Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống chống sét. Sẽ rất nguy hiểm nếu cọc tiếp địa không đảm bảo chất lượng hoặc thi công sai cách. Để chống sét hiệu quả, hạn chế những thiệt hại do sét gây ra, hệ thống cọc tiếp địa phải được thi công cẩn thận và đúng quy trình. Vậy cọc tiếp địa chống sét là gì? Công dụng ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết để có lời giải đáp.

1. Cọc tiếp địa là gì?

Về bản chất cọc tiếp địa là những thanh kim loại dài, được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định. Có một đầu vót nhọn, một đầu bằng, được cắm sâu vào trong lòng đất. Đầu cọc tiếp địa có thể được làm ren để kết nối 2 cây cọc dễ dàng hơn.

Cọc tiếp địa có tác dụng chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường đất. Giúp bảo vệ công trình, các thiết bị điện tử, viễn thông, và tính mạng con người.

Cọc tiếp địa được xem là nền móng của hệ thống chống sét. Nếu có sai sót khi thi công, sẽ phản tác dụng, và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

2. Công dụng của cọc tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa có nhiệm vụ dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống lòng đất. Sau đó tiêu tán năng lượng những xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong chống sét. Nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt do điện trở đất cao, thì khi có sét đánh vào mạng điện, sẽ gây ra những hư hại đáng tiếc.

Tùy vào yêu cầu tiếp đất, điện trở đất tại khu vực lắp đặt hệ thống chống sét, mà thi công hệ thống tiếp địa bằng cách khoan giếng thả cọc, hoặc đóng cọc, với số lượng cọc phù hợp.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

3. Phân loại cọc tiếp địa

3.1 Phân loại theo chất liệu

Cọc tiếp địa làm từ thép mạ kẽm: Được sản xuất từ thép chất lượng cao và nhúng vào bể kẽm nóng.

Cọc tiếp địa thép mạ đồng: Lõi cọc được làm bằng thép, sau đó được phủ lớp đồng mỏng bên ngoài (hàm lượng đồng thấp). Giúp khả năng truyền dẫn sét tốt hơn.

Cọc tiếp địa làm từ đồng đặc nguyên chất (đồng đỏ hoặc đồng vàng), hàm lượng đồng từ 95 – 99%. Loại này có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

3.2 Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng

Cọc tiếp địa thanh chữ V, độ dày lớn (V50 –V70): Loại này có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to. Thường dùng cho hệ thống chống sét nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng dầu.

Cọc tiếp địa thanh tròn đặc, quy cách D14 – D20: Loại này khá gọn nhẹ, dễ thi công. Thường được dùng cho hệ thống chống sét nhà ở hộ gia đình và các công trình nhỏ.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

4. Tiêu chuẩn cần biết về cọc tiếp địa

Việc lắp đặt, thi công cọc tiếp địa cần tuân thủ theo tiêu chuẩn chống sét, tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa Việt Nam, được quy định tại TCVN 9358:2012 như sau:

Đảm bảo điện trở đất không quá 10Ω. Tại những khu vực đặc thù như trạm xăng, nhà máy hóa chất còn phải thấp hơn nữa.

=> Tìm hiểu về Tiêu chuẩn và quy trình đo điện trở đất chính xác nhất

Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn điện cực thép có đường kính <16mm. Với loại điện cực kim loại khác không phải thép ≥12mm.

Không được dùng thanh cốt thép, thanh thép gai làm điện cực đất dạng cọc nhọn.

Cọc tiếp địa ống kim loại có độ dày ống tối thiểu 2,45mm. Đường kính trong tối thiểu 19mm. Điện cực ống thép phải được bảo vệ chống ăn mòn.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

5. Quy định khi thi công đóng cọc tiếp địa

Đất phải liền thổ, nện chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc tiếp địa. Yêu cầu cọc phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đất.

Dây nối giữa các cọc tiếp đất phải có tiết diện lớn hơn hoặc bằng tiết diện của dây nối đất chính.

Chiều dài cọc tiếp địa là 2,5 – 3m. Cho phép hàn nối tăng chiều dài cọc trong trường hợp điện cực đất cần dài hơn 3m.

Độ sâu lắp đặt điện cực đất là 0,5 – 1,2m.

Khi đóng cọc tiếp địa phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dụng. Nếu đất quá cứng, có thể sử dụng khoan mồi. Yêu cầu đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Vicme vừa giới thiệu đến các bạn những thông tin về cọc tiếp địa chống sét. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể lựa chọn được loại cọc phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hoặc có nhu cầu thi công chống sét trọn gói. Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 096.63.36.096 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Mời bạn tham khảo thêm:

Những điều cần biết về bãi tiếp địa chống sét

Thi công chống sét nhà ở hộ gia đình và các công trình dân dụng

Summary

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Cọc tiếp địa (Cọc tiếp đất) là một trong những thiết bị chủ chốt của mộ hệ thống chống sét tiếp địa mà trong quy trình thi công không thể thiếu. Một hệ thống tiếp địa đúng quy trình và theo tiêu chuẩn tối ưu thì thời gian sử dụng lâu bền và đảm bảo an toàn cho người và hệ thống cần bảo vệ.

Cọc tiếp địa (Cọc tiếp đất) là một trong những thiết bị chủ chốt của một hệ thống chống sét tiếp địa mà trong quy trình thi công không thể thiếu. Một hệ thống tiếp địa đúng quy trình và theo tiêu chuẩn tối ưu thì thời gian sử dụng lâu bền và đảm bảo an toàn cho người và hệ thống cần bảo vệ.

Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa chống sét

Theo tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn chống sét Việt Nam, điện trở suất đất phải thấp hơn hoặc bằng 10Ω mới được phép đưa vào sử dụng. Thậm chí, trong một số khu vực đặc thù (kho năng lượng, kho xăng, nhà máy hóa chất)… trị số này còn phải thấp hơn nữa.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Khoảng cách giữa hai cọc gần nhất phải bằng khoảng 2 lần chiều dài cọc, trong những trường hợp diện tích không đủ thì có thể đóng cọc gần hơn nhưng không được thấp hơn 1 lần chiều dài cọc. Sau khi thi công, toàn bộ hệ thống cọc và dây nối phải nằm hoàn toàn trong đất và cách đất một khoảng lớn.

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét


Quy trình đóng cọc tiếp địa chống sét

Bước 1: Đào rãnh hoặc khoan giếng (trường hợp đất quá cứng). Bước 2: Đóng cọc tiếp đât xuống rãnh đã đào sao cho đầu cọc cao cách đáy rãnh từ 100-200 mm. Chú ý: phần đầu cọc thừa phải thấp hơn chiều sâu của rãnh đào Bước 3: Nối cọc với cáp đồng trần hoặc băng đồng Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất (nếu cần thiết)

Bước 5: Lấp đất hoàn trả mặt bằng khi điện trở đất đạt mức cho phép

Quy cách đóng cọc tiếp địa chống sét

Xem thêm: Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa để chống sét cho hệ thống điện và nhà ở

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 Hotline0983 224 351 | Phone0866 858 171
♟ Địa chỉ: 111/17 Bình Thành, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
ⓦ Tham khảohttp://bit.ly/thi-cong-tiep-dia

Chống sét Thiên Long