Quản lý lễ hội và sự kiện là gì

QUẢN TRỊ SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.65 KB, 18 trang )

NỘI DUNG:
I. QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN:
I.1. Khái niệm quản lý:
Quản lý là sự huy động - tổ chức và điều hành các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu đã xác định trước
Các nguồn lực được hiểu gồm tất cả những gì cần huy động để thực hiện và đạt
được mục tiêu như: chính sách, luật pháp, khoa học, công nghệ, tài chính, nhân lực,
vật lực, phương pháp,... để thực hiện và đạt được mục tiêu đã đề ra 1.
I.2. Khái niệm lễ hội:
Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng,
xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá
trị nhất định.
Một số tên gọi với cách hiểu tương đương như cụm từ "lễ hội" và đồng thời
biểu thị tính chất hay xuất xứ của lễ hội ấy như: lễ hội truyền thống, lễ hội cổ truyền,
lễ hội dân gian, lễ hội Mới, festival,... 2.
I.3. Khái niệm sự kiện:
Sự kiện là cái gì, việc gì quan trọng đã xảy ra 3. Từ "sự kiện" trong tiếng Việt
còn được sử dụng để chỉ những sự việc quan trọng, sự cố bất ngờ xảy ra ở hầu hết các
lĩnh vực của thế giới tự nhiên và đời sống xã hội 4.
I.4. Khái niệm quản lý lễ hội và sự kiện:
Cần được hiểu theo hai góc độ, phù hợp với hai khu vực công tác chủ yếu, đó
là quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện; tổ chức lễ hội và sự kiện.
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện: là việc sử dụng các công
cụ quản lý như chính sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực, để kiếm soát hay can
thiệp và các hoạt động lễ hội và sự kiện, nhằm duy trì hệ thống chính sách và luật
1 T.S Cao Đức Hải (2010), "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 T.S Cao Đức Hải (2010), "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3 Nhiều tác giả (2005), "Từ điển Tiếng Việt", NXB Từ điển Bách khoa.
4 T.S Cao Đức Hải (2010), "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

1




pháp hiện hành có liên quan do nhà nước ban hành. Cụ thể trong ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch là Quy chế tổ chức lễ hội.
Tổ chức lễ hội và sự kiện: được hiểu như sự huy động - sự tổ chức và điều
hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp ứng các mục tiêu
đã xác định trước của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu sự kiện 1.
II. VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG ĐỂ TÀI "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ CHUNG
CỦA CHÚNG TA"":
Từ ngày 10 đến ngày 12/9/2013, tại Khu Du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức sự kiện lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh Ngôi nhà chung của chúng ta" với tên tiếng Anh chính thức là "Ho Chi Minh City Our common home festival".

II.1. Toàn cảnh sân khấu đêm bế mạc lễ hội 2.

Chương trình được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho các nước giới thiệu và
quảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, bản sắc của nước mình cho nhân dân thành
phố, tạo không khí lễ hội, tăng cường mối quan hệ hữu nghị đoàn kết, giao lưu văn
hóa nghệ thuật giữa các nước; đồng thời thành phố cũng giới thiệu với cộng đồng
quốc tế về những nét đặc trưng, đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các
1 T.S Cao Đức Hải (2010), "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 Nguồn: Quang Định, "Bế mạc Lễ hội "TP.HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta" 2013",

http://www.tuoitre.vn.

2


giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam; đồng


thời tạo môi trường phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí
Minh và Việt Nam.
Có thể nói, lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã
diễn ra thành công tốt đẹp, các hoạt động lễ hội được tổ chức với qui mô lớn, hoành
tráng, có nhiều sự kiện mới, hấp dẫn, phong phú, các chương trình, nội dung lễ hội
ngày càng thiết thực, bổ ích và sinh động, phục vụ nhiều đối tượng trong cộng đồng,
thu hút đông đảo khách tham dự.
Tuy nhiên, công tác marketing của lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà
chung của chúng ta" chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, thiếu sự đồng bộ
và sự đầu tư hợp lí, đặc biệt là đối với một lễ hội được xem là một trong những sự
kiện du lịch lớn trong năm do thành phố tổ chức. Đề tài này được thực hiện nhằm
đánh giá một cách khách quan công tác marketing của lễ hội, nhằm đưa ra những
phương hướng, giải pháp giải quyết những hạn chế, đồng thời củng cố những mặt tích
cực của nó, góp phần xây dựng và phát triển công tác marketing của lễ hội Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm sau nói riêng và cho những sự kiện, lễ hội khác nói
chung.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA":
Marketing là một công việc trong tổ chức sự kiện, nhằm xác lập mối quan hệ
giữa khán thính giả và sự kiện, hiểu được nhu cầu và động cơ của họ, phát triển các
sản phẩm đáp ứng những nhu cầu này, xây dựng một chương trình truyền thông thể
hiện mục đích và mục tiêu của sự kiện.
Trong đề tài này, ta sẽ sử dụng chiến lược 4P của công tác marketing-mix, bao
gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (thị trường phân phối), Promotion (xúc
tiến, quảng bá), để làm công cụ chuẩn để đánh giá công tác marketing lễ hội "Thành
phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta".

3



III.1. Chiến lược Marketing-mix 1.

III.1. Chiến lược sản phẩm (product):
Có thể nói, lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" là
một sự kiện văn hóa - du lịch lớn của thành phố. Dù gọi là "lễ hội" như thế, nhưng
phần lễ dường như là không có, đặc biệt là trong ngày khai mạc sự kiện (ngày
10/9/2013). Như vậy, ta có thể hiểu đây là một sự kiện diễn ra theo hình thức
"festival" (được dịch tương đối sang nghĩa Việt là "lễ hội") như nước ngoài, với nội
dung xuyên suốt là những chương trình mang tính "hội" nhiều hơn, với các trò chơi
dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo, vừa nêu cao tinh thần thượng võ, tính đoàn kết
của cộng đồng. Theo nhiều ý kiến chuyên môn, ta nên dịch từ "festival" sáng tiếng
Việt là từ "hội" hoặc "liên hoan" thì sẽ hợp lí hơn2.
Ngoài ra, với tên gọi tiếng Anh là "Ho Chi Minh City - Our common home
festival" cũng vấp phải một số sai sót trong cách dùng từ, ở phần chiến lược xúc tiến
hỗn hợp (promotion) sẽ đề cập rõ hơn về nội dung này.
Với những hoạt động, chương trình đặc sắc, lễ hội đã thể hiện dường như đầy
đủ các yêu cầu về quảng bá du lịch, nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc trung vùng miền,
cũng như các trò chơi dân gian, đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Cụ thể
được biểu hiện qua các nội dung hoạt động của chương trình như sau:
+ Khu vực Triển lãm "Hoạt động đối ngoại của Thành phố Hồ Chi Minh - Hội
nhập và Phát triển": Triển lãm các hình ảnh giới thiệu thành tựu về công tác đối ngoại
1 Nguồn: Đoàn Văn Tình, "Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P", http://tinhcdnv.blogspot.com.
2 Theo Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7/2005, trang 48.

4


của Thành phố Hồ Chí Minh; giới thiệu đất nước, con người Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; trưng bày các bộ trang phục truyền thống các dân
tộc Việt Nam; tổ chức Liên hoan "Trang phục yêu thích của tôi", Cuộc thi "Bài hát


yêu thích của tôi" do cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Thành phố Hồ Chí
Minh và khách du lịch theo sự giới thiệu của các cơ quan đại diện nước ngoài tại
Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký tham gia.
Những hoạt động trên đã mang đến cho khu vực triển lãm một không gian vừa
mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại trong bầu không khí gắn kết mật thiết
giữa con người, văn hóa Việt Nam với du khách quốc tế.
+ Khu gian nhà văn hóa các nước: Mỗi nước tự trang trí ít nhất một gian hàng
(diện tích 3m x 3m) hoặc tự dựng gian hàng (diện tích do Ban Tổ chức phân bổ); tự
trang trí, trưng bày các hình ảnh, hiện vật, trang phục, sản phẩm… thể hiện nét đặc
trưng văn hóa, bản sắc của nước mình.
Hoạt động này không những giúp quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống mà
con giúp khách tham quan trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những nét đặc trưng
riêng của mỗi quốc gia.

III.1.1 Gian hàng Thái Lan 1.

III.1.2 Chương trình hoạt động chi tiết của lễ hội 2 .

1,2 Nguồn: IYC Vietnam, https://www.facebook.com/iycvietnam.

5


+ Khu sân khấu: Tổ chức chương trình Khai mạc Lễ hội kết hợp với diễu hành
giới thiệu hình ảnh, đất nước và con người của các nước tham gia Lễ hội, vào lúc 18
giờ 30 ngày 10/ 9/2013; chương trình Bế mạc. Lễ hội vào lúc 20 giờ 30 ngày 12 tháng
9 năm 2013; tổ chức chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp do
các đơn vị nghệ thuật của thành phố và cộng đồng nước ngoài tại thành phố thực hiện.
Là điểm trung tâm thu hút nhiều khách tham quan đến nhất, khu sân khấu với
những chương trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo, đa dạng mang đậm tinh thần giao


lưu giữa Việt Nam và bạn bè thế giới đã tạo nên một không gian đầy màu sắc, sôi
động và náo nhiệt.
+ Khu ẩm thực: Giới thiệu văn hóa ẩm thực của các nước do cộng đồng người
nước ngoài và các khách sạn, nhà hàng tại thành phố thực hiện; Thực hiện khu vực ẩm
thực mang đậm nét văn hóa của các vùng miền và các dân tộc Việt Nam; Tổ chức Hội
thi nấu ăn "Món ngon Đất Việt" do các gia đình người nước ngoài đang sinh sống, làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký tham gia và dự thi nấu ăn tại chỗ các món
ngon, đặc sắc, tiêu biểu của các vùng miền Việt Nam.
Thông qua các hoạt động của khu ẩm thực, lễ hội đã tạo điều kiện cho khách
tham quan hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng với những phong cách
ẩm thức khác nhau của mỗi quốc gia.
+ Khu trò chơi: Giới thiệu các trò chơi dân gian của Việt Nam và các nước như
nhảy sạp, bắn cung, đập niêu, bông vụ..., thu hút sự tham gia nhiệt tình của khách
tham quan trong và ngoài nước.
Dựa vào chiến lược sản phẩm, ta có thể thấy rằng lễ hội "Thành phố Hồ Chí
Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã có những nội dung hoạt động khá đầy đủ, thể
hiện đúng trọng tâm của chương trình là một không gian giao lưu văn hóa, phát triển
du lịch, tạo được sự thu hút đối với khách tham quan.
Ngoài ra, lễ hội còn phù hợp với nhiều đối tượng khách tham quan. Theo thống
kê năm 2011 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh gần khoảng 8 triệu người, trong đó có
khoảng 500 nghìn người nước ngoài hiện đang làm việc và sinh sống trên toàn địa bàn
thành phố. Đây là một đối tượng mà chúng ta cần hết sức quan tâm để tạo điều kiện
cho họ tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Việt Nam.

6


III.1.3. Du khách thích thú với những chú búp bê Nga đáng yêu 1.

Đối với thành phần học sinh, sinh viên,... thì họ đến để vui chơi, học hỏi và có


cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa các quốc gia tham gia lễ hội. Riêng đối tượng nhân
viên, công chức, hay những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ngoài mục đích
tham quan, họ còn đến để có cái nhìn tổng quát hơn về sự giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam ta và các quốc gia khác, nhằm phục vụ cho công tác tổ chức, hoạt động du lịch
của họ. Có thể nói, lễ hội đã thu hút được nhiều đối tượng, đặc biệt là thành phần
khách tham quan nằm trong độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi.
Nhìn chung, lễ hội đã có những nội dung chương trình, hoạt động phù hợp với
đạ đa số các thành phần trong xã hội, với đủ mọi lứa tuổi, học vấn và nghệ nghiệp
khác nhau.
Với những hoạt động, chương trình của mình, lễ hội đã mang lại nhiều giá trị
thiết thực, bao gồm giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Giá trị truyền thống đã khắc rõ nét trong các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm
thực, trang phục truyền thống và những hoạt động văn nghệ, diễu hành, qua đó giúp
khách tham quan hiểu được phần nào nét đẹp truyền thống của các nước, tạo cơ hội
cho họ tìm về với cội nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.
Giá trị hiện đại thể hiện rõ nét nhất ở khu vực triển lãm với các thành tựu về
công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập, giới thiệu đất
1 Nguồn: Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",

http://vietnam.vnanet.vn.

7


nước, con người Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các cuộc
thi giao lưu âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật đương đại chuyên nghiệp,... góp phần thể
hiện sức sống của thành phố trong sự đa sạng văn hóa, bản sắc các dân tộc, các quốc
gia.

III.1.4. Các đầu bếp Indonesia đang thực hiện món ăn truyền thống tại lễ hội 1.



Tuy nhiên, lễ hội chưa mang được cái riêng, cái độc đáo, công tác tổ chức các
chương trình hoạt động còn dựa trên những sự kiện văn hóa - du lịch (như chương
trình chương trình "Triển lãm quốc tế du lịch 2012", "Ngày hội du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh lần IX, năm 2013",...) đã tổ chức thành công trước đó. Ngoài ra, không gian
tổ chức bó hẹp trong diện tích 7,7ha, khiến sức chứa số lượng khách tham quan của lễ
hội bị hạn chế.
III.2. Chiến lược giá (price):
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" là một sự
kiện văn hóa - du lịch ý nghĩa, góp phần tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam
và các quốc gia đã thiết lập mới quan hệ với nước ta trên các phương diện chính trị văn hóa - xã hội. Chính vì lẽ đó nên chương trình và những hoạt động chủ yếu của nó

1 Nguồn: Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",

http://vietnam.vnanet.vn.

8


cũng nhằm vào mục đích quảng bá thành phố, giao lưu, xây dựng mối quan hệ hữu
nghị, hợp tác giữa các quốc gia với nhau.
Đây là một chương trình mang tầm ý nghĩa nhất định, là cơ hội để các nước nói
chung và Việt Nam nói riêng mang đến bản sắc văn hóa truyền thống của mình để
giới thiệu đến với các quốc gia khác, đồng thời nhằm quảng bá hình ảnh một thành
phố Hồ Chí Minh hiện đại, năng động, thân thiện, đang từng ngày hội nhập, hòa mình
cùng sự phát triển của thế giới.
Xuất phát từ những lí do đó, để mọi người có thể dễ dàng và thuận tiện tham
gia lễ hội, Ban Tổ chức đã quyết định miễn phí vé vào cổng cho tất cả mọi người khi
đến tham quan.
Chính vì miễn phí hoàn toàn giá vé vào cổng cho nên đó cũng là một yếu tố hết


sức thuận lợi cho những ai muốn tham gia, chính vì thế mà lễ hội sẽ thu hút được
đông đảo mọi người chú ý và tham gia nhiều hơn.
Tuy nhiên, tại Khu ẩm thực của lễ hội, giá của các món ăn được chế biến và
được bán tại đây được niêm yết với đơn vị tiền tệ là "đôla" ($). Đa số giá của các món
ăn có giá khá cao nên mọi người thường dừng lại để xem qua cho biết, chứ ít ai có
điều kiện dùng thử nên phần nào gấy khó khăn cho khách tham quan khi muốn thưởng
thức những món ăn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung thì chiến lược về giá được Ban Tổ chức thực hiện rất phù hợp nhờ
vào việc miễn phí hoàn toàn vé cho khách tham quan lễ hội, thu hút được sự tham gia
của đông đảo người Việt, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sự hạn chế trong phương thức thanh toán của các dịch vụ
trong lễ hội đã phần nào khiến ý nghĩa của lễ hội mất đi sự trọn vẹn, thành công như ý
muốn.
III.3. Chiến lược phân phối (place):
Quá trình phân phối sản phẩm là quá trình để đưa được các sản phẩm được tạo
ra đến với khách hàng. Những quyết định gắn với quá trình đó chính là chiến lược
phân phối sản phẩm.

9


Đối với lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" thì
đây là một sự kiện văn hóa - du lịch, với sản phẩm là sự đa dạng về chương trình, nội
dung hoạt động trong khuôn khổ lễ hội. Vì đây là một sự kiện miễn phí nên không
diễn ra quá trình mua bán sản phẩm trực tiếp lẫn gián tiếp, do vậy ta không có kênh
phân phối phù hợ. Nói cách khác, lễ hội này không có chiến lược phân phối.
Mọi hoạt động nhằm truyền tải, quảng bá nội dung, hoạt động của lễ hội được
tập trung vào chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion).
III.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion):
Chữ P thứ tư bao gồm tất cả các công cụ giao tiếp có thể chuyển thông điệp


đến thị trường mục tiêu. So với các chữ P khác, chữ P trong "promotion" là chữ P
quan trọng nhất cần tập trung vào.
Để thực hiện tốt chiến lược xúc tiến hỗn hợp, ta cần có các phương tiện truyền
thông phù hợp. Phương tiện truyền thông (media) là các kênh truyền thông qua đó
thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận. Người gửi cũng phải tạo ra các
kênh để có thể nhận biết phản ảnh đáp lại của người nhận đối với thông điệp đã gửi.
Trong trường hợp lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng
ta", Ban Tổ chức đã sử dụng chủ yếu là các kênh truyền thông gián tiếp, bao gồm:
+ Báo đài; truyền hình; các kênh thông tin; trang website của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trên mạng internet; quảng cáo ngoài trời như băng-rôn.
+ Các sự kiện: Năm 2013, Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao với 25 nước, hưởng ứng sự kiện quan trọng này, ngoài các hoạt động chào
mừng trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xúc tiến thương mại,…, góp phần tạo ra
hiệu quả truyền thông đặc biệt đối với công chúng.

10


III.4.1. Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trong lễ hội 1.

Tuy nhiên, công tác thực hiện các kênh truyền thông giáo được thực hiện chưa
thật sự hiệu quả, làm hạn chế thành công của chiến lược xúc tiến hợp hợp của sự kiện.
Trên trang website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh, Ban Tổ chức đã cập nhật khá đầy đủ những nội dung hoạt động trong khuôn
khổ lễ hội. Nhiều trang điện tử như: tuoitre.vn; thegioivanhoa.com.vn;
dulichvn.org.vn,... cũng có những bài viết liên quan, góp phần quảng bá cho lễ hội,
nhưng do nhiều lí do khách quan khác nhau mà lượng thông tin truyền tải trên các
trang điện tử này khá ngắn, súc tích, thiếu hình ảnh trực quan sinh động và chưa tạo
được sự cuốn hút cho người đọc.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn cho treo khá nhiều băng-rôn thể hiện bằng tiếng


Anh và tiếng Việt để quảng bá, giới thiệu về lễ hội tại hai bên vỉa hè của các tuyến
đường chính trong trung tâm thành phố. Nhưng đáng tiếc thay khi trên băng-rôn tiếng
Anh lại vấp phải khá nhiều lỗi dùng từ và cách trình bày.

1 Nguồn: Thanh Xuân, "Ngôi nhà của chúng ta – Nơi giao thoa văn hóa", http://www.voh.com.vn.

11


III.4.2. Băng-rôn giới thiệu về lễ hội.

Đầu tiên là tên lễ hội "Festival Ho Chi Minh city Out common home", ở đây bị
sai lỗi ngữ pháp vì chữ Festival nên để cuối tên. Lỗi tiếp theo là thiếu dấu "-" giữa hai
cụm từ "Ho Chi Minh city" và "Our common home". Ngoài ra, từ "Ngôi nhà chung
của chúng ta" khi dịch sang nghĩa tiếng Anh là "Our common home" chưa thật sự
chính xác, ta nên dịch là "Our home" sẽ phù hợp hơn. Vậy, câu trên chính xác phải là
"Ho Chi Minh city - Our home festival".
Lỗi thứ tư là dòng chữ "SÀI GÒN - TP.HỒ CHÍ MINH" được viết bằng tiếng
Việt, không phù hợp và chưa chuyên nghiệp khi thể hiện trên một mẫu băng-rôn vốn
dĩ dành riêng cho người nước ngoài.
Lỗi thứ năm là sai vị trí ghi thời gian tổ chức lễ hội, thay vì ghi theo cấu trúc
"ngày/tháng/năm", ta phải ghi theo cấu trúc "tháng/ngày/năm" để người nước ngoài
đọc dễ hiểu hơn. Vậy cần phải sửa lại thành "From 9/10/2013 to 9/12/2013".
Lỗi thứ sáu là ở tên địa điểm, ta phải sửa thành "At the Van Thanh tourist
village". Cuối cùng là ở cách dùng từ "free ticket" chưa chuyên nghiệp, ta có thể dùng
từ "ticket for free" hoặc "entrance with no ticket/without ticket" sẽ phù hợp hơn.

12



Từ những cách dùng từ thiếu chính xác và cách trình bày, Ban Tổ chức đã làm
giảm hiệu quả quảng bá, giới thiệu thông tin của lễ hội đến với mọi người, nhất là
người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG
TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ
CHUNG CỦA CHÚNG TA":
IV.1. Chiến lược sản phẩm (price):
Bên cạnh các chương trình, hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa, lễ hội
"Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" cần phải tạo ra những hoạt
động riêng, độc đáo.
Đầu tiên là phương án xác lập một kỷ lục Guiness ấn tượng, đó là "Dàn nhạc
khí đờn ca tài tử tự chế độc đáo nhất Việt Nam" diễn ra ngay trong lễ hội. Hoạt động
này góp phần quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh, công nhận
là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ban Tổ chức có thể liên
hệ với nghệ nhân Mai Đình Tới, một nhạc sĩ chơi nhạc dân tộc Việt Nam đã đạt được
nhiều kỷ lục Guiness Việt Nam và Thế giới, phối hợp với các đơn vị, các đoàn văn
hóa - nghệ thuật để cùng thực hiện.
Ngoài ra, Ban Tổ chức có thể hỗ trợ các gian hàng của những nước tham gia lễ
hội, cùng bố trí các gian nhà văn hóa trong không gian khuôn viên hợp lí như một
"Ngôi làng Thế giới". Nhìn từ cổng làng, bên cạnh các phong cách thiết kế mỗi gian
nhà sao cho thể hiện được bản sắc văn hóa riêng, nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng
của mỗi nước, ở đó sẽ có những kì quan, những công trình kiến trúc nổi tiếng, những
loài hoa đặc trưng, những ngọn đồi, những cây cầu được trang trí hệ thống đèn led
tiêu chuẩn đủ màu sắc huyền ảo, và dòng sông nhân tạo chảy dọc giữa các gian nhà.
Khách tham quan sẽ có cơ hội nhìn ngắm những nét hấp dẫn, lung linh, đặc sắc trong
từng gian nhà văn hóa của mỗi quốc gia khác nhau, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
Từ hai phương án trên, ta có thể phần nào hình dung được sự độc đáo, nét riêng
biệt, hấp dẫn của lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta", để

13




rồi hiệu quả giao lưu văn hóa giữa Việt Nam ta và các quốc gia sẽ càng được thể hiện
rõ nét, tạo ấn tượng sâu sắc cho khách khi đến tham quan.
IV.2. Chiến lược về giá (price):
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã thực hiện
khá tốt chiến lược về giá khi miễn phí hoàn toàn đối với khách đến tham quan. Tuy
nhiên, đối với các gian hàng ẩm thực cần phải có một sự thay đổi nhất định trong
phương thức thanh toán, nhằm tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội tiếp cận, thưởng
thức các sản phẩm, dịch vụ.
Ban Tổ chức và các gian hàng ẩm thực cần có sự hợp tác, thống nhất sử dụng
đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng (VND) thay cho đồng USD đang sử dụng, đồng nhất
giá trị sản phẩm giữa người Việt Nam với người nước ngoài nhằm tránh sự phân biệt.
Đồng thời, các đơn vị cần có các cách thức bán hàng thu hút sự quan tâm của khách
tham quan, bao gồm các chiêu thức khuyến mãi, chiêu thị, giảm giá bán trên số lượng
sản phẩm bán ra,... Chỉ có như thế thì mới đảm bảo hiệu quả cao, vừa quảng bá, giới
thiệu ẩm thực của nước mình đến rộng rãi công chúng, vừa mang lại doanh thu cao
cho các gian hàng dịch vụ ẩm thực tham gia trong lễ hội.
Bất kì một sản phẩm hay dịch vụ nào, giá cả luôn là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của khách hàng khi đến sử dụng hoặc tiếp cận. Từ đó có thể thấy, nếu
Ban Tổ chức thay đổi phương thức thanh toán đối với các dịch vụ trong các gian hàng
của lễ hội sẽ tạo điều kiện cho sự giao lưu, quảng bá ẩm thực được hiệu quả hơn, đồng
thời tạo nên thành công nhất định cho lễ hội.
IV.3. Chiến lược về kênh phân phối (place) và xúc tiến hỗn hợp (promotion):
Do đây là một lễ hội miễn phí nên kênh phân phối không phải là vấn đề cần tập
trung. Tuy nhiên, các kênh phân phối có thể phối hợp với chiến lược xúc tiến hỗn hợp,
nhằm tạo hiệu quả cao hơn cho công tác quảng bá, giới thiệu lễ hội đến rộng rãi công
chúng, thu hút sự tham gia của nhiều người hơn.
Ban Tổ chức có thể truyền tải thông tin về lễ hội đến với các công ty, các trung
tâm dịch vụ du lịch và lữ hành để họ giới thiệu trực tiếp giới thiệu lễ hội đến với



14


khách hàng của mình. Từ đó, các công ty, các trung tâm dịch vụ du lịch và lữ hành đó
vừa như những kênh "phân phối" thông tin trực tiếp, vừa như một kênh truyền thông
trực tiếp đầy hiệu quả. Đồng thời, những khách hàng tiếp cận nguồn thông tin ấy có
thể trở thành công cụ truyền thông theo hình thức truyền miệng, góp phần đưa thông
tin về lễ hội đến với rộng rãi công chúng.
Ngoài trang thông tin điện tử (website) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức cũng cần có sự phối hợp thực hiện công tác
truyền thông với các đơn vị báo đài, truyền hình, tạp chí chính thống có liên quan về
lữ hành, du lịch, lễ hội trong và ngoài nước để có thể truyền tải đầy đủ, thống nhất
thông tin đến mọi người. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng cần có một đơn vị làm công
tác copywriting (sáng tạo ngôn ngữ quảng cáo), thiết kế các ấn phẩm quảng cáo
chuyên nghiệp như bandoll, tờ rơi,... để tránh trường hợp sai sót trong cách dùng từ,
văn phong quảng cáo, gây thiếu thu hút và hiểu lầm đối với người tiếp cận nguồn
thông tin đó.
Ngoài ra, lễ hội cũng cần phải có sự thay đổi trong địa điểm tổ chức, nên chọn
nơi có diện tích rộng lớn hơn, địa hình đa dạng hơn (gồm đồi, sông, hồ tự nhiên hoặc
nhân tạo,... nếu có) và gần trung tâm thành phố hơn. Chỉ có như thế mới tạo điều kiện
thuận lợi cho công chúng đến tham quan, tìm hiểu và tham gia các chương trình, hoạt
động đặc sắc trong lễ hội.
V. KẾT QUẢ:
Thông qua những phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề trong công tác
marketing lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta", ta có thể
thấy Ban Tổ chức và những đơn vị tham gia lễ hội cần phải có sự đầu tư và sáng tạo
trong công tác marketing, thực hiện những hoạt động, chương trình mới lạ, hấp dẫn
hơn, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho khách tham quan tiếp cận các dịch vụ, sản
phẩm trong lễ hội. Tất cả những sự thay đổi đó sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả trong


công tác marketing và tổ chức lễ hội, đồng thời thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình, sự
quan tâm của mọi người.

15


Ngoài ra, theo định hướng của UBND Thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thì sẽ tổ chức lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng
ta" thành một hoạt động sự kiện thường niên lớn của thành phố, góp phần tạo môi
trường cố kết cộng đồng, giao lưu văn hóa, xã hội giữa người Việt Nam ta với những
người nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn thành phố. Chính vì lẽ đó,
sự hấp dẫn và độc đáo của lễ hội sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của nó đối với
khách tham quan.
Với những sự tiếp thu kinh nghiệm qua lần tổ chức đầu tiên năm 2013, Ban Tổ
chức sẽ có sự tổ chức chuyên nghiệp hơn, thành công hơn và ngày càng khẳng định sự
phát triển của thành phố thông qua những sự kiện lễ hội mang tính cộng đồng cao.
VI. TỔNG KẾT:
Nhìn chung, công tác marketing lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà
chung của chúng ta" năm 2013 đã được thực hiện khá thành công và mang lại hiệu
quả nhất định với sự tham gia của đông đảo các lượt khách tham quan, bao gồm người
Việt Nam và cả người nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác tổ chức nói
chung và công tác marketing nói riêng, làm ảnh hưởng một phần không nhỏ trong
thành công chung của lễ hội. Dù vậy, với những nội dung đã đánh giá, nhìn nhận cùng
các phương hướng, giải pháp thiết thực, khả thi, Ban Tổ chức sẽ có những sự thay đổi
nhất định, góp phần hướng đến việc tổ chức lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi
nhà chung của chúng ta" thành một hoạt động thường niên. Hơn thế nữa, ta có thể xây
dựng lễ hội này thành một trong những sản phẩm du lịch, một hoạt động quảng bá du
lịch lớn và hiệu quả của quốc gia, tăng cường thu hút sự quan tâm của du khách thế
giới khi đến du lịch tại thành phố. Điều này sẽ càng làm phong phú, đa dạng hơn các


sự kiện văn hóa - du lịch của thành phố trong chính sách phát triển du lịch chung của
Việt Nam ta. Trong tương lai không xa, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo được cho
mình một hình ảnh đẹp và ấn tượng trong nhận thức không chỉ riêng của người nước
ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam mà còn đối với bạn bè thế giới, trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn đầy thu hút trên bản đồ du lịch năm châu.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Cao Đức Hải (Chủ biên), "Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh , TS. Nguyễn Đình Hòa, "Giáo trình Marketing Du
lịch", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.
3. Nhiều tác giả (2005), "Từ điển Tiếng Việt", NXB Từ điển Bách khoa.
4. Quang Định, "Bế mạc Lễ hội "TP.HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta" 2013",
http://www.tuoitre.vn.
5. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7/2005, trang 48.
6. Các bài viết: "Tổ chức Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”;
"Chuẩn bị khai mạc lễ hội: Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta"; "Lễ
hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Ngôi nhà của chúng ta” kết thúc tốt đẹp" trên trang
thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn.
7. Hữu Nghị, ""TPHCM - Ngôi nhà của chúng ta": Nhịp cầu kết nối các nền văn hóa",
http://www.voh.com.vn.
8. Đoàn Văn Tình, "Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P", http://tinhcdnv.blogspot.com.
9. IYC Vietnam, https://www.facebook.com/iycvietnam.
10. Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",
http://vietnam.vnanet.vn.
11. Thanh Xuân, "Ngôi nhà của chúng ta – Nơi giao thoa văn hóa",


http://www.voh.com.vn.

17


MỤC LỤC
I. QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN:
I.1. Khái niệm quản lý..............................................................................................trang 1
I.2. Khái niệm lễ hội.................................................................................................trang 1
I.3. Khái niệm sự kiện..............................................................................................trang 1
I.4. Khái niệm quản lý lễ hội và sự kiện..................................................................trang 1
II. VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG ĐỂ TÀI "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ CHUNG
CỦA CHÚNG TA":................................................................................................trang 2
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA":.............................................trang 3
III.1. Chiến lược sản phẩm (product)......................................................................trang 4
III.2. Chiến lược giá (price).....................................................................................trang 8
III.3. Chiến lược phân phối (place)..........................................................................trang 9
III.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion)....................................................trang 10
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG
TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ
CHUNG CỦA CHÚNG TA":...............................................................................trang 13
IV.1. Chiến lược sản phẩm (product)....................................................................trang 13
IV.2. Chiến lược giá (price)...................................................................................trang 14
IV.3. Chiến lược phân phối (place) và chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion).............
................................................................................................................................trang 14
V. KẾT QUẢ:.......................................................................................................trang 15
VI. KẾT LUẬN:...................................................................................................trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................trang 17


MỤC LỤC.............................................................................................................trang 18

18



Mấy vấn đề về lễ hội và quản lý lễ hội hiện nay

Lễ hội và Quản lý lễ hội là vấn đề được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây ở nước ta. Tuy nhiên, mọi người vẫn thấy còn nhiều vấn đề đặt ra về việc đi Lễ, đi Hội và nhất là tổ chức và quản lý Lễ hội. Ảnh minh họa. Vì […]

Lễ hội và Quản lý lễ hội là vấn đề được đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây ở nước ta. Tuy nhiên, mọi người vẫn thấy còn nhiều vấn đề đặt ra về việc đi Lễ, đi Hội và nhất là tổ chức và quản lý Lễ hội.

Quản lý lễ hội và sự kiện là gì

Ảnh minh họa.

Vì sao vậy? Đây là vấn đề không nhỏ đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra, bài viết này chỉ chia sẻ một vài khía cạnh về vấn đề trên trong dịp đầu Xuân Giáp Ngọ 2014.

  1. Về Lễ hội và nhận thức khi đi Lễ, Hội

Lễ, Hội ở nước ta là sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh mang đậm sắc màu tín ngưỡng, tôn giáo của một cư dân nông nghiệp trồng trọt… khu vực nhiệt đới gió mùa; mang đậm triết lý cầu bình an, hạnh phúc, “nhân khang, vật thịnh” trong chu kỳ sản xuất, làm ăn, sinh sống một năm – mỗi độ Tết đến, Xuân về. Từ hàng ngàn, hàng trăm năm nay, tập tục lối sống đó đã trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc, từ miền xuôi lên đến núi cao, biên giới, hải đảo.

Cùng với sự thay áo của cỏ cây và bừng sắc hoa Xuân, mỗi độ đầu năm mới lòng người xốn xang, bâng khuâng vận hành cùng vũ trụ đi tới những chu trình mới, hy vọng sẽ có nhiều điều tốt đẹp, an lành đến vớimọi người, mọi nhà và quốc gia – dân tộc. Các gia đình, dòng họ, thôn bản, buôn, sóc, xóm làng… theo những nhịp thời gian đầu Xuân tổ chức nhiều loại lễ hội ở nhiều địa phương, vùng miền với những sắc màu phong phú để “nghinh xuân”, bày tỏ ước muốn với Trời, Đất, Thần linh… về mong muốn của con người về những điều tốt đẹp.

Mọi người đi Hội, đi Lễ trong những dịp đầu năm là đến sinh hoạt văn hóa dân gian, văn hóa tâm linh, sinh hoạt cộng đồng. Trước đây đó là dịp những người nông dân ở các làng quê hòa mình vào thiên nhiên, tham dự vào những quan niệm triết lý dân gian về vũ trụ, về nhân sinh thông qua những nghi thức, hoạt động văn hóa. Cùng với thời gian các loại hình lễ hội dân gian ở nước ta ngày một định hình phản ánh đời sống văn hóa tâm linh, lịch sử, văn hóa giàu bản sắc của quốc gia.

Ở nước ta thời gian qua đã thống kê được hàng ngàn lễ hội, trong đó chủ yếu làLễ hội Dân gianchiếm gần 90%;Lễ hội Lịch sử cách mạngchiếm hơn 4%;Lễ hội Tôn giáotrên 6%;Lễ hội du nhập từ nước ngoàivà cáclễ hội khácdưới 1%. Cùng với nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư, tôn vinh các giá trị văn hóa vừa để bảo tồn vừa để phục vụ hoạt động du lịch, lễ hội khắp các vùng miền đất nước. Đó là môi trường xã hội, pháp lý cho hoạt động Lễ hội của đất nước được chấn hưng, góp phần quan trọng vào giáo dục truyền thống, quảng bá văn hóa, thu hút du khách, phát triển du lịch.

Tuy nhiên việc tổ chức Lễ, Hội, việc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại các di tích lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian vừa qua còn bộc lộ nhiều vấn đề cần phải trao đổi liên quan đến các hoạt động lễ hội. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về hai khía cạnh:

1.1. Về phía người tổ chức Lễ, Hội

Ngoại trừ những lễ hội lớn có tính quốc gia, hoặc địaphương (cấp tỉnh), các lễ hội còn lại là do cấp huyện, cấp cơ sở và các làng, xã… tổ chức. Việc tổ chức Lễ, Hội thường do các địa phương, thôn làng… cử ra một Ban Tổ chức dưới sự điều hành hay phụ trách của chính quyền hay bộ phận văn hóa với sự tham gia của một số ngành liên quan gắn với trật tự, an ninh; dịch vụ ăn nghỉ, sinh hoạt, mua bán đồ lưu niệm vào một dịp nào đó trong năm, nhất là vào mùa Xuân và các ngày “thiêng” gắn với các di tích lịch sử, cách mạng; di tích tôn giáo, tín ngưỡng.

Việc tổ chức thường gắn với một lịch trình hoạt động với các phần Lễ, phần Hội với sự phân công người phụ trách và lực lượng tham gia theo một “kịch bản” và thói quen được diễn ra trong nhiều năm. Đối với một số Lễ, Hội và một số di tích, danh thắng nơi diễn ra Hội, Lễ trong những năm gần đây việc đầu tư về cơ sở vật chất được gia tăng để du khách đến với Lễ, Hội được thuận tiện trong việc đi lại, ăn nghỉ, mua sắm, thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên và di tích, danh thắng.

Mỗi một lễ hội, một di tích, danh thắng nơi diễn ra lễ hội đều có những đặc điểm riêng về môi trường tự nhiên, về kiến trúc, về ý nghĩa văn hóa tâm linh và liên quan đến sự thu hút du khách và “sức chứa” công chúng đến với lễ hội. Do vậy công việc của mỗi Ban Tổ chức lễ hội cũng rất đa dạng, phong phú và nhiều khi lễ hội thực sự diễn ra lại phá vỡ đi ít nhiều kịch bản của Ban Tổ chức. Đây cũng là đặc điểm và bản chất của việc tổ chức các loại hình lễ hội ở nước ta.

Chất lượng của một sinh hoạt lễ hội tùy thuộc vào khâu tổ chức, vào kịch bản và sự thực thi các nội dung diễn ra như thế nào. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành năng lực của những thành viên tham gia trong Ban Tổ chức lễ hội là rất quan trọng. Ngoài vấn đề trên ra, chất lượng của sinh hoạt Lễ, Hội còn phụ thuộc và khâu có tính quyết định nữa là ý thức trách nhiệm, sự trong sáng của các thành viên trong Ban Tổ chức, điều hành trước những hiện tượng tiêu cực liên quan đến các hoạt động dịch vụ của nhiều thành phần kinh tế tham gia trong dịp Lễ hội.

Có một điểm mà lâu nay chưa được chú ý đúng mức trong Lễ hội không chỉ của Ban Tổ chức mà còn liên quan đến ngành chức năng, đó là việctuyên truyền, quảng bá về giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh của các di tích lịch sử cách mạng, tín ngưỡng tôn giáo, danh thắng… gắn với Lễ hội cho các thế hệ công chúng gần xa khi đến với Lễ hội. Khi người dân, công chúng, “con nhang đệ tử” được giáo dục và trang bị tri thức khi làm lễ, tham gia hội… thì sẽ hình thành nên nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của các Lễ hội. Những hiện tượng xô bồ, tranh cướp ấn tại Đền Trần (Nam Định), vứt rác bừa bãi, ăn mặc hở hang, treo thịt thú rừng tại cửa Phật (chùa Hương) và nhiều điểm du lịch khác; những người đến các điểm di tích, lễ hội để xin tài lộc, nhờ người khấn vái trong một tâm thế đua chen, không tĩnh tâm, không biết lời khấn, không biết khấn ai; không biết sơ đồ bài trí, và ý nghĩa các ban trong Đình, Đền, Chùa khá phổ biến, tạo nên những hình ảnh phản cảm tại các chốn linh thiêng.

Vì những lẽ trên, việc giới thiệu quảng bá ý nghĩa của các lễ hội, các di tích tâm linh, văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nhà trường… tạo cho các thế hệ công dân một tri thức tối thiểu là rất cần thiết, điều đó tác động trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh hành vi một cách đúng hướng của những người tham gia lễ hội nhất là những lễ hội gắn với “không gian thiêng” trong đời sống văn hóa dân tộc. Trong thời gian tới, đây là hoạt động quan trọng cần được các cơ quan chức năng ngành Văn hóa, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương quan tâm mới có thể từng bước góp phần tạo nên hình ảnh sinh hoạt lễ hội của quốc gia và địa phương thực sự ý nghĩa, văn hóa trong con mắt du khách nước ngoài và trong nước; là điều kiện quan trọng góp phần vào nâng cao hiệu quả quản lý Lễ hội.

1.2. Về phía người dân đi lễ, hội

Thành phần công chúng tham gia lễ hội rất đa dạng (trong nước, kiều bào, người nước ngoài, người có đạo, người không có đạo, già, trẻ, gái, trai, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức…) Mỗi người đến với Lễ hội với những mục đích vừa giống nhau vừa khác nhau.

Giống nhau là đa phần mọi người đến lễ hội để vui chơi, thưởng ngoạn cảnh trí của danh thắng, di tích lịch sử, không gian tôn giáo, tín ngưỡng và đến với “không gian thiêng” (đình, đền, chùa) cầu mong sức khỏe, làm ăn gặp mọi sự tốt lành, hanh thông, “tấn tài, tấn lộc”. Khác nhau là có người đi để nghiên cứu, chiêm ngưỡng những giá trị của kiến trúc dân gian, của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; đi cầu tự, đi cầu cho qua những “vận hạn” cho gia đình, bản thân; cho “công ty” ăn nên làm ra lại có người chỉ đi chơi hội, chơi đền, đình, chùa mà không cầu gì hết. Các bạn thanh niên thì rủ các nhóm bạn, cùng đi để du lịch, du xuân, cầu mong việc học hành và là dịp để nam thanh, nữ tú hiểu biết về nhau để có thể kết bạn, kết tình.

Tuy nhiên có cái khác quan trọng, phổ biến kể cả những người ít học đến những người có học đó là sự hiểu biết chân xác về nội dung, ý nghĩa của Lễ hội mà mình đang đến tham dự; hiểu biết về di tích lịch sử, cách mạng, di tích văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng (đình, đền, chùa). Tại không ít địa điểm của di tích và lễ hội có văn bia giới thiệu về các di tích, danh thắng và lễ hội liên quan, song ít người dừng lại đọc và nói với người thân, người cùng đi để cảm nhận mình đang đến đâu, đang làm gì để hòa vào dòng người với tư cách là tham gia vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng tạo nên cái chung trong cái riêng; tạo nên thái độ đúng mực, đúng tính chất của người đi hội lễ có “văn hóa”, không tạo nên những hoạt động thiếu ý thức, không phù hợp và phản cảm với những không gian thiêng và trong sinh hoạt Lễ hội.

Việc “kiểm tra” nhận thức của người đi Lễ hội về sự hiểu biết Lễ hội mà mình tham dự và không gian di tích gắn với nó không khó. Chúng ta có thể phỏng vấn bất kỳ một người nào và sẽ nhận được rất nhiều những ý kiến khác nhau của người tham dự Lễ hội bởi sự quan tâm, trang bị tri thức cơ bản cho mình trước khi đi Hội lễ cũng rất đa dạng, thậm chí cứ đi mà không quan tâm nhiều đến nội dung ý nghĩa.

Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên hành vi “lộn xộn” không cần thiết của những người tham dự Lễ hội, khi đi “xin ấn”, “cầu tài, cầu lộc”… Nếu những người có nhận thức đúng về các nghi thức và ý nghĩa của nó trong Lễ hội thì chắc chắn hành vi đua chen sẽ giảm đi rất nhiều, “tâm lý đám đông” sẽ mang tính “văn hóa”, văn minh hơn.

  1. Về quản lý lễ hội

Tổ chức và quản lý lễ hội có thể nói là hai mặt của một vấn đề, thể hiện chức năng, vai trò của cơ quan quản lý văn hóa trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng của cộng đồng trong“chu kỳ sinh hoạt văn hóa một năm” và đặc biệt là trong dịp mùa Xuân.

Tổ chức các hoạt động lễ hội có quan hệ mật thiết đến nội dung, chất lượng quản lý. Tổ chức lễ hội là một phức hợp các vấn đề bên trong và bên ngoài liên quan đến diễn trình từ A đến Z, từ đầu đến cuối như chúng ta thường thấy. Có những lễ hội thường xuyên được tổ chức và diễn ra hàng năm nhưng không phải lúc nào cũng được tổ chức tốt.

Tùy các loại hình lễ hội mà khâu tổ chức có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Hiện nay việc tổ chức lễ hội ở các địa phương cũng rất đa dạng khi phân công cho các đơn vị chủ quản, đăng cai. Năng lực tổ chức lễ hội do vậy mà cũng không đồng đều từ khâu chuẩn bị, đến các phần Lễ, phần Hội, tổ chức các dịch vụ liên quan, đến trật tự, an ninh, giao thông, vệ sinh môi trường; đến nếp sinh hoạt liên quan đến lễ hội, đến ý thức, hành vi văn hóa đối với các di tích, danh thắng. Việc sắp xếp về tổ chức nhân sự, bố trí mặt bằng, vận trù cho các hoạt động của lễ hội và đi lại của du khách… tại các lễ hội còn nhiều vấn đề bất cập. Các hoạt động tổ chức đó có tác động quyết định đến hoạt động quản lý lễ hội.

Việc quản lý Lễ hội bao gồm các vấn đề cơ bản như:

–Quản lý các nội dung hoạt động của lễ hội:bao gồm việc theo dõi các hoạt động thuộc về phần nghi lễ như thực hiện các nghi thức tế, lễ, rước, dâng hương, dâng lễ, cúng bái; một số lễ hội còn có các sinh hoạt tín ngưỡng mang đặc trưng riêng như hầu đồng, phát ấn.

Quản lý các hoạt động trong sinh hoạt hội hè, vui chơi với hoạt động như diễn xướng dân gian và đương đại, các trò chơi, trò diễn, các chương trình nghệ thuật, thi đấu các môn thể thao dân tộc (đánh cờ, vật, bơi chải, đua thuyền, kéo co, bắn nỏ…).

Quản lý lễ hội là làm thế nào vừa đảm bảo được đặc trưng văn hóa tâm linh, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo tính thiêng của các nghi lễ cổ truyền, giữ gìn được những giá trị tốt đẹp của lễ hội, đồng thời tránh được những biểu hiện của mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, dung tục hóa các sinh hoạt trong một không gian thiêng diễn ra lễ hội… Bên cạnh đó, phải làm sao cho các hoạt động hội hè đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân, những sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu công chúng, vừa đảm bảo tính giáo dục, nhân văn, lành mạnh theo đúng pháp luật và nếp sống mới.

–Quản lý về trật tự, an ninh – xã hội của lễ hội:Lễ hội là nơi thu hút rất đông nhân dân và du khách thập phương, từ hàng vạn đến hàng triệu người, nên dễ xảy ra chen lấn, xô đẩy, mất trật tự an ninh, ùn tắc giao thông, tai nạn, dễ diễn ra các hiện tượng tiêu cực như móc túi, lừa đảo, bắt chẹt khách, cờ gian bạc lận… Do vậy, việc quản lý và tổ chức lễ hội tốt là làm sao đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trông coi phương tiện đi lại… Đây là vấn đề nhức nhối tại không ít các lễ hội diễn ra trong nhiều năm. Nó là hệ quả từ hai phía:Ý thứccủa người dân và công chúng khi tham gia lễ hội (như đã nói ở phần trên) vàNăng lựctrong tổ chức, điều hành, quản lý lễ hội của của các địa phương.

– Quản lý vấn đề bảo vệ môi trường:do tính chất sinh hoạt văn hóa đông người với nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau nên các Lễ hội thường là những tụ điểm và có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.Một Lễ hội được tổ chức tốt là phát triển đi đôi với bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường tốt không chỉ thể hiện trong thời gian diễn ra lễ hội (không xả rác bừa bãi, không xâm hại thiên nhiên, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường…), mà còn được duy trì trong quá trình chung sống hài hòa với tự nhiên, giữ gìn cảnh quan môi trường, hạn chế tác động tới thiên nhiên trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là nơi dễ dẫn đến các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm, rất cần tới công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh và y tế… Do vậy, quản lý vấn đề bảo vệ môi trường trong các lễ hội là nội dung đặt ra như một thành tố hữu cơ của quá trình quản lý.

– Quản lý, bảo vệ các di tích, cơ sở thờ tự, không gian tôn giáo, tín ngưỡng:Lễ hội là một loại hình văn hóa phi vật thể, nó thường tồn tại và gắn liền với các di sản văn hóa vật thể là các di tích, cơ sở thờ tự, các hiện vật, đồ thờ, không gian thiêng… Các lễ hội được tổ chức thành công thường đi liền với việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích tốt, cơ sở thờ tự khang trang, không bị bóp méo, biến dạng, công tác quản lý hiện vật, tài sản, đồ thờ tự tốt. Đây là nội dung quan trọng trong các hoạt động quản lý lễ hội. Việc quản lý đi đôi với trùng tu, tôn tạo một cách khoa học đồng thời phải gắn liến với quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các công trình văn hóa tại các không gian thiêng của văn hóa dân tộc và các địa phương.

– Quản lý tài chính của lễ hội:Trong những năm gần đây cùng với việc đi hội là việc du khách thập phương “cung tiến”, “công đức” tiền của cho các di tích thông qua các mùa hội lễ. Có nơi số tiền qua các mùa lễ hội du khách cung tiến không nhỏ như Lễ hội đền Bà chúa xứ Châu Đốc và nhiều nơi khác…Vấn đề quản lý tài chính của lễ hội đặt ra như một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn tạo, tu bổ và tạo thêm các điều kiện để tổ chức và quản lý tốt lễ hội. Ban Tổ chức, Ban quản lý các lễ hội cần xây dựng các nguyên tắc quản lý công khai, minh bạch để quản lý và chi tiêu nguồn kinh phí đó một cách có hiệu quả văn hóa, kinh tế – xã hội.

Trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra hàng chục di tích trên hai mươi địa phương trong cả nước. Bộ đã tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra, chỉnh đốn các hoạt động lễ hội nhất là dịp trước Tết, trong Tết và sau Tết. Các đoàn kiểm tra của Bộ đã đến trực tiếp các cơ sở có lễ hội chứ không thông báo cho chính quyền địa phương.

Kết quả cho thấy, bên cạnh những hoạt động tích cực, việc tổ chức và quản lý các hoạt động còn tồn tại không ít tiêu cực. Qua Lễ hội cho thấy còn nhiều hiện tượng làm xói mòn giá trị tốt đẹp của lễ hội với các tệ nạn đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan; diễn viên vừa hát quan họ vừa ngả nón xin tiền tại hội Lim; tại một số di tích, hòm công đức được đặt không phù hợp. Hiện tượng khấn thuê, nạn đốt vàng mã, bói toán xảy ra ở nhiều nơi như đền Đồng Bằng, đền Tiên La (Thái Bình), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Mẫu (Hưng Yên), đền Cuông, đền Cờn (Nghệ An), chùa Bồ Đà, chùa Thổ Hà (Bắc Giang), đền Mẫu, đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) cũng như việc hướng dẫn quản lý tiền công đức. Qua các mùa lễ hội các địa phương thu hàng trăm tỷ đồng tiền công đức, tiền giọt dầu, nhưng con số này đã được sử dụng thế nào, đơn vị nào quản lý hiện vẫn là điều chưa rõ ràng, mỗi nơi một kiểu và thiếu minh bạch. Một vài hội nghị của Bộ đã bàn về vấn đề này song vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Các vấn đề trên đang được Bộ quan tâm, đặc biệt là triển khai xây dựng một quy hoạch tổng thể cho hoạt động lễ hộitừ năm 2012, đã gửi văn bản lấy ý kiến với các Bộ ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tổng hợp các ý kiến và hoàn thiện, dự kiến trình Chính phủ. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các lễ hội bên cạnh những mặt tích cực đạt được, vẫn còn một số tồn tại diễn ra gây ra nhiều hệ lụy xấu, phiền lòng du khách, không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện gấp một số nội dung liên quan đến tổ chức và quản lý Lễ hội đảm bảo tính lành mạnh, bảo tồn tôn vinh các giá trị văn hóa, tiết kiệm, trật tự, văn minh.

  1. Vấn đề đặt ra

Như vậy mặc dù trong nhiều năm hoạt động và quảnlý Lễ hội ở nước ta, vấn đề tổ chức, quản lý tuy đã được quan tâm song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục hoàn thiện để từ phía nhà quản lý, tổ chức và người dân tham gia lễ hội cùng góp phần tạo dựng một hệ thống lễ hội Việt Nam văn minh, đúng nghĩa là những sinh hoạt văn hóa tâm linh, cộng đồng theo thuần phong mỹ tục, tạo hình ảnh đẹp trong con mắt bạn bè quốc tế và dư luận xã hội.

Vấn đề đặt ra là muốntổ chức và quản lý lễ hội tốt, đáp ứng các mục tiêu đề ra thì đồng thời phải tiến hành một cách có kế hoạch, có lộ trình và cần quan tâm đến những hướng đầu tư với các nội dung sau:

– Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền về ý nghĩa tâm linh, lịch sử, văn hóa của các di tích, danh thắng gắn với các lễ hội từ nhỏ đến lớn cho công chúng tại các địa phương và du khách thập phương trước khi đến lễ hội.

– Người đi lễ hội cần có kiến thức cơ bản về các loại hình lễ hội tâm linh, các di tích kiến trúc tâm linh, tôn giáo (đình, đền, chùa) về cấu trúc, về ý nghĩa của các khu bài trí nội thất và ngoại thất để biết mình đang đến đâu, thưa ai, thưa như thế nào, cầu gì, cầu như thế nào…? Đặc biệt phải có tri thức về các loại triết lý tâm linh của từng loại tín ngưỡng và tôn giáo để tránh nhầm lẫn trong khấn vái, trong cầu xin theo lối “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Người có kiến thức trên sẽ không chen lấn, xô bồ ở chốn linh thiêng cửa Đình, cửa Đền, cửa Phật.

– Các cơ quan quản lý phối hợp với các nhà trường, địa phương, các Tổ chức đoàn thể xã hội có kế hoạch giáo dục, tuyên truyền làm cho mọi người nâng cao hiểu biết về ý nghĩa văn hóa tâm linh, các tri thức về tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo, nếp sống văn hóa chốn tâm linh… một cách dài hơi, liên tục thì mới từng bước tránh khỏi được nếp sống “không văn hóa” chen lấn, xô đẩy, mất vệ sinh môi trường, hành nghề mê tín, tệ cờ bạc đang diễn ra tại các lễ hội.

– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, tổ chức lễ hội cho cán bộ chuyên môn và chính quyền các địa phương diễn ra lễ hội, đặc biệt là kỹ năng tổ chức và quản lý. Ở nhiều quốc gia làm sao việc tổ chức lễ hội diễn ra trật tự văn minh, giàu ý nghĩa nhân văn, văn hóa tâm linh nếu như không có một trình độ cao về tổ chức và quản lý ?

– Các văn bản chỉ đạo vừa qua còn thiên về xử lý các tình thế, cần có chính sách, cơ chế phù hợp để thực hiện các nội dung Tổ chức và Quản lý Lễ hội một cách có lộ trình, kết hợp trước mắt với lâu dài thì mới có thể khắc phục những tồn tại trong quản lý lễ hội hiện nay./.

L.N.T

Tổ chức Sự kiện ngày lễ hội chuyên nghiệp uy tín cùng King Media

Nội dung

  • 1. TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI LÀ GÌ ?
  • 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ KIỆN LỄ HỘI HIỆN NAY
  • 3. LƯU Ý KHI KHÁCH HÀNG MUỐN TỔ CHỨC SỰ KIỆN NGÀY LỄ HỘI
  • 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP KHI TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI
  • 5. CÁC GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC SỰ KIỆN LỄ HỘI CỦA KING MEDIA
  • 5.1. Trước khi sự kiện được diễn ra.
  • 5.2. Trước khi sự kiện được diễn ra.
  • 5.3. Kết thúc sự kiện, giải quyết các vấn đề hậu sự kiện.
  • 6. LỢI ÍCH ƯU VIỆT KHI TỔ CHỨC SỰ KIỆN CHỌN GÓI KING MEDIA
  • 7. BÁO GIÁ CHI PHÍ CÁC SỰ KIỆN LỄ HỘI TẠI KING MEDIA

Lễ hội là một trong những hoạt động quan trọng tại Việt Nam, ví dụ như: tổ chức sự kiện thiếu nhi ⅙, sự kiện trung thu, tổ chức sự kiện noel, tổ chức tiệc thôi nôi, tổ chức sinh nhật trọn gói, tổ chức lễ hội dành cho phụ nữ,... Các sự kiện, lễ hội này thường được tổ chức thường niên trong tất cả các tháng trong năm, ở nhiều địa phương trên đất nước ta. Hầu như mỗi địa phương đều tổ chức hội làng, hội hát,... vào những ngày ấn định trong năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức về việc tổ chức sự kiện, lễ hội tại nước ta.

Tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống hiện nay

Thực tế cho thấy, trong việc tổ chức và quản lý lễ hội vừa qua có cả những mặt đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt. Chúng tôi cho rằng quản lý lễ hội, ngoài việc đảm bảo cho công tác tổ chức lễ hội được vận hành suôn sẻ còn phải phát huy được những mặt đã làm được và hạn chế những mặt chưa làm được do việc tổ chức lễ hội mang lại.

1.Ưu điểm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trong thời gian qua

Sự thay đổi văn hóa nào cũng tác động hai mặt đối với xã hội. Trong thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội có một số ưu điểm.

Xác định và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế xã hội và văn hóa của các quốc gia, việc phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống có một vai trò rất quan trọng trong việc xác định căn cước của nền văn hóa Việt Nam. Thông qua các sinh hoạt lễ hội, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo sức đề kháng vững chắc cho văn hóa bản địa.

Khi các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hóa, nghiêng về việc hưởng thụ văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông mới (truyền hình, phát thanh, internet…), giải trí cá nhân hoặc nhóm như xem ca nhạc, uống cafe, xem phim, đi dã ngoại… hoặc đam mê với các trò chơi điện tử trên máy tính, thì việc tổ chức, phục hồi và phát triển các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là một tín hiệu đáng mừng cho văn hóa nước nhà. Một nghiên cứu cho thấy người dân đánh giá về lễ hội làng như sau: là môi trường giữ gìn truyền thống văn hóa của làng (75,6%); là dịp để vui chơi, gặp gỡ (61,3%); để gắn bó các thành viên trong làng (58,3%); là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công với làng (49,1%); là dịp cầu tài, cầu lộc (35,7%); là dịp các dòng họ thể hiện (26,6%); là dịp khẳng định danh tiếng của làng (25,8%); là dịp cầu ước sở nguyện riêng (21,1%) (1). Như vậy, khi người dân còn quan tâm đến việc giữ gìn truyền thống văn hóa của làng mình, cộng đồng mình, thì rõ ràng lễ hội truyền thống giúp xác định và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam .

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường lễ hội chính là nơi giúp các cộng đồng bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa của mình một cách tốt nhất. “Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy... Điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc!”(2). Thực tế cho thấy, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ,… hay các đội vật, võ… có dịp được mời, biểu diễn ở các địa phương; người dân vì thế mới có dịp được thưởng thức các loại hình nghệ thuật này trong môi trường diễn xướng phù hợp. Có thể nói không quá rằng, nếu không có các lễ hội truyền thống thì nguy cơ mai một các loại hình nghệ thuật truyền thống và trò chơi dân gian còn cao hơn so với những gì chúng ta đang chứng kiến.

Kích thích phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương: Bối cảnh kinh tế xã hội mới đã mang lại cho các lễ hội truyền thống những chức năng mới. Một trong những chức năng đó là nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ra, phải thừa nhận rằng hàng loạt lễ hội được mở ra không chỉ thuần túy vì lý do văn hóa, tâm linh mà còn vì cả những lý do kinh tế. Những lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương, Bà Chúa Kho, Đền Hùng cũng được xem như những tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế của cộng đồng. Nhiều địa phương còn mong muốn mình trở thành thành phố lễ hội để thu hút khách du lịch, kích thích sự phát triển các ngành kinh tế. Đối với các lễ hội nhỏ, thậm chí chỉ ở qui mô cấp làng, người ta cũng nghĩ đến những yếu tố như vậy.

Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân các địa phương; người dân góp phần trong quá trình sáng tạo nên đời sống văn hóa của chính mình: Sau nhiều năm dồn sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển kinh tế, giờ đây, nhiều cộng đồng dân cư Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đã có đủ thời gian, vật lực và tài lực để chú ý hơn đến nhu cầu sinh hoạt tinh thần của mình. Mỗi khi làng tổ chức lễ hội truyền thống, người dân vui vẻ sống trong không khí ngày hội cả năm mới có một lần; những người con xa xứ cũng có dịp nhớ và về thăm quê hương, nơi gốc tích sinh thành của bản thân; và cũng là thời điểm để người địa phương đón bạn bè nơi khác đến thăm quê hương mình. Lễ hội truyền thống thực sự đã làm phong phú tinh thần của người dân, bù đắp cho các sinh hoạt văn hóa hàng ngày của họ, vốn quá lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông, hay các yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý hơn là, sinh hoạt lễ hội do chính cộng đồng địa phương sáng tạo và chính họ là người hưởng thụ. Từ bao đời nay vẫn thế, hàng năm, người dân các cộng đồng làng vẫn tự tổ chức các lễ hội truyền thống. Họ coi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của cộng đồng mình. Quy tắc này dường như bất biến qua thời gian, và trong công tác quản lý lễ hội, đây là một yếu tố quan trọng, cần phải xem xét đến trong bất kỳ việc ban hành văn bản quản lý nào.

Tăng tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa: Tổ chức lễ hội truyền thống góp phần làm cho người dân ý thức về cộng đồng nhiều hơn. Lễ hội Đền Hùng giúp người dân ý thức về nguồn gốc dân tộc Việt Nam . Hội Gióng hay lễ hội về các anh hùng lịch sử giúp người dân ý thức về một truyền thống đấu tranh anh dũng của cộng đồng, dân tộc. Tất cả các lễ hội, dù quy mô khác nhau, song đều giúp người dân duy trì ý thức về cộng đồng mình đang sống, và vì vậy, giúp họ ý thức về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên, trong các lễ hội, các hoạt động từ thiện, góp công, góp của trùng tu xây dựng di tích,… nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân đến như vậy.

Người dân ý thức về việc giữ gìn di sản: “Hội hè được mở lại, cùng với việc xếp hạng các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tạo cho quần chúng nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ, trân trọng những cơ sở vật chất mà tiền nhân để lại; tạo cho các cấp, các ngành, các đoàn thể ở địa phương chăm lo, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình văn hóa của dân tộc” (3). Người dân ở các địa phương đã phát triển phong trào xây dựng lại các thiết chế văn hóa cổ truyền như đình, đền, chùa, miếu…, phục hồi lễ hội truyền thống để khẳng định bản sắc của cộng đồng mình. Điều này xét trên góc độ tích cực, có thể thấy, chính tâm lý tự tôn cộng đồng đã góp phần phục hồi lễ hội, giúp người dân ý thức hơn về di sản của cộng đồng mình và cố gắng gìn giữ và phát huy những di sản ấy theo cách riêng của họ.

2. Những điểm chưa làm được

Thương mại hóa thái quá: Thương mại hóa thái quá lễ hội trở thành vấn đề được xã hội quan tâm. Lý do chính là việc quá chạy theo đồng tiền mà bất chấp những hậu quả tiêu cực có thể tác động đến lễ hội- với tư cách một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng. Chẳng hạn nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội truyền thống để kiếm lợi bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn theo lễ hội như ăn, nghỉ, bán hàng thu tiền với giá quá đắt, quảng cáo tràn lan, buôn thần bán thánh… Thực trạng này không chỉ tồn tại ở các lễ hội có qui mô lớn, mà còn len lỏi đến lễ hội ở các vùng quê.

Thực ra, thương mại hóa lễ hội chưa chắc đã trở thành vấn đề đối với việc quản lý lễ hội nếu nó không vượt ngưỡng một cách thái quá. Không nên đấu thầu lễ hội mà chỉ có thể cho đấu thầu dịch vụ phục vụ lễ hội, theo những nguyên tắc nhất định để dịch vụ không làm mất đi ý nghĩa văn hóa của lễ hội.

Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội, khuyến khích các địa phương lấy di tích nuôi di tích, lấy lễ hội nuôi lễ hội là đúng. Tuy nhiên, huy động nguồn lực kinh tế từ mọi thành phần trong xã hội không đồng nghĩa với việc các lễ hội truyền thống bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có của nó.

Mê tín dị đoan, đốt vàng vàng mã tràn lan: “Mê tín (…) là người bạn song hành của tín ngưỡng”(4). Dù không thể khẳng định rằng còn lễ hội truyền thống thì còn mê tín dị đoan, nhưng chắc chắn, trong việc quản lý lễ hội truyền thống, vấn đề hạn chế mê tín dị đoan luôn cần đặt ra. Qua thời gian, tệ nạn mê tín dị đoan không những không biến mất cùng với các biện pháp quản lý hành chính mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn với việc bùng nổ trở lại của hiện tượng lên đồng hay đốt vàng mã tràn lan. Dù ngành văn hóa thông tin đã có những chế tài cho việc xử lý các vi phạm này qua nghị định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong hoạt động văn hóa thông tin, nhưng xem ra, những hoạt động này khó có khả năng giảm đi trong những năm sắp tới.

Một số hủ tục phục hồi: Phục hồi các lễ hội truyền thống thường gắn liền với việc phục hồi những lệ, tục đã gắn bó với người dân của các cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống được mở đồng nghĩa với việc người dân có những ngày nghỉ ngơi, tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây cũng là dịp để nhiều hủ tục có không gian và thời gian trỗi dậy. “Do hình thức tổ chức khá đặc biệt vốn có từ xưa, nên mỗi dịp mở hội hiện nay, ý thức phường hội, phe giáp, đình đám nảy sinh. Nạn cờ bạc, hút xách, chè chén phung phí, tệ mê tín dị đoan được dịp hoạt động. Trong không khí cởi mở của hội lễ dễ có tâm lý hòa đồng, nhìn mọi sự việc bằng con mắt ưu ái, coi như không có hại, nhưng chính nó đang là loại “dịch vụ ăn khách” làm vẩn đục bầu không khí trong lành của ngày hội và ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của từng người trong xã hội. Xóc thẻ, viết sớ công khai, đánh bạc là những hiện tượng có nhiều ở một số lễ hội”(5).

Việc tu bổ di tích được thực hiện một cách sơ sài, làm biến dạng di tích; cảnh quan xung quanh di tích bị xâm hại: Sau một thời gian dài không được quan tâm tu bổ, bị sử dụng sai mục đích, bị lấn chiếm, nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Công việc phục dựng các di tích với mục đích lấy lại hình dáng và không gian ban đầu không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Một số di tích được xây dựng đã phá vỡ cảnh quan di tích, lấn át di tích gốc như trường hợp xây dựng tháp ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và chùa Mía (Hà Tây); gây ra những tranh cãi trong việc phục hồi khi áp dụng những chất liệu xây dựng mới, hệ thống trang thiết bị mới, đặc biệt ở các di tích lớn như trường hợp cáp treo ở chùa Hương, Yên Tử hay hệ thống đèn chiếu sáng ở Đền Hùng. Lý do có nhiều, nhưng chủ yếu do trình độ nhận thức còn yếu và chưa đồng đều dẫn đến việc không thể hiện hết ý tưởng nghệ thuật - tôn giáo của người xưa trong việc xây dựng di tích; chưa có sự thống nhất của cán bộ ngành văn hóa thông tin trong việc trùng tu, tôn tạo di tích đã khiến cho mỗi nơi trùng tu, tu bổ di tích theo những kiểu khác nhau; và chưa có những qui hoạch tổng thể cho các vấn đề cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, môi trường cảnh quan, dịch vụ du lịch,... cho di tích nói chung và lễ hội đi kèm với di tích nói riêng.

Ngoài ra, không gian di tích cũng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa đang lan dần về nông thôn. Đã không ít bài báo kêu ca về việc các di tích bị các hộ dân lấn chiếm làm đất ở, các cơ quan nhà nước xâm phạm phạm vi bảo vệ di tích. Bên cạnh đó, mỗi lần tổ chức lễ hội là một lần các di tích bị xâm hại, cảnh quan môi trường bị phá hủy do sự tập trung số lượng lớn du khách trong một thời gian ngắn gây ra sự quá tải cho di tích.

Việc phục hồi và tổ chức lễ hội diễn ra một cách lộn xộn, bắt chước nhau một cách máy móc: Sau nhiều năm gián đoạn cộng với những thay đổi trong một số qui định về tổ chức lễ hội, việc phục hồi và tổ chức lễ hội ở nhiều địa phương đã gây nên những vấn đề quản lý nhất định. Đó là việc phục hồi và tổ chức lễ hội một cách máy móc, bắt chước nhau, không chú ý đến đặc thù của địa phương trong việc khôi phục và tổ chức lễ hội. Tác giả Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du lịch..., đây đó và ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn hóa mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hóa, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền văn hóa dân tộc”(6). “...ở nhiều lễ hội cho thấy thời gian tế lễ quá dài, lê thê, không phù hợp với nhịp sống hiện tại. Có nơi lại tế sai nghi thức, tế nữ quan lại diễn ra ở văn miếu, ở đình… có tình trạng nhiều đội tế cùng xuất hiện trong một lễ hội gây ra sự lộn xộn, đội nọ đố kị, chê bai đội kia… làm mất đi vẻ đẹp trang nghiêm trong lễ thức truyền thống”(7).

Một số các tệ nạn xã hội và các dịch vụ ăn theo lễ hội nảy sinh: Lễ hội truyền thống giờ đây không chỉ bó gọn trong phạm vi một làng, một địa bàn cư trú nhỏ hẹp. Hầu hết người đến dự lễ hội đều từ nơi khác đến. Tính vô danh của người đi lễ cộng với ý nghĩa tâm linh ít nhiều phai nhạt trong tâm niệm của người đi hội, thay vào đó các lễ hội truyền thống được xem như một trò vui hay một đám đông người đã khiến cho lễ hội nhiều khi bị trần tục hóa. Chính vì lẽ đó, việc “buôn thần, bán thánh”, thương mại hóa lễ hội trở nên phổ biến. Không những thế, những tệ nạn xã hội bắt đầu len lỏi vào các lễ hội truyền thống, đặc biệt là những lễ hội ở qui mô cấp vùng, cấp quốc gia.

Ngoài việc ép giá quá cao, bán hàng với giá “cắt cổ” như đã từng xảy ra ở lễ hội chùa Hương hay Đền Hùng, việc du khách tập trung quá đông ở một địa điểm cũng gây ra tình trạng trộm cắp, móc túi, ăn xin và kể cả tệ nạn mại dâm, nghiện hút.

Bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lễ hội như tình trạng khấn thuê, đổi tiền lẻ với giá cao, tổ chức các trò chơi điện tử cờ bạc trá hình…

Những vấn đề xã hội mới nảy sinh khác: Hiện nay, lễ hội truyền thống được tổ chức ở bất cứ đâu, bất cứ qui mô nào cũng có khách tham quan, và thường nhiều hơn lượng người dự hội của chính địa phương tổ chức, nên đặt ra hàng loạt vấn đề đối với các nhà quản lý văn hóa xã hội của địa phương. Từ các khâu như đảm bảo giao thông, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn khách thăm quan đến duy trì an ninh trật tự… đều là mối lo chung của nhiều ban, ngành địa phương. Tùy mức độ của mỗi lễ hội mà các vấn đề này cần sự lưu tâm ở các mức độ khác nhau.

Bệnh phô trương hình thức trong việc tổ chức lễ hội là một trong những vấn đề xã hội đáng lưu tâm trong thời gian vừa qua. Dù Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ, song việc so sánh lễ hội làng này với lễ hội làng khác vẫn tồn tại từ lâu trong quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, việc so sánh đó đã có những nội dung mới. Trong thực tế tồn tại chuyện các làng cố gắng “tìm kiếm” bằng di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, của Bộ Văn hóa - Thông tin để tổ chức hội cho to, quyên góp quá nhiều tiền của người dân để tổ chức hội càng ngày càng to, và quan trọng là phải to hơn làng bên cạnh.

Ngoài ra, có một vấn đề là các lễ hội được tổ chức liên tục chủ yếu trong thời gian mùa xuân đã kéo theo việc nhiều cán bộ công chức nhà nước bỏ bê công việc, dùng xe công để đi lễ hội. Câu ca Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè lại được “vận dụng” trở lại trong những năm gần đây đã ít nhiều tác động tiêu cực đối với các sinh hoạt bình thường của xã hội.

Tóm lại, việc tổ chức, quản lý, phục hồi lễ hội truyền thống trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả và gặp phải những vấn đề nhất định. Những vấn đề đang đặt ra cho việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ngày hôm nay có thể phát sinh do những bối cảnh xã hội hiện thời, do bản chất vốn có của lễ hội truyền thống, do những quyết định quản lý để lại qua thời gian. Tuy nhiên, điều phải nhấn mạnh là, lễ hội truyền thống thực sự đang tồn tại và có những vai trò nhất định trong sinh hoạt văn hóa của người dân cũng như có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội, chính trị của cả nước nên chúng ta cần có những biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với xu thế chung mà không làm ảnh hưởng, dẫn đến sự biến dạng của bản chất lễ hội với tư cách là một di sản do cha ông để lại.

Bùi Hoài Sơn

___________________
1. Phan Hồng Giang (chủ biên), Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.208.

2. Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, tr.8.

3, 5, 7. Trương Thìn, Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện qui chế mở hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hóa Quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, 1993, tr.13, 15-16, 15.

4. Nguyễn Chí Bền, Tín ngưỡng và mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hóa Quần chúng và Thư viện xuất bản, Hà Nội, 1993, tr.97.

6. Ngô Đức Thịnh, Những cảnh báo về lễ hội cổ truyền hôm nay, Báo nhân dân điện tử, ngày 10-3-2005.

Nguồn: hoidantochoc.org.vn (13/07/06)