Quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường

QUI CHẾ PHỐI HỢP GIỮA XÃ VÀ NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.15 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN TRẠM TẤU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UBND XÃ HÁT LỪU Độc lập Tự do- Hạnh phúc
Số: /QC-UBND Hát Lừu, ngày 12 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế phối hợp UBND- Nhà trường- Gia đình
trong việc giáo dục học sinh các nhà trường trên địa bàn


UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HÁT LỪU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt
động giáo dục;
Căn cứ công văn số 06/UBND-PGD ngày 06 tháng 01 năm 2011 của UBND
Huyện Trạm Tấu v/v tiếp tục thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011.
Xét đề nghị của Hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp nhà trường -
gia đình - xã hội trong việc đảm bảo duy trì ,giữ vững tỷ lệ chuyên cần, nâng cao
chất lượng dạy học .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. UBND xã,hội phụ hunynh học sinh, hiệu trưởng các nhà trường trên
địa bàn xã căn cứ Quyết định thi hành./
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (T/hiện);
- PGD&ĐT (Để B/C)




TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH






UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ HÁT LỪU



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ
Phối hợp UBND xã- Nhà trường - Gia đình trong giáo dục học sinh
(Ban hành kèm theo Quyết định số /.QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2010 của
UBND xã Hát Lừu )

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.Quy chế này quy định đối tượng thực hiện; trách nhiệm, quyền hạn của nhà
trường, UBND xã và gia đình; nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội

trong công tác giáo dục học sinh; quy định chế độ khen thưởng, xử lí vi phạm.
2.Quy chế được áp dụng trong các nhà trường trên địa bàn xã , các gia đình
có người học; UBND xã Hát Lừu.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục
nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
2. Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong
công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp ,đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, nâng
cao chất lượng giáo dục trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi
bên theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong các hoạt động phối hợp;
nâng cao trách nhiệm của mỗi bên tham gia.
Điều 3.Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục , phối hợp
tuyên truyền vận động đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch , duy trì tỷ lệ chuyên cần .
2. Phối hợp trong quản lí học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học tập và
rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng
học sinh có thành tích; giáo dục học sinh cá biệt.
3. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường xanh ,sạch
,đẹp.
4. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
trong và ngoài nhà trường.
Điều 4. Đại diện
Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng, đại diện gia đình học sinh là ban đại diện
phụ huynh học sinh; đại diện UBND xã là Chủ tịch UBND và các đoàn thể chính trị
- xã hội do Đoàn xã làm đại diện.

Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG, UBND ,GIA ĐÌNH.
Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường

1. Quản lý, tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu
chương trình giáo dục, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm
hình thành và rèn cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, nếp sống, ý thức
tổ chức kỷ luật.
2. Quản lý, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong
thời gian học tập ở trường, tham gia hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà
trường.
3. Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, giáo viên đặc biệt là vai trò của
giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên bộ môn thực hiện đánh giá
chính xác, công bằng, công khai hạnh kiểm, học lực của học sinh; thường xuyên
trao đổi với gia đình học sinh theo đúng quy định.
4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và vị trí của tổ chức đoàn, đội, hội trong việc
xây dựng nề nếp tự quản, giáo dục lý tưởng hoài bão ước mơ cho học sinh; phối
hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và các cấp bộ Đoàn ở cơ sở để nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.Tạo sân chơi lành mạnh , bổ ích cho học
sinh. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để người học được vui chơi,
giải trí, hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh, sau các giờ học văn hoá.
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp
ứng yêu cầu học tập của học sinh; xây dựng nhà trường đảm bảo an ninh trật tự,
cảnh quan xanh, sạch, đẹp; giáo dục học sinh có ý thức xây dựng và bảo vệ môi
trường.
6. Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng
chống tai nạn thương tích, thiên tai, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực
phẩm và các tệ nạn xã hội.
7. Huy động lực lượng giáo viên và học sinh cùng với địa phương triển khai
công tác phổ cập giáo dục, chủ động cùng chính quyền và gia đình tạo điều kiện
cho trẻ được hưởng quyền học tập theo quy định của pháp luật.
8. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, nắm bắt kịp thời diễn
biến tư tưởng, tinh thần thái độ học tập của học sinh ở nhà để có biện pháp phối
hợp giáo dục; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trao đổi thông tin, hỗ trợ

cha mẹ học sinh về kiến thức, phương pháp giáo dục con em. Định kỳ họp với cha
mẹ học sinh thông tin đầy đủ quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, trên cơ sở
đó đề xuất biện pháp phù hợp trong phối hợp giáo dục học sinh.
9. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các
ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm, thực hiện mục
tiêu, nguyên lý giáo dục.
10. Phối hợp với các cơ quan, các ban, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể
trên địa bàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự ATGT, nếp sống văn hoá,
giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi
trường cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, tạo điều kiện cho học
sinh tham gia vào các phong trào, hoạt động văn hoá- xã hội-khoa học-kỹ thuật.
11. Báo cáo kịp thời với UBND xã về tổ chức thực hiện Quy chế ở đơn vị mình.
Điều 6.Quyền hạn của nhà trường
1. Thực hiện các quyền hạn theo quy định của Điều lệ nhà trường và quy định
của pháp luật.
2. Tham mưu với UBND các cấp đầu tư về cơ sở vật chất, các điều kiện phục
vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường theo mục tiêu giáo dục toàn diện và
quy định xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia.
3. Kiến nghị với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đảm bảo
điều kiện về an ninh trật tự khu vực trường học và cơ sở giáo dục, không để các
tiêu cực, tệ nạn xã hội tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.
4. Phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội khác tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất
trường học theo pháp luật hiện hành.
Điều 7. Trách nhiệm của gia đình
1. Nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập,
rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; không để con em bỏ học, bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của trẻ em .
2. Xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; tạo điều kiện thuận

lợi cho con em học tập tại nhà, cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh.
3. Quản lí, giám sát lịch trình học tập, vui chơi giải trí, sinh hoạt của con em
mình tại nhà. Nắm vững diễn biến tư tưởng, đạo đức, học lực của con em, chủ
động thông báo cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm những vấn đề không bình
thường của con em mình và những học sinh khác để thống nhất biện pháp phối
hợp giáo dục.
4. Chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo
dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra
theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên
chủ nhiệm tổ chức, tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và hưởng ứng
các hoạt động của Hội khuyến học.
Điều 8.Quyền của gia đình
1. Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục và
trong Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và
phương pháp giáo dục học sinh của trường.
3. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện
của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường;
yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những
vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em.
Điều 9.Trách nhiệm của UBND xã
1. Quan tâm chỉ đạo và tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục, theo chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tuyên truyền để mọi tổ tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế ,đơn vị vũ
trang và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền vận
động , tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường và tích cực tham gia công
tác xã hội hóa giáo dục.
3. Chỉ đạo Đoàn xã phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc vận động học

sinh tới trường. Có chế tài xử lý những trường hợp không thực hiện đúng chức
năng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Đầu tư về nhân lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục. Sẵn sàng đáp ứng
khi nhà trường có những yêu cầu đề nghị về sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác
tuyên truyền vận động giáo dục học sinh; chủ động xây dựng các quỹ khuyến học,
khuyến tài để khen thưởng động viên kịp thời học sinh có thành tích trong học tập
và rèn luyện.
Điều 10.Quyền hạn của UBND xã
1. Yêu cầu nhà trương trên địa bàn thông báo định kì, hoặc đột xuất về kết
quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị , các vấn đề liên quan đến học sinh và
nhà trường .
2. Yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những
chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh.
Điều 11.Ban đại diện cha mẹ học sinh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quy
định chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường và cấp ủy, chính quyền địa
phương tổ chức thực hiện Quy chế này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.Đề nghị Đoàn xã và các tổ chức thành viên động viên nhân dân
trong xã chăm lo sự nghiệp giáo dục; vận động gia đình thực hiện tốt Quy chế này;
Xây dựng cam kết giữa Đoàn xã với Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường
tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 13. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, căn cứ vào Điều lệ của Hội, phổ biến,
triển khai nội dung Quy chế này tới các thành viên, tham gia chỉ đạo thực hiện Quy
chế.
Điều 14.UBND xã trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình chỉ đạo
thực hiện tốt các nội dung:
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này tại địa phương; chỉ đạo các thôn
bản tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ gia đình tham gia tích cực
phong trào xã hội hóa giáo dục .

2. Định kì, đột xuất kiểm tra các thôn, bản, nhà trường về việc thực hiện Quy
chế này.
Điều 15.Các trưởng thôn bản, các ban ngành đoàn thể trong xã căn cứ
phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình phổ biến, quán triệt tới cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 16. Định kỳ sơ kết học kì I , tổng kết năm học UBND xã phối hợp với các
lực lượng giáo dục tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nội dung cam kết phối hợp
thực hiện Quy chế , báo cáo với UBND Huyện.
Điều 17.Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy chế phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội được nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan
quản lý giáo dục xem xét, khen thưởng theo quy định.
Điều 18.Xử lí vi phạm
Tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện Quy chế,
ảnh hưởng tới sự nghiệp giáo dục, thiệt hại đến lợi ích của nhà trường, gia đình
học sinh và gây hậu quả xã hội nghiêm trọng tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy
định .
Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc phát sinh các đại diện
tập hợp ý kiến báo cáo về UBND xã để giải quyết./.
T/M UBND XÃ
Nơi nhận : CHỦ TỊCH
- UBND xã (Để TH)
- Các nhà trường (Để TH)
- Đoàn xã (Để TH)
- UBND Huyện (Để B /C)
- Phòng GD&ĐT(Để B /C)