Quy cách đúc mẫu bê tông

Đăng lúc: 09:20, Thứ Tư, 15-01-2014 - Lượt xem: 117404

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông nặng dùng để kiểm tra các tính chất của chúng trong quá trình thi công, sản xuất và nghiệm thu các kết cấu sản phẩm.

Quy cách đúc mẫu bê tông

Quy cách đúc mẫu bê tông

Mẫu thử các tính chất của hôn hợp bê tông được lấy tại hiện trường hoặc được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm.

Mẫu hiện trường được lấy khi cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông hoặc bê tông trong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu.

Mẫu thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị khi cần thiết kế mác bê tông hoặc kiểm tra các thành phần định mức vật liệu trước khi thi công.

...

Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Quy cách đúc mẫu bê tông

Quý vị có nhu cầu thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông vui lòng liên hệ:

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043

- Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội

- Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)

- Hotline 24/7: 098.999.6440

- Email: 

Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043

Từ khóa: tiêu chuẩn, lấy mẫu, bê tông, thí nghiệm,

Quy cách đúc mẫu bê tông

Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:

Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.


Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: - Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội - Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440

- Email: - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

Trang chủ | Giới thiệu | Dịch vụ | Dự án | Thư viện | Tin tức | Liên hệ

Hôm nay Cty chúng tôi nói về QUY TRÌNH LẤY MẪU BÊ TÔNG  để giúp các bạn nắm rõ và hiểu hơn về việc lấy mẫu nhé!

Quy cách đúc mẫu bê tông

http://vlxdminhquan.com/tin-tuc/tai-sao-phai-su-dung-khuon-duc-mau-be-tong-42.html

QUY TRÌNH LẤY MẪU BÊ TÔNG

Lấy mẫu bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995

– Trong quá trình thi công xây dựng cán bộ giám sát của Chủ đầu tư và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường, cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu bê tông (khi bê tông còn ướt). Thí nghiệm ép mẫu bê tông ở tuổi từ 07-28 ngày.

– Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10 cm hoặc 150x150x150 Mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m2 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít hơn 1000m3.

+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50m3 thì cứ 50 m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.

+ Đối với kết cấu cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng khi khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.

+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

+ Đối với bê tông nền, mặt đường ô tô, đường băng sân bay… cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.

Phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên cấu kiện.

Dùng phương pháp kiểm tra hiện trường bằng súng bắn bê tông (phương pháp thử bằng súng bật nẩy), siêu âm, khoan cắt bê tông tại hiện trường để thí nghiệm đánh giá, xác định cường độ chất lượng bê tông.

Để có được các mẫu bê tông các bạn phải đúc được những viên mẫu có số đo tiêu chuẩn, vì lẽ đó Cty chúng tôi hỗ trợ các bạn dụng cụ để có thể đúc ra được các viên mẫu có số đo tiêu chuẩn cực chính xác. Đó chính là các Khuôn đúc mẫu bê tông. Có rất nhiều loại khuôn với các kích thước khác nhau. Các bạn tham khảo các loại và thông số bên dưới này nhé :

Liên Hệ: 0929 239 929 để được tư vấn thêm về kỹ thuật

Liên hệ: 0906 86 26 96 để đặt mua hàng

HƯỚNG DẪN ĐÚC MẪU BÊ TÔNG THÍ NGHIỆM

HƯỚNG DẪN ĐÚC MẪU BÊ TÔNG THÍ NGHIỆM - Hướng dẫn đúc mẫu bê tông để thí nghiệm, kiểm tra chất lượng của bê tông, Video hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu cho người dùng...

(Video hướng dẫn đúc mẫu bê tông thí nghiệm bằng khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa)

  • Bước 1: Vệ sinh khuôn đúc mẫu bê tông, bôi dầu bôi trơn
  • Bước 2: Dùng muôi xúc mẫu bê tông xúc bê tông vào khuôn

Quy cách đúc mẫu bê tông

(Hình ảnh:  Hướng dẫn đúc mẫu bê tông thí nghiệm bằng khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa)

Bước 3: Dùng que chọc (thanh đầm bê tông) đầm cho bê tông đều và xuống chặt

Quy cách đúc mẫu bê tông

(Hình ảnh:  Hướng dẫn đúc mẫu bê tông thí nghiệm bằng khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa)

Bước 4: Gõ xung quang khuôn đúc mẫu bê tông cho bê tông xuống đều và tạo lớp mặt nhẵn

Quy cách đúc mẫu bê tông

(Hình ảnh:  Hướng dẫn đúc mẫu bê tông thí nghiệm bằng khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa)

Bước 5: Dùng bay gạt gạt phẳng miệng khuôn đúc mẫu bê tông

Quy cách đúc mẫu bê tông

(Hình ảnh:  Hướng dẫn đúc mẫu bê tông thí nghiệm bằng khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa)

Quý khách hàng có thể quan tâm khuôn đúc bê tông do TATECHCO sản xuất:

​​ Khuôn đúc mẫu bê tông lập phương bằng nhựa

​​ Khuôn đúc mẫu bê tông hình trụ bằng thép 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT TRUNG ANH - TATECHCO

Địa chỉ : Số 28B Ngõ 252 - Đường Đại Mỗ - Phường Đại Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại :  024.38630666    -     Fax: 024.38630666 

Hotline : 094.665.9996    -     Email: 

Website: tatechco.com.vn &  tatechco.vn

QUY TRÌNH ĐÚC MẪU BÊ TÔNG THÍ NGHIỆM - HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY MẪU BÊ TÔNG THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG MẪU THỬ

Tiêu chuẩn việt nam TCVN 3015 : 1993

Nhóm H

Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - 

Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử 

Heavyweight concrete compound and heavyweight concrete - Samling, making and curing of test specimens

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông nặng, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông nặng dùng để kiểm tra các tính chất của chúng trong quá trình thi công, sản xuất và nghiệm thu các kết cấu sản phẩm.

1. Định nghĩa

Hỗn hợp bê tông nặng là hỗn hợp đã được nhào trộn đồng nhất theo một tỷ lệ hợp lý các vật liệu sau : chất kết dính, nước, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và phụ gia (nếu có) kể

từ lúc trộn xong cho tới khi còn chưa rắn chắc.

Bê tông nặng là hỗn hợp bê tông nặng đã rắn chắc sau khi tạo hình.

2. Phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông

2.1. Mẫu thử các tính chất của hôn hợp bê tông được lấy tại hiện trường hoặc được chuẩn

bị trong phòng thí nghiệm. Mẫu hiện trường được lấy khi cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông hoặc bê tông trong quá trình sản xuất, thi công và nghiệm thu. Mẫu thử trong phòng thí nghiệm được chuẩn bị khi cần thiết kế mác bê tông hoặc kiểm tra các thành phần định mức vật liệu trước khi thi công.

2.2. Tại hiện trường, mẫu được lấy tại đúng vị trí cần kiểm tra. Đối với bê tông toàn khối

- tại nơi đổ bê tông, đối với bê tông sản xuất cấu kiện đúc sẵn - tại nơi đúc sản phẩm,

đối với bê tông trạm trộn hoặc trong quá trình vận chuyển - tại cửa xả của máy trộn hoặc ngáy trên dây chuyền vận chuyển.

2.3. Mẫu cần lấy không ít hơn l,5 lần tổng thể tích số các viên mẫu bê tông cần đúc và

các phép thử hỗn hợp bê tông cần thực hiện, song không ít hơn 20 lít.

2.4. Mẫu được lấy phải thực sự đại diện cho khối hỗn hợp bê tông cần kiểm tra. Mẫu đại diện được gộp ít nhất từ 3 mẫu cục bộ lấy với khối lượng xấp xỉ bằng nhau nhưng ở các vị trí khác nhau. Khi lấy các mẫu cục bộ từ máy trộn cần chọn phần giữa cối trộn, không lấy ở đầu và cuối cối trộn.

2.5. Các mẫu cục bộ sau từng lần lấy được chứa trong các dụng cụ đựng sạch, không hút nước và được bảo quản để mẫu không bị mất nước và bị tác dụng của nhiêt độ cao. Thời gian lấy xong một mẫu đại diện không kéo dài quá 15 phút.

Mẫu hỗn hợp bê tông trong phòng thí nghiệm được chế tạo theo nguyên tắc: dùng vật liệu đúng như vật liệu hiện trường; cân đong vật liệu bảo đảm sai số không vượt quá l% đốị với xi măng, nước trộn và phụ gia, 2% đối với cốt liệu; trộn hỗn hợp theo quy trình và thiết bị để tạo ra hỗn hợp có chất lượng tương đương như trong điều kiện sản xuất thi công.

2.6. Trước khi thử hoặc đúc khuôn, toàn bộ mẫu được trộn đều lại bằng xẻng. Sau đó, các chỉ tiêu của hỗn hợp bê tông được tiến hành thử ngay không chậm hơn 5 phút các

viên mẫu bê tông cần đúc cũng được tiến hành đúc ngay không chậm hơn 15 phút kể

từ lúc lấy xong toàn bộ mẫu.

3. Đúc mẫu bê tông

3.1. Mẫu thử các tính chất của bê tông được đúc theo từng lô sản phẩm đúc sẵn hoặc theo từng khối đổ tại chỗ. Số lượng mẫu thử bê tông quy định cho một lô sản phẩm hoặc cho một khối để được lấy theo các quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành cho mỗi dạng sản phẩm hoặc kết cấu có khối đổ đó.

3.2. Hỗn hợp bê tông dùng để đúc mẫu được lấy theo mục 2 của tiêu chuẩn này.

3.3. Mẫu bê tông được đúc thành các viên theo các tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 6 viên, tổ mẫu thử mỗi chl tiểu khác gồm 3 viên. Kích thước cạnh nhỏ nhất của mỗi viên tuỳ theo cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu dùng để chế tạo bê tông được quy định trong bảng l.

Chú  thích:  Đối  với  các  viên  mẫu  thử  mài  mòn  cho  phép  đúc  trong  khuôn  có  kích  thước cạnh 70,7 mm khi cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 20mm.

Bảng 1

Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu

Kích thước cạnh nhỏ nhất của viên mẫu

(cạnh mẫu lập phương, cạnh thiết diện mẫu lăng trụ, đường kính mẫu trụ)

10 và 20

40

70

100

100

150

200

300

3.4. Hình dáng, kích thước viên mẫu.

3.4.1. Hình dáng và kích thước các viên mẫu ứng với các chỉ tiêu cần thử được quy định trong bảng 2.

3.4.2. Sai số

- Độ không phẳng của các mặt chịu lực lúc không vượt quá 0,005d (hoặc a).

- Độ  cong  vênh  của  đường  sinh  khuôn  trụ  dùng  cho  thứ  bửa  không  vượt  quá

0,001d.

- Độ lệch góc vuông tạo bởi các mặt kề nhau của mẫu lập phương, mẫu lăng trụ hoặc tạo bởi đáy và đường sinh mẫu trụ không vượt quá 90 ? 0,5.

- Sai  số  kích  thước  của  tất  cả  các  viên  mẫu  đúc  so  với  kích  thước  cạnh  của chúng không vượt quá l%.

3.4.3. Ngoài  quy định về việc sử dụng mẫu để thử các chỉ tiêu như ghi  ở bảng 2 cho phép.

- Mẫu thử độ mài mòn : sử dụng các viên kích thước lớn đúc theo quy định ở bảng 1 gia công thành các viên mẫu lập phương kích thước cạnh 70,7mm để thử.

- Mẫu thử cường độ nén : Sử dụng các viên nửa dầm sau khi uốn để thử nén.

3.4.4. Các chỉ tiêu khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước được thử bằng

các mẫu hoặc có kích thước hình học chính xác theo quy định ở bảng l và bảng 2, hoặc các viên có hình dáng bất kỳ với điều kiện thể tích của một viên không nhỏ hơn thể tích của viên mẫu lập phương tương ứng có kích thước cạnh đảm bảo quy

định của bảng 1.

3.5. Số tổ mẫu cần đúc

3.5.1. Đối với các cấu kiện bê tông ứng suất trước : 3 tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở các thời điểm : truyền ứng suất của cốt thép lên bê tông; giải phóng sản phẩm khỏi khuôn hoặc bệ đúc (nếu hai thời điểm này trùng nhau thì bớt đi một tổ mẫu) và ở tuổi 28 ngày đêm.

3.5.2. Đối với các cấu kiện bê tông thông thường : Hai tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở các thời điểm giải phóng sản phẩm khỏi khuôn và ở tuổi 28 ngày

đêm.

3.5.3. Đối với các kết cấu bê tông toàn khối và hỗn hợp bê tông thương phẩm : Một tổ mẫu để xác định cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày đêm.

Ngoài ra, nếu bê tông còn phải đảm bảo các yêu cầu khác (độ chống thấm, độ mài mòn, cường độ kéo uốn, cường độ nén ở tuổi 180 ngày...) thì phải đúc thêm số tổ mẫu tương ứng để thử các tính chất đó.

Quy cách đúc mẫu bê tông

3.6. Khuôn đúc mẫu

Các viên mẫu bê tông được đúc trong các khuôn kín, không thấm nước, không gây phản ứng với xi măng và có bôi chất chống dính trên các mặt tiếp xúc với hỗn hợp. Khuôn đúc mẫu phải dảm bảo độ  cứng  và ghép chắc  chắn để  không làm sai  lệch kích thước, hình dáng viên đúc vượt quá quy định ở điều 3.4 của tiêu chuẩn này. Mặt trong của khuôn phải nhẵn phẳng và không có các vết lồi lõm sâu quá 80micrômét.

Độ không phẳng các mặt trong của khuôn lập phương, khuôn đúc mẫu lăng trụ, độ cong vênh của các đường sinh khuôn trụ phải không vượt quá 0,05mm trên l00mm

dài. Độ lệch góc vuông tạo bởi các mặt kề nhau của khuôn không vượt quá ? 0,50.

3.7. Đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn.

3.7.1. Khi hỗn hợp có độ cứng trên 20 giây hoặc có độ sụt dưới 4cm : Đổ hỗn hợp vào khuôn thành một lớp với khuôn có chiều cao 150 mm trở xuống, thành 2 lớp với khuôn có chiều cao trên 150mm. Đổ xong lớp đầu thì kẹp chặt khuôn lên bàn rung tần số 2800 - 3000 vòng/phút, biên độ 0,3t5 - 0,5mm rồi rung cho tới khi thoát hết bọt khí lớn và hồ xi măng nổi đều. Sau đó đổ và đầm như vậy tiếp lớp 2. Cuối cùng dùng bay gạt bỏ hỗn hợp thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

3.7.2. Khi hỗn hợp có độ cứng l0 tới 20 giây hoặc có độ sụt 5 tới 9cm thì cũng đổ hỗn hợp vào khuôn thành một hoặc hai lớp như điều 3.7.l. Sau dó tiến hành đầm hỗn hợp trong khuôn hoặc bằng bàn rung như điều 3.7.l hoặc bằng đầm dùi.

Khi đầm bê tông bằng đầm dùi thì sử dụng loại đầm tần sồ 7200 vòng/phút đường kính dùi không to quá l/4 kích thước nhỏ nhất của viên mẫu.

Cách đầm như sau : đổ xong lớp thứ nhất, thả đầu dùi nhanh và thẳng vào hỗn hợp tới độ sâu cách dáy khuôn khoảng 2cm. Giữ đầm ở vị trí này cho tới khi hồ xi măng nổi đều, bọt khí lớn thoát hết thì tử từ rút đầm ra. Sau đó đổ tiếp lớp 2 và lại

đầm như vậy. ở lần thứ hai thả đầu dùi sâu vào lớp dưới khoảng 2cm.

3.7.3. Khi hỗn hợp bê tông có độ sụt l0cm trở lên thì đổ hỗn hợp vào khuôn thành một lớp đối với các khuôn có chiều cao dưới l00mm, thành hai lớp đối với các khuôn

có chiều cao từ 150 đến 200mm và thành 3 lớp đối với khuôn cao 300mm. Sau đó, dùng thanh thép tròn đường kính 16 mm, dài 600mm chọc đều từng lớp, mỗi lớp

cứ bình quân l0cm2  chọn một cái. Lớp đầu chọc tới đáy; lớp sau chọc xuyên vào lớp trước. Chọc xong dùng bay gạt bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

3.7.4. Các viên mẫu đúc trong khuôn trụ sau khi đầm được làm phẳng mặt như sau: Trộn

hồ xi măng đặc (tỉ lệ nước : xi măng 0,32 - 0,36). Sau khoảng 2 - 4 giờ, chờ cho mặt mẫu se và hồ xi măng đã co ngót sơ bộ, tiến hành phủ mặt mẫu bằng lớp hồ mỏng tới mức tối đa. Phủ xong dùng tấm kính, hoặc tấm thép phẳng là phẳng mặt mẫu.

3.7.5. Khi đúc mẫu ngay tại địa điểm sản xuất, thi công, cho phép đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn bằng các thiết bị thi công hoặc bằng các thiết bị có khả năng đầm chặt bê tông trong khuôn tương đương như bê tông khối đổ.

3.7.6. Khi chế độ đầm trong thi công sản xuẩt dẫn đến việc giảm nước của hỗn hợp tạo hình (li tâm, hút chân không...), phương pháp đúc mẫu kiểm tra được thực hiện theo các chỉ dẫn riêng cho các sản phẩm kết cấu sử dụng công nghệ đó.

4. Bảo dưỡng mẫu bê tông

4.1. Các mẫu đúc để kiểm tra chất lượng bê tông dùng cho các kết cấu sản phẩm phải

được bảo dưỡng và được đóng rắn kể từ khi đúc xong tới ngày thử mẫu giống như

điều kiện bảo dưỡng và đông rắn của các kết cấu sản phẩm đó.

Các mẫu dùng để kiểm tra chất lượng bê tông thương phẩm để thiết kế mác bê tông sau khi đúc được phủ ẩm trong khuôn ở nhiệt độ phòng cho tới khi tháo khuôn rồi

được bảo dưỡng tiếp trong phòng dưỡng hộ tiêu chuẩn có nhiệt độ 27 ? 20C, độ ẩm

95 – l00% cho đến ngày thử mẫu.

4.2. Thời hạn giữ mẫu trong khuôn là 16 - 24 giờ đối với bê tông mác l00 trở lên, 2 hoặc

3 ngày đêm đối với bê tông có phụ gia chậm đông rắn hoặc mác 75 trở xuống.

4.3. Trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm các mẫu phải được giữ không

để mất ẩm bằng cách phủ cát ẩm mùn cưa ẩm hoặc đóng trong túi ni lông.

4.4. Tất cả các viên mẫu được ghi ký hiệu rõ ở mặt không trực tiếp chịu tải.

5. Khoan lấy mẫu

5.1. Việc khoan, cắt các mẫu bê tông chỉ được tiến hành tại các vị trí trên kết cấu sao cho sau khi lấy mẫu kết cấu không bị giảm khả năng chịu lực.

5.2. Khoan, cắt mẫu được tiến hành ở các vị trí không có cốt thép trong kết cấu. Trong trường hợp không tìm được các vị trí như trên thì chỉ được dùng để thử nén các viên mẫu có cốt thép nằm vuông góc với hướng đặt lực nén, thử uốn các viên mẫu có cốt thép nằm song song với hướng đặt lực uốn. Không dùng các viên mẫu có cốt thép để thử bửa.

5.3. Khoan, cắt các mẫu thử độ chống thấm nước của bê tông được tiến hành theo hướng

và ở các vị trí sao cho khi thử, chiều tác dụng của áp lực nước lên mẫu đồng hướng với chiều tác dụng của áp lực nước vào kết cấu.

5.4. Khoan, cắt mẫu thử độ mài mòn của bê tông được tiến hành từ các vị trí mà kết cấu phải chịu mài mòn khi sử dụng.

5.5. Các mẫu khoan, cắt từ kết cấu nếu có lẫn cốt thép thì vị trí, đường kính và các đặc

điểm khác của cốt thép phải được ghi đầy đủ trong hồ sơ khoan mẫu và biên bản thử.

5.6. Kích thước các viên mẫu khoan, cắt tuỳ theo cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bê tông và

chỉ tiêu cần thử được chọn theo bảng l và 2 của tiêu chuẩn này.

5.7. Mẫu khoan, cắt cũng được làm theo từng tổ. Tổ mẫu thử chống thấm gồm 6 viên, tổ mẫu để thử mỗi chỉ tiêu còn lại là 3 viên. Trong trường hợp không khoan, cắt đủ số viên như trên thì lấy đủ 6 viên thử chỉ tiêu chống thấm, các chì tiêu còn lại được phép lấy 2 viên làm một tổ mẫu thử.

5.8. Số tổ mẫu cần khoan để kiểm tra các lô sản phẩm đúc sẵn hoặc các khối đổ tại chỗ

được lấy theo quy định nghiệm thu cho các lô sản phẩm hay các khối đổ đó.

6. Hồ sơ mẫu thử

6.1. Trong hồ sơ lấy mẫu hỗn hợp bê tông ghi rõ:

- Ngày, giờ, vị trí lấy mẫu;

- Số mẫu cục bộ và khoảng thời gian ngắt quãng giữa chúng;

- Độ đồng nhất của mẫu;

- Điều kiện bảo quản mẫu

6.2. Trong hồ sơ đúc và bảo dưỡng mẫu ghi rõ

- Ngày giờ chế tạo mẫu;

- Mục tiêu sử dụng mẫu;

- Phương pháp đầm, phương pháp bảo dưỡng mẫu;

- Cách vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm;

6.3. Trong hồ sơ khoan mẫu ghi rõ:

- Vị trí khoan;

- Ngày đổ bê tông và ngày khoan mẫu;

- Chỉ tiêu cần thử;

- Các đặc điểm khác của mẫu (vị trí và đường kính cốt thép lẫn trong mẫu).