Qua tấm gương của doanh nhân Trần Hưng Đạo em rút ra được bài học gì cho bản thân

Cuộc đời Trần Quốc Tuấn, một trong những tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, dạy người trẻ ngày nay sống rộng lượng, hợp lẽ phải, không chạy theo lối sống hưởng thụ.

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Đây có thể coi là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng soái kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó chưa thể lột tả hết con người bậc đại nhân, đại trí, đại dũng ấy.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông. Mẹ ông là Thiên Đạo quốc mẫu. Giới sử học chưa thể xác định chính xác năm sinh của bậc kỳ tài quân sự này song nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1228.

Qua tấm gương của doanh nhân Trần Hưng Đạo em rút ra được bài học gì cho bản thân
Tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định. Ảnh: Ditichlichsuvanhoa.

Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người lại được thầy tài giỏi dạy dỗ nên sớm đọc thông hiểu rộng, văn võ toàn tài.

Sử sách không ghi rõ năm ông trở thành võ quan. Song những đóng góp của ông cho lịch sử nước nhà xứng đáng được người đời truyền tụng khi ông 3 lần lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Năm 1257, quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần Thái Tông lệnh các tướng đem quân ngăn giữ biên giới phía bắc theo sự tiết chế của Trần Hưng Đạo. Bằng tài cầm quân và dùng người kiệt xuất, ông dẫn dắt binh lính đập tan cuộc tiến công của quân Mông, buộc họ phải rút lui.

Năm 1285, quân Nguyên - Mông ào ạt tấn công xuống phía nam. Quân Trần thất bại, tổn thất nặng nề.

Một lần nữa, Trần Quốc Tuấn cho thấy tài năng quân sự khi thi hành kế vườn không nhà trống, rút quân bảo toàn lực lượng trước khi tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Ở lần Nguyên Mông xâm lược thứ ba, Hưng Đạo vương nhận định “năm nay đánh giặc nhàn” và dễ dàng dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh lui đế quốc hùng mạnh này.

Sau này, Trần Quốc Tuấn lui về Vạn Kiếp ở ẩn nhưng vẫn sẵn sàng hiến kế giữ nước, san sẻ nỗi lo với vua Trần.

Tấm lòng rộng lớn

An Sinh vương Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông. Trước lúc qua đời, ông dặn Trần Quốc Tuấn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

Hưng Đạo vương nghe nhưng không cho đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quân quyền đều nằm trong tay mình, ông đưa chuyện này ra hỏi hai gia nô thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Họ đáp: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.

Nghe xong, Trần Quốc Tuấn cảm động, khen ngợi hai người.

Vị tướng kiệt xuất cũng từng hỏi con trai về ngôi báu. Khi nghe câu trả lời ngụ ý muốn cướp ngôi của Trần Quốc Tảng, ông nổi giận, rút gươm toan chém chết đứa con loạn thần tặc tử.

Cuối cùng, dưới sự can ngăn của mọi người, ông thay đổi ý định nhưng từ đó kiên quyết không gặp Tảng, thậm chí dặn dò sau này ông chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Tảng vào viếng.

Vì lợi ích dân tộc, Trần Quốc Tuấn sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích cá nhân.

Trong lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, ông vốn xung khắc với tướng Trần Quang Khải. Nhưng khi nhận ra nếu hai người không đồng lòng chung sức thì chỉ có lợi cho quân thù, ông đã chủ động hòa hảo với Trần Quang Khải.

Một người ở vị trí cao nhưng không tư lợi, biết vì việc lớn mà gạt bỏ tư thù như Trần Quốc Tuấn là tấm gương cho những người trẻ sống trong thời đại mà người ta dễ dàng buông lời nhục mạ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay chỉ vì một ánh mắt không vừa ý hay vài câu nói.

Sống không chỉ để hưởng thụ

Một trong những điều làm nên chiến thắng lừng lẫy của quân dân nhà Trần trong 3 cuộc chiến đấu chống đội quân thiện chiến nhất thời bấy giờ là sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt.

Trong Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh ghi: “Trước sự bành trướng của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành...”.

Sau chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, thay vì tận hưởng cảnh thái bình với chức cao, lộc lớn, Hưng Đạo vương vẫn đốc thúc quân sĩ luyện tập không ngừng nghỉ.

Ông chỉ trích lối sống hưởng thụ của quân sĩ: “Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”.

Dường như thời nào cũng vậy, người ta thích hưởng thụ những thú vui trước mắt mà quên tính chuyện lâu dài. Những lời nhắc nhở của vị tướng đại tài chắc chắn không chỉ cảnh tỉnh binh sĩ dưới quyền mà còn là bài học cho giới trẻ ngày nay.

“Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.

Cuộc đời vẻ vang cùng những chiến công hiển hách của Trần Quốc Tuấn là kết quả của quá trình rèn luyện, cống hiến suốt đời. Giả thử vị tướng ấy mải mê tận hưởng cuộc sống vương hầu mà gạt việc rèn binh luyện tướng, liệu sử sách có thể ghi danh ông với chiến công 3 lần dẫn dắt quân dân nhà Trần đánh tan đế quốc hùng mạnh Nguyên Mông?

Nếu Trần Quốc Tuấn dốc lòng theo đuổi vinh hoa mà bỏ qua lẽ phải, đạo làm người, liệu hậu thế có mãi tôn xưng ông là Đức thánh Trần và thờ phụng muôn đời?

Thông qua câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người trẻ ắt hẳn nhận ra muốn thành công, mỗi người phải gạt bỏ thói quen hưởng thụ, không ngừng cố gắng.

Đêm đã rất khuya…

Ngoài trời, những vệt sáng mờ mờ đầu tiên của một ngày mới đã xuất hiện. Trong những xóm làng gần đó đã cất lên thưa thớt vài ba tiếng gà gáy vang vọng.

Sự yên lặng bao phủ toàn doanh trại. Các binh sĩ đều đã đi ngủ cả, chỉ nghe tiếng thở đều nhè nhẹ, tiếng cuốc kêu não nuột vang trong đêm vắng. Nhưng trong bóng tối và cái tĩnh mịch ấy, ở một góc trại, vẫn còn một ánh đèn sáng.

Bên chiếc đèn dầu gần cạn chỉ còn le lói, vị chủ tướng đang ngồi trầm ngâm, mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Trên bàn, cuốn binh thư đọc dở nằm im như chờ đợi. Ánh sáng yếu ớt hắt lên khuôn mặt suy tư, đôi mày nhíu lại, chòm râu đen và đôi mắt sáng rực như hai vì sao. Đó chính là Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Làm cách nào? Làm cách nào? Trong đầu vị chủ tướng vẫn trăn trở câu hỏi. Chỉ còn một ngày nữa thôi, vào rạng sáng, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi sẽ xuôi dòng Bạch Đằng để rút về nước. Đây là thời cơ thuận lợi để quân ta phản công, để giải phóng đất nước. Thời gian đã gấp rút lắm rồi. Vậy mà ông chưa nghĩ ra cách đánh nào thích hợp, đảm bảo chiến thắng cho quân ta. Đánh địch đã khó nhưng chiến thắng chúng còn khó khăn hơn rất nhiều lần !

Trần Hưng Đạo chợt nhớ bài học lịch sử xa xưa - năm 938, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán… Đúng rồi, chỉ có cách đánh của Ngô Quyền mới thật là thượng sách. Trong ông luồng nhiệt huyết lại bốc cháy bừng bừng, ông thầm cảm ơn vị dũng tướng họ Ngô đã cho ông một ý tưởng. Vừa lúc đó, gà gáy báo trời đã sáng hẳn.

Trần Hưng Đạo ban lệnh toàn quân vào rừng đẵn gỗ làm cọc. Dân chúng cũng hồ hởi đi theo giúp. Họ đẵn những cây gỗ chắc khoẻ như lim hay táu. Cây đổ ầm ầm. Khắp nơi chỉ nghe tiếng rìu, tiếng cưa ồn ào, náo động. Người ta dùng dao, dùng rìu chuốt nhọn đầu những thanh gỗ thành những cọc nhọn cao quá đầu người, có cái cao đến hai trượng sáu, to đến nỗi một vòng ôm mới đủ. Đầu nhọn được lấy sắt bọc lại, lúc này mỗi chiếc cọc trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại cho những gì sẽ va vào nó.

Nhìn cảnh làm việc như vậy, Trần Hưng Đạo rất hài lòng. Ông sung sướng ngắm nhìn những chiếc cọc nhọn mà tin tưởng vào chiến thắng sắp tới. Sau khi cọc đã đủ, Trần Hưng Đạo cho đóng cọc xuống khúc sông gần ngã ba sông Chanh. Đây quả là một địa thế thuận lợi do thuỷ triều lên xuống nhanh và mạnh.

Tại đây, những người lặn giỏi như Yết Kiêu lại có dịp trổ tài. Ở trên, những thanh niên khoẻ mạnh ngồi trên thuyền, đưa những chiếc cọc nặng xuống dưới, cắm sâu vào lòng sông. Còn dưới mặt nước, những người thợ lặn đã chờ sẵn. Họ đỡ những chiếc cọc, thận trọng chỉnh lại hướng và độ vững chắc trước khi ngoi lên. Người đâm, kẻ đỡ thật ồn ào náo nhiệt.

Trên bờ, Trần Hưng Đạo ngắm nhìn trận địa cọc đang dần hình thành. Lúc này thuỷ triều đang rút, ta có thể nhìn thấy những cọc nhọn hoắt nhô lên trông thật nguy hiểm. Cọc này sát với cọc kia như bàn chông, đứng vững như bàn thạch, không hề suy chuyển khi bị những cơn sóng to ập vào. Ông mỉm cười sung sướng rồi đích thân chuẩn bị ở hai bên bờ. Những toán quân khoẻ mạnh, nhanh nhẹn được chọn ra. Những bùi nhùi, đá lửa, rơm rạ, dầu cùng những thứ dễ cháy đã được bà con dấu sẵn vào luồng lạch hoặc hai bên bờ những nơi lau lách um tùm rậm rạp gần đó để phóng hoả khi cần thiết.

Người làm việc nọ, kẻ giúp việc kia, thật khẩn trương nhưng vẫn chu đáo, cẩn trọng. Họ thi nhau đóng những chiếc thuyền nhỏ, nhẹ, bằng gỗ chuẩn bị cho cuộc tiến công.

Giữa lúc ấy, trên bờ những quân sĩ còn lại cũng không chịu ngồi yên. Họ rèn đúc khí giới, mài dao thêm sắc, mài gươm thêm nhọn, chuẩn bị cung tên. Nhóm thì đấu vật, nhóm thì đấu gươm. Tinh thần hăng hái không kể đầu cho xiết.

Thấm thoát đến chiều tối thì mọi việc cũng đã xong. Những quân sĩ vẫn chưa ngủ. Họ ngồi lại nghe một người đọc lại bài hịch của Hưng Đạo Vương: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”. Lời hịch vang lên khiến lòng người rạo rực, bừng bừng trong máu, trong tim. Doanh trại lại ồn ào tiếng múa gươm, múa kiếm sôi động nhộn nhịp. Tưởng như đang diễn ra một cuộc chiến đấu.

Trống đã điểm canh hai, tờ mờ sáng, bỗng gần cửa sông Bạch Đằng xuất hiện một đoàn thuyền chiến dài dằng dặc làm chật cả khúc sông. Những cánh buồm làm thẫm màu nước. Chiêng trống vọng ra ầm ầm như sấm, như sét… Quanh hai bên bờ không một bóng người. Lúc này thuỷ triều đang dâng lên cao, chỉ thấy mênh mông màu nước trắng xoá, những bụi lau lách ven bờ. Thỉnh thoảng vọng lại vài tiếng chim thưa thớt.

Trọng thuyền, Ô Mã Nhi đang nằm ung dung trên đệm gấm, mừng rỡ nói với các tướng: “Quân Trần thấy ta là sợ mất mật, còn sức đâu mà đánh!”. Y lại càng yên tâm hơn vì sắp ra đến biển rồi, quân ở đâu ra cũng khó cản đường một đoàn thuyền đông đúc! Thuyền chậm lại dần.

Bỗng dậy lên tiếng trống, tiếng chiêng đầy náo nức, vọng hết cả mặt sông. Từng đàn chim bay loạn xạ từ những bụi cây. Ô Mã Nhi giật mình chạy ra ngoài nhìn. Tiếng trống vẫn cứ rộn rã. Quân Nguyên đang ngơ ngác, bỗng thấy trước mặt xuất hiện một đoàn, thuyền nhẹ. Trên con thuyền dẫn đầu là tướng quân Nguyễn Khoái, tay cầm một thanh đao, thét lớn: “Ồ Mã Nhi, ta chờ mày ở đây lâu rồi, mày chạy đâu cho thoát”. Nguyễn Khoái đứng hiên ngang, thân thể cao lớn, vững như tượng đồng, cùng quân sĩ tấp vào thuyền giặc. Tiếng trống vang vang. Những mũi tên bay từ đâu tới tấp vào quân giặc. Ô Mã Nhi giơ khiên lên đỡ, cùng người tướng là Phàn Tiếp xông ra: Nhưng vừa đánh nhau một lúc, bỗng Nguyễn Khoái thét lớn với quân sĩ: “Anh em, sức giặc còn mạnh, người còn đông, chưa thể hạ được, chúng ta rút lui!”. Quân sĩ dạ ran. Rồi đoàn thuyền nhỏ chèo nhanh trở lại.