Quản lý văn hóa là làm gì

Ngành Quản lý văn hóa là ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thực tế, ngành Quản lý văn hóa là ngành học mới , vẫn còn khá lạ lẫm với các bạn thí sinh. Vì thế, việc làm của ngành là vấn đề rất nhiều thí sinh quan tâm.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có năng lực tổ chức những hoạt động văn hóa thông tin tại cơ sở, hiểu biết cũng như nắm vững các bộ môn về khoa học cũng như chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển các chương trình hoạt động văn hóa của quần chúng và chương trình hoạt động văn hóa quần chúng nhân dân…

Với những kiến thức và kỹ năng trên, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Cụ thể:

Tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay tổ chức văn hóa nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.

Sinh viên cũng có thể làm việc tại Sở và Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật hay những công ty Tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể học tiếp những chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài.

2. Cơ hội việc làm ngành Quản lý văn hóa như thế nào?

Ngành văn hóa mà Việt Nam đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, mang đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển văn hóa được đánh giá là sự nghiệp của toàn dân, do Đanngr lãnh đạo.

Tại Hội nghị 5 Ban chấp hành Đảng Trung ương đã ra Nghị quyết chuyên đề : “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, xác định những quan điểm cơ bản: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..”

Trên cơ sở đó, để đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho ngành Quản lý văn hóa – một trong những ngành đang được đầu tư quan tâm và có nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong những năm gần đây. Ngành Quản lý văn hóa được đánh giá là ngành học mới thu hút nhân lực hiện nay.

Điều này đem đến nhiều thuận lợi cho những sinh viên theo học ngành Quản lý văn hóa, giúp bạn tìm được nhiều cơ hội việc làm .

Sau tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau như: Thư viện, Bảo tàng, Sở Văn hoá – Thông tin, Phòng văn hoá – Thông tin, các cơ quan báo chí…; các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu cán bộ văn hóa. Nghiên cứu và giảng dạy [nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm] ngành Văn hóa, Quản lý văn hóa tại các cơ sở đào tạo và các cơ quan văn hóa – thông tin.

Trên đây là thông tin về cơ hội việc làm ngành Quản lý văn hóa. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành đào tạo hiệu quả.

Việt Nam là nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc anh em cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy đúng hướng. Ngành Quản lý văn hóa ra đời nhằm đào tạo những cử nhân văn hóa giỏi, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực về tổ chức, quản lý văn hóa trong những năm gần đây. Hãy cũng tìm hiểu về ngành học tiềm năng này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Quản lý văn hóa

  • Ngành Quản lý văn hóa [tiếng Anh là Cultural Management] là ngành chuyên đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa, nhằm mục đích quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về chính sách văn hóa, về các mô hình quản lý văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới; các kỹ năng lập kế họach, muc tiêu, phương án, kỹ năng quản lý, giám sát về hoạt động văn hóa tại các nhà văn hóa, cơ quan văn hóa... Với các môn học cơ bản như: Văn hóa nghệ thuật, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án, Quản lý nghệ thuật...
  • Học ngành Quản lý văn hóa, sinh viên sẽ có được năng lực quản lý các hoạt động văn hoá, tổ chức văn hoá xã hội tại địa phương, cơ sở, cộng đồng dân cư, có được kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa và nghệ thuật ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo lý thuyết về chiến lược quảng cáo trong kinh doanh thương mại, các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có để tạo ra các sản phẩm độc đáo có ý tưởng mới, sáng tạo.
    Ngành quản lý Văn hóa

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý văn hóa trong bảng dưới đây.

I

Kiến thức Giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Đường lối Văn hóa Văn nghệ của ĐCSVN

6

Cơ sở văn hóa Việt Nam

7

Pháp luật đại cương

8

Phương pháp nghiên cứu khoa học

9

Tâm lý học đại cương

10

Mỹ học đại cương

11

Lịch sử văn minh thế giới

12

Tiếng Anh 1

13

Tiếng Anh 2

14

Tin học đại cương

15

Giáo dục thể chất

16

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

II

Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp Kiến thức ngành

17

Dân tộc học đại cương

18

Văn hóa các dân tộc Việt Nam

19

Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam

20

Văn hóa dân gian Việt Nam

21

Làng xã Việt Nam

22

Khu vực học

23

Đại cương khoa học quản lý

24

Văn hóa học đại cương

25

Tiến trình lịch sử Việt Nam

26

Xã hội học đại cương

27

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

Kiến thức chuyên ngành

28

Quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch

29

Kinh tế học văn hoá

30

Văn hóa gia đình

31

Chính sách văn hóa

32

Các ngành công nghiệp văn hóa

33

Marketing văn hóa nghệ thuật

34

Văn hóa công sở

35

Thực tập giữa chương trình

36

Quản lý các thiết chế văn hóa

37

Quản lý di sản văn hóa

38

Tổ chức sự kiện

39

Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật

40

Quản lý hoạt động thông tin truyền thông

41

Quản lý hoạt động nghệ thuật [quảng cáo, triển lãm,

42

Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

43

Xây dựng kế hoạch và dự án văn hóa

44

Xây dựng văn hóa cộng đồng

45

Địa chí văn hoá

46

Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp

47

Thực tập cuối khóa

Theo Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

3. Các khối thi vào ngành Quản lý văn hóa

Ngành Quản lý văn hóa có mã ngành 7229042, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 [Toán, Vật Lý, Hóa học]
  • A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]
  • C00 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý]
  • C20 [Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân]
  • D01 [Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D15 [Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh]
  • D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • N00 [Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2]
  • N05 [Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu]
  • H00 [Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật]
  • R00 [Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí]

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý văn hóa

Điểm chuẩn ngành Quản lý Văn hóa với các tổ hợp môn năng khiếu [gồm H00, N00, R00, N05] dao động từ 21 - 32 điểm [riêng trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương môn năng khiếu sẽ được tính nhân đôi]. Đối với các khối thi còn lại là từ 14 -19 điểm, dựa theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý văn hóa

Để theo học ngành Quản lý văn hóa, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Hạ Long
  • Đại học Vinh

6. Cơ hội việc làm của ngành Quản lý văn hóa

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa có thể công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật nhà nước quản lý, các tổ chức về văn hoá nghệ thuật tại cơ quan, doanh nghiệp... Cụ thể:

  • Cán bộ Nhà nước công tác tại các Sở, Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa địa phương, quản lý di tích lịch sử, quản lý lễ hội Văn hóa, hay tại các cơ quan thuộc Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
  • Quản lý tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
  • Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cáo đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT...
  • Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiêp.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ về ngành Quản lý văn hóa ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore. Cơ hội việc làm ngành Quản lý văn hóa ra sao?

7. Mức lương ngành Quản lý văn hóa

  • Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan Nhà nước, Viện bảo tàng, Khu di tích lịch sử... sẽ hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước dành cho cán bộ bậc đại học.
  • Đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài... mức lương cơ bản dao động từ 6 - 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí việc làm, kinh nghiệm và năng lực bản thân.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý văn hóa

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:

  • Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;
  • Cần cù, chịu khó;
  • Có thái độ và trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa;
  • Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;
  • Biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại;
  • Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;
  • Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;
  • Chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vẫn đề;
  • Có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng;
  • Tôn trọng pháp luật, thực hành theo kỷ luật lao động tại cơ quan.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý văn hóa và đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Khái niệm quản lý văn hóa là gì?

Ngành quản lý văn hóa là gì? Quản lý văn hóa được hiểu là ngành học đào tạo những kiến thức về lĩnh vực văn hóa. Đây là ngành học thuộc về lịch sử, nghiên cứu những di sản văn hóa mà ông cha ta để lại. Ngoài ra, ngành còn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý văn hóa thông qua phân tích, tư duy.

Quản lý di sản văn hóa ra làm gì?

- Làm chuyên viên tại Sở và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các thiết chế văn hoá, UBND tỉnh/ thành phố, huyện/thị trấn, xã/phường, các cơ quan đơn vị thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Quản lý văn hóa học những gì?

Các bạn sẽ được đào tạo chuyên về khoa học quản lý, các kiến thức văn hóa, xã hội, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Bên cạnh đó, các bạn còn được tìm hiểu về các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực này. Ngành học được đào tạo theo hướng ứng dụng – thực hành.

Quản trị văn phòng làm nghề gì?

Sinh viên học ngành Quản trị văn phòng khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Quản trị văn phòng và có thể làm việc như: Thư ký tổng hợp, quản trị viên hành chính văn phòng, chuyên viên văn phòng, nhân viên văn thư – lưu trữ, trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý.

Chủ Đề