ năm: Sẽ nhận vào buổi chiều từ 16 giờ ngày hôm sau

Ví dụ: Đăng ký 8 giờ sáng thứ 2 sẽ nhận vào 16 giờ ngày thứ 3.

+ Sinh viên đăng ký trong buổi chiều, buổi tối từ thứ hai đến thứ năm: Sẽ nhận vào buổi sáng từ 8 giờ ngày mốt.

Ví dụ: Đăng ký 13 giờ chiều thứ 2 sẽ nhận từ 8 giờ ngày thứ 4.

+ Sinh viên đăng ký trong ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật: Sẽ nhận vào buổi sáng từ 8 giờ ngày thứ 3.

Ví dụ: Đăng ký ngày chủ nhật sẽ nhận từ 8 giờ ngày thứ 3.

3/ Trường hợp sinh viên đăng ký nhưng không liên hệ để nhận sau 7 ngày sẽ xem xét về việc trừ Điểm rèn luyện.4/ Sinh viên đăng ký Giấy xác nhận 01 tờ/ học kỳ.

LƯU Ý: SINH VIÊN XEM KỸ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC VAY VỐN THEO QUY ĐỊNH. [tham khảo thông tin tại đây].

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC VAY VỐN Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học [hoặc tương đương đại học], cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

II. PHƯƠNG THỨC CHO VAY

1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.

III. MỨC VỐN CHO VAY

Mức vốn cho vay tối đa là 11.000.000 đồng/năm/học sinh, sinh viên.

IV. LÃI SUẤT CHO VAY

Lãi suất cho vay ưu đãi 0,65%/tháng, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.

V. THỜI HẠN CHO VAY

1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ [gốc và lãi] được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. 2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập [nếu có]. Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.  3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ [gốc và lãi]. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

VI. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ VAY VỐN

Bước 1: SV liên hệ Phòng Công tác HSSV để được hướng dẫn làm Giấy xác nhận gửi về địa phương cho gia đình. Bước 2: Người vay của gia đình [chủ hộ] liên hệ địa phương để gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn [Tổ TK&VV], viết Giấy đề nghị vay vốn kèm Giấy xác nhận của nhà trường gửi cho Tổ TK&VV. Bước 3: Tổ TK&VV tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, kèm theo Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường trình UBND cấp xã/tương đương xác nhận. Bước 4: Sau khi có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã/tương đương, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay. Bước 5: Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo cho vay gửi UBND cấp xã/tương đương, UBND cấp xã/tương đương thông báo cho Tổ TK&VV và người vay đến điểm giao dịch gần nhất để nhận tiền vay.

  •   Giới thiệu
  •   Chế độ Miễn, giảm học phí
  •   Chế độ Trợ cấp xã hội

Video liên quan

Chủ Đề