Quân đoàn 4 có tên gọi khác là gì

Quân đoàn 4 có tên gọi khác là gì
Các đơn vị ký kết giao ước thi đua.

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 16/5, tại huyện Củ Chi, TPHCM, các cơ quan, đơn vị thuộc Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 đã tổ chức phát động thi đua cao điểm kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với cách mạng”.

Nội dung của đợt thi đua tập trung vào công tác giáo dục, tuyên truyền về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách đối với người có công với cách mạng… Đồng thời, đẩy mạnh thi đua huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành nghiêm kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện tốt các hoạt động tri ân, công tác chính sách chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.

Thời gian thi đua “Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với cách mạng” trong các cơ quan, đơn vị thuộc Sư đoàn 9 diễn ra đến ngày 27/7. Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Sư đoàn 9 kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng thi đua bằng tình cảm và trách nhiệm cao nhất, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua đã đề ra.

Quân đoàn 4 có tên gọi khác là gì

Cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)

1. Sĩ quan quân đội nhân dân là ai?

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định.

(Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008)

2. Ngạch, nhóm ngành sĩ quan quân đội nhân dân

- Sĩ quan chia thành hai ngạch:

+ Sĩ quan tại ngũ;

+ Sĩ quan dự bị.

- Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:

+ Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;

+ Sĩ quan chính trị;

+ Sĩ quan hậu cần;

+ Sĩ quan kỹ thuật;

+ Sĩ quan chuyên môn khác.

(Điều 8, Điều 9 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008)

3. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

Cấp úy

Thiếu uý

Trung uý

Thượng uý

Đại uý

Cấp tá

Thiếu tá

Trung tá

Thượng tá

Đại tá

Cấp tướng

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

Đại tướng

(Điều 10 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008)

4. Chức vụ của sĩ quan quân đội nhân dân

Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

(1) Trung đội trưởng;

(2) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

(3) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

(4) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn;

Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

(5) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

(6) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; 

Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân;

Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

(7) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng;

(8) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng;

Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

(9) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục;

(10) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

(11) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lưu ý: Chức vụ tương đương với chức vụ (8) (9) do Thủ tướng Chính phủ quy định; chức vụ tương đương với chức vụ (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

(Điều 14 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008)

5. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau:

(1) Trung đội trưởng: Thượng úy;

(2) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy;

(3) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá;

(4) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Thượng tá;

(5) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;

(6) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; 

Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; 

Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh;

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá;

(7) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;

(8) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Trung tướng;

(9) Chủ nhiệm, Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;

(10) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;

(11) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng.

Lưu ý: 

- Cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương đương với chức vụ (8), (9) do Thủ tướng Chính phủ quy định;

Tại chức vụ (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

- Sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định như trên.

(Điều 15 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi 2008)

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .