Quân đội nhà Tiền Lê gồm máy bộ phận

Tóm tắt mục 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Tóm tắt mục 2. Tổ chức quân đội thời Lê sơ

Quảng cáo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Thời Tiền Lê được lịch sử ghi chép có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Những cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang như chống giặc Tống [năm 981] và bình định ChămPa [năm 982] đã cho thấy tổ chức quân đội thời Tiền Lê vô cùng mạnh. Vậy các bạn có biết quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào? Hãy cùng giamayruaxe.net liệt kê và diễn giải ở bài viết này nhé!

Trước khi chúng ta tìm hiểu về vấn đề “Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào?” thì hãy tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội vào thời này trước. Dưới thời Tiền Lê, Nhà nước Đại Cồ Việt đã phát triển toàn diện về mọi mặt, nền độc lập và tự chủ của dân tộc được củng cố rất vững chắc.

Tổ chức quân đội thời tiền lê có những bộ phận nào?

Chính quyền trung ương vào thời Tiền Lê đã được giữ y nguyên như thời nhà Đinh. Như vậy, Vua sẽ nắm mọi quyền hành cả về dân sự lẫn quân sự. Bên dưới Vua là các chức quan văn, quan võ và hầu hết đều là những người có công phò tá nhà Vua lên ngôi. Vua Lê Hoàn đã quyết định vẫn đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình và cho xây dựng thêm nhiều cung điện có quy mô to lớn hơn vào năm 984. Năm 1006, Vua Lê Long Đĩnh đã sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, quan võ và tăng đạo giống như chế độ của thời nhà Tống. Chế độ phong tước và cấp thái ấp cũng được thực hiện theo một cách quy củ hơn trước. Thái tử được phong chức tước là Đại vương, còn các hoàng tử đều được phong tước Vương và chia thêm đất để cai trị các vùng.

Chính quyền địa phương ở đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời nhà Đinh. Đến năm 1002 mới bắt đầu cài cách, đổi các đạo thành lộ, dưới lộ có phủ, châu, giáp và xã.

Ở thời Tiền Lê việc xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh rất được chú trọng, và quan tâm. Bởi đây là lực lượng nòng cốt bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Bên cạnh quân đội thường trực của triều đình [gồm thiên tử quân, cấm vệ quân,…] được tuyển chọn cẩn thận, tổ chức và huấn luyện khắc nghiệt thì còn có quân đội địa phương [gồm dân binh, hương binh] làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ tại các lộ, phủ, châu và có thể sẽ được chính quyền trung ương điều động bất cứ lúc nào cần thiết. Lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng, huấn luyện vào thời Tiền Lê. Những chiến thuyền lớn đã được trang bị đầy đủ để tham gia vào các trận đánh chống quân xâm lược trên sông.

Vua Lê Hoàn chỉ huy quân đội đánh tan quân xâm lược Tống

Dưới thời Tiền Lê, ngoài việc phải củng cố và tăng cường thiết chế bộ máy nhà nước quân chủ thì nhà vua cũng rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật và đề cao luật pháp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1002, vua Lê Đại Hành đã “định luật lệ”. Tuy nhiên, việc xét xử ở thời kỳ này vẫn còn khá tùy tiện, không quy củ và nghiêm ngặt.

Ở thời kỳ này, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, nông dân được chia ruộng đất để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà Vua. Các đời Vua thời Tiền Lê rất chú ý đến việc khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành khi làm Vua đã cho xây dựng rất nhiều công trình thủy lợi, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước vững mạnh. Công trình đào sông ở thời nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng chính là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam. 

Kinh tế thời Tiền Lê phát triển mạnh

Các nghề thủ công dưới thời Tiền Lê như nghề gốm, nghề mộc, nghề dệt, khai mỏ, đúc đồng, luyện sắt, chạm khắc, … đều được đầu tư phát triển và có nhiều tiến bộ vượt bậc. Ngoài ra, việc giao thương, buôn bán và trao đổi giữa các địa phương trong nước và với nước ngoài cũng khá phát triển. Các Vua nhà Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông rộng rãi trong nước và có dùng thêm các loại tiền đồng thời Đường, Tống của Trung Quốc.

Đạo Phật vẫn giữ vai trò lớn trong đời sống xã hội của người dân Đại Cồ Việt vào thời Tiền Lê. Các nhà vua và quý tộc theo đạo Phật và đề cao tư tưởng từ bi, bác ái. Trong triều còn có hệ thống tăng quan, một số người còn được phong làm Quốc sư. Các loại hình văn hóa dân gian đã có từ thời nhà Đinh vẫn được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, vào thời Tiền Lê còn xuất hiện thêm loại hình hát tuồng.

Sau chiến thắng quân Tống vào năm 981, Vua Lê Đại Hành vẫn tỏ ra thần phục và cử sứ bộ sang bên đó dâng cống phẩm và sính lễ đầy đủ cho nhà Tống. Mặc dù vậy nhưng triều đình nhà Tiền Lê vẫn luôn tỏ rõ tinh thần tự cường và độc lập. Do đó, nhà nước Đại Cồ Việt vào thời Tiền Lê kéo dài được gần 30 năm an yên để củng cố chắc chắn và phát triển mọi nguồn lực ở trong nước.

||Xem thêm: So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh Tiền Lê

Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để giải đáp câu hỏi “Quân đội thời tiền Lê gồm những bộ phận nào?”. Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức thành hai lực lượng chính gồm quân Cấm vệ và quân Vương hầu.

Quân đội được nhà vua huy động để chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Quân Cấm vệ [còn được gọi là quân Điện tiền hay quân Túc vệ] là lực lượng thường trực trong quân đội thời Tiền Lê. Lực lượng này được xây dựng và phát triển thành tổ chức khá hoàn chỉnh. Từ năm 986, trên cơ sở đổi mới quân Điện tiền của nhà Đinh, lực lượng quân Cấm vệ đã có khoảng 3.000 người, được lựa chọn kỹ càng trong các đơn vị quân đội địa phương. Hàng năm, đội quân này đều tuyển chọn, bổ sung thêm những đinh tráng khỏe mạnh nhất trong cả nước. 

Quân Cấm vệ gồm có hai bộ phận chính là quân tùy long [nhiệm vụ canh gác và bảo vệ nơi vua ở và làm việc] và quân tứ sương [có nhiệm vụ canh gác ở bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư]. Đứng đầu đội quân Cấm vệ là một viên tướng có chức danh Điện tiền chỉ huy sứ. Bên dưới còn có phó Điện tiền chỉ huy sứ giúp việc cho Điện tiền chỉ huy sứ và đồng thời trực tiếp chỉ huy bộ phận quân Tứ sương.

Các binh sĩ trong lực lượng Cấm vệ quân đều phải in trên trán ba chữ “Thiên tử quân” để có thể phân biệt dễ dàng với các lực lượng khác trong quân đội.

Quân Vương hầu [còn được gọi là quân Vương phủ] là những đội quân riêng được thành lập từ những người được nhà Vua phong tước Vương. Lực lượng này được hình thành và phát triển từ khoảng năm 981 – 995, khi Vua Lê Hoàn phong tước Vương cho một số hoàng tử, con nuôi và được cử đi trấn trị ở các địa phương.

Quân Vương hầu là lực lượng nòng cốt đóng ở các đạo. Lực lượng này tuy là quân lính riêng của các Vương hầu, nhưng về nguyên tắc thì vẫn thuộc quyền điều khiển và kiểm soát của nhà Vua. Khi có biến phải chinh chiến, triều đình sẽ hạ chiếu gọi những thanh niên đinh tráng này để bổ sung cho lực lượng quân đội.

||Tham khảo: So Sánh Phong Trào Cần Vương Và Khởi Nghĩa Yên Thế

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào? Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức bổ ích trong môn lịch sử cho các bạn. Nếu các bạn có thắc mắc gì hãy bình luận ở bên dưới bài viết để được giải đáp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề