Quai bị bao nhiêu ngày thì khỏi năm 2024

Có thể bạn chưa biết, bệnh quai bị nằm trong nhóm những bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biến chứng của bệnh quai bị có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của nam giới nên ngay khi phát hiện ra là đã mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám để được áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời.

1. Tìm hiểu chung về bệnh quai bị

Virus thuộc họ Paramyxoviridae là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện và lây lan ở những khu vực ôn đới, đông đúc dân cư và những nơi kém phát triển.

Ở Việt Nam, người dân cũng rất quen thuộc với căn bệnh này bởi vì tỷ lệ trẻ em mắc quai bị cũng khá cao. Bất kỳ địa phương nào cũng có thể trở thành nơi khởi phát của dịch quai bị. Mặc dù tỷ lệ tử vong vì mắc quai bị thấp nhưng cũng có những trường hợp gặp phải biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Virus thuộc họ Paramyxoviridae là nguyên nhân gây ra quai bị

2. Bệnh quai bị có những triệu chứng gì?

Một số biểu hiện cần lưu ý khi bị nhiễm virus quai bị:

  • Viêm tuyến nước bọt: đây là triệu chứng đến sớm nhất, thời gian ủ bệnh thường là khoảng một vài tuần.
  • Giai đoạn phát bệnh: sốt cao [38 - 39 độ C], toàn thân mệt mỏi, đau nhức đầu, ngủ kém và chán ăn. Những dấu hiệu này thường bị nhầm với tình trạng viêm xoang, viêm mũi, hoặc viêm phế quản cấp tính [các bệnh về đường hô hấp].
  • Sốt cao sau 1 - 3 ngày thì bệnh nhân bị sưng to tuyến nước bọt. Mới đầu sẽ là sưng một bên, sau đó là sưng cả 2 bên. Tuy nhiên mức độ sưng của 2 bên lại không đối xứng nhau [bên to bên nhỏ]. Nhiều bệnh nhân vì sưng tuyến nước bọt quá to mà khiến cho khuôn mặt bị biến dạng. Khi sờ vào vùng da này sẽ thấy đau, nóng và đỏ.
  • 3 vị trí đau khi mắc quai bị: điểm mỏm xương chũm, góc thái dương - hàm và góc xương hàm dưới. Tình trạng này khiến người bệnh bị khó nuốt, khó nhai.

Biểu hiện sốt sẽ đi kèm với hiện tượng sưng tuyến nước bọt và triệu chứng này thường sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày. Khi tuyến nước bọt hết sưng thì bệnh nhân cũng hết sốt.

Các triệu chứng của bệnh quai bị

Có một đặc điểm cần lưu ý khi mắc quai bị đó là mặc dù bị sưng to nhưng tuyến nước bọt lại không hóa mủ [trừ khi bệnh nhân bị bội nhiễm do virus khác xâm nhập]. Không chỉ dừng lại ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn có thể tấn công sang những cơ quan khác.

3. Các biến chứng quai bị vô cùng nguy hiểm

Quai bị nếu không được điều trị thì có thể tiến triển thành các dạng biến chứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một trong những biến chứng điển hình nhất do quai bị gây ra đó là viêm buồng trứng ở nữ giới và viêm tinh hoàn ở nam giới.

Biến chứng tại tinh hoàn:

Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân đang trong độ tuổi thanh thiếu niên và dậy thì. Sau khoảng 5 - 7 ngày bị viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện các biến chứng quai bị ở tinh hoàn. Viêm một bên tinh hoàn sẽ gặp nhiều hơn so với viêm cả 2 bên.

Khi bị viêm tinh hoàn, bệnh nhân sẽ sốt cao trở lại, thậm chí là sốt cao hơn so với khi bị viêm tuyến nước bọt. Quan sát sẽ thấy tinh hoàn bị sưng to và kèm theo đau đớn, da bìu bóng, phù nề, đỏ và căng tức.

Không chỉ có vậy, bệnh nhân còn có nguy cơ bị viêm mào và viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn. Sau khoảng 3 - 5 ngày người bệnh ngừng sốt. Tình trạng sưng đau tinh hoàn giảm dần và khoảng 3 - 4 tuần sau bệnh mới thoái lui.

Nguy hiểm nhất là khi viêm tinh hoàn tiếp tục diễn tiến và gây ra biến chứng teo tinh hoàn. Nếu chỉ bị teo một bên thì vẫn duy trì được chức năng sinh lý, sinh sản. Còn nếu teo cả 2 bên thì nguy cơ vô sinh là rất cao.

Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn và vô sinh ở nam giới

Biến chứng ở nữ giới:

Đối với nữ giới khi mắc quai bị, bệnh cũng có thể gây nên những biến chứng ở buồng trứng. Tuy nhiên so với nam giới thì biến chứng này hiếm gặp hơn.

Các biến chứng khác:

Ngoài những rủi ro nêu trên thì virus quai bị còn có thể gây ra các hệ lụy sức khỏe khác như viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng não,... Tuy những biến chứng này ít gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, có thể khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

4. Quai bị có chữa được không?

Tính đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào giúp điều trị khỏi căn bệnh này. Vẫn chỉ là các thuốc giúp điều trị kiểm soát và khắc phục triệu chứng. Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc quai bị, cần phải cách ly bệnh nhân trong ít nhất là 2 tuần.

Đối với những trường hợp quai bị nhẹ thì có thể điều trị và thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Khi đang cách ly phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác và đeo khẩu trang. Bên cạnh đó, những vật dụng sinh hoạt cá nhân của người bệnh cần phải được khử khuẩn cẩn thận bằng dung dịch chuyên dụng.

Trong quá trình điều trị, hãy lưu ý áp dụng và rèn luyện các thói quen sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, không làm việc nặng nhọc.
  • Xoa dịu cơn đau tuyến nước bọt bằng phương pháp chườm lạnh.
  • Tích cực uống nhiều nước, không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì sẽ kích thích niêm mạc hầu họng.
  • Hạ sốt bằng cách dùng paracetamol. Mặc dù đây không phải là thuốc kê đơn nhưng bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn với liều lượng hợp lý để tránh nguy cơ bị ngộ độc paracetamol.
  • Giữ vệ sinh vòm họng bằng cách súc miệng hàng ngày với nước ấm và nước muối pha loãng.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, không gian sống, tận dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
  • Ăn những món được chế biến mềm, lỏng, chia nhỏ các bữa trong ngày. Không nên ăn thịt gà, đồ cay nóng,... vì có thể khiến niêm mạc họng bị kích ứng. Bổ sung khoáng chất, vitamin qua rau xanh.

Bệnh nhân quai bị sau khi chấm dứt thời gian cách ly nên loại bỏ những đồ dùng cá nhân đã sử dụng trong thời gian điều trị, hoặc khử khuẩn sạch sẽ cách vật dụng này để tránh nguy cơ lây lan.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về biến chứng quai bị và cách chăm sóc, điều trị khi mắc phải căn bệnh này. Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh quai bị cho bản thân hoặc con trẻ, người thân trong gia đình, hãy liên hệ tới tổng đài 1900565656 để được nhân viên y tế của MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay.

Quai bị khoảng bao lâu thì khỏi?

Quai bị nhìn chung lành tính, bệnh thường tự khỏi trong vòng 10 ngày, bệnh nhân hết sốt sau 3-4 ngày và tuyến nước bọt hết sưng trong 8-10 ngày, hạch góc hàm thì hết sưng lâu hơn tuyến một vài ngày. Tuyến nước bọt không bao giờ bị teo và không bao giờ hóa mủ, trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn.

Quai bị làm sao cho nhanh khỏi?

Nên ăn các thức ăn mềm và uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol..

Tránh vận động nhiều để tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tình hoàn hay viêm buồng trứng..

Chườm ấm hoặc chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng..

Uống nhiều nước để giữ đủ nước..

Bé gái bị quai bị có ảnh hưởng gì không?

Đối với các bé gái ở tuổi dậy thì, bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng viêm buồng trứng với tỷ lệ khoảng 7% tổng số trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của trẻ, trẻ hiếm khi bị vô sinh nếu được điều trị kịp thời.

Con trai bị quai bị có ảnh hưởng gì không?

Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm và ở phần tai làm cho bệnh nhân thấy khó nhai, khó nuốt và nói khó. 👉Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Chủ Đề