Quy chế thi thpt quốc gia 2023

Thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa đưa ra định hướng tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn 2023 - 2024 và đổi mới kỳ thi vào năm 2025.

Tổ chức thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra từ ngày 7 - 8/9.

Theo đó, Bộ GD&ĐT định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ổn định như năm 2022 và sớm hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. 

Kỳ thi vẫn sẽ diễn ra trên nguyên tắc phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, quan điểm của Bộ GD&ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Đồng thời, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ GD&ĐT cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Đối với những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 trên cả nước là 98,57%, riêng đối với thí sinh hệ THPT đạt 99,16%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La [99,6%], Ninh Bình [99,49%], Đồng Tháp [99,38%], Điện Biên [99,24%]. Tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó có 104 đơn vị, trường học đạt 100%.


Theo văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022 - 2023 Bộ GD-ĐT mới ban hành, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được giữ ổn định và theo hướng cơ bản như năm 2022.

Văn bản của Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022; xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023 - 2024 và từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 giữ ổn định cơ bản như năm 2022

đậu tiến đạt

Kết quả thi có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Để chuẩn bị cho kỳ thi này, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

\n

Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở cần tăng cường quán triệt quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của kỳ thi.

Sở GD-ĐT cần chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi.

Tin liên quan

  • Có nên tiếp tục thi tốt nghiệp THPT khi tỷ lệ đỗ tăng dần?
  • Kiến nghị sớm công bố phương án thi tốt nghiệp của chương trình GDPT 2018
  • Thi tốt nghiệp THPT: Chi phí hàng trăm triệu đồng để chọn…1 em rớt!

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

GS Ngô Bảo Châu: Sợ toán là thiệt thòi rất lớn trong cuộc đời

Tại buổi ra mắt Trường Toán Minh Việt diễn ra trực tuyến hôm nay 5.11, GS Ngô Bảo Châu, GS Phùng Hồ Hải đã chia sẻ những trăn trở, quan điểm không đồng tình về cách dạy toán, thi toán trong trường phổ thông hiện nay.

Tại sao môn văn dưới góc nhìn xã hội lại bị giảm sút uy tín?

Theo GS Huỳnh Như Phương, hiện nay có xu hướng dạy văn ở phổ thông như là cách thu hẹp, rút gọn dạy văn ở ĐH. Ngược lại, dạy văn ở ĐH là cách kéo dài và mở rộng dạy văn ở phổ thông…

Bảo hiểm y tế rồi sách, đồng phục: Xin đừng bắt thầy cô phải thu tiền nữa!

Bạn đọc cho rằng cơ quan chức năng về bảo hiểm y tế hãy trả lại chuyên môn cho thầy cô giáo, đừng bắt nhà trường phải đi thu tiền của học sinh.

Học toán để làm gì?

Ngày 5.11, học sinh tiểu học và THCS tại TP.HCM tham gia ngày hội toán học với các trò chơi để hiểu thêm về toán và cuộc sống.

Sẽ không còn đào tạo từ xa đối với nhóm ngành sức khỏe và giáo viên?

Bộ GD-ĐT yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và giáo viên, cũng như các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long khởi công xây dựng nhà thi đấu đa năng

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật [SPKT] Vĩnh Long tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm thành lập, khai giảng năm học mới và khởi công xây dựng nhà thi đấu đa năng.

Giảng viên bị sa thải sau khi quát tháo, đuổi sinh viên khỏi lớp

Một giảng viên dạy lịch sử của ĐH công lập Tennessee [Mỹ] đã bị sa thải sau khi video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông quát tháo và đuổi một sinh viên khỏi lớp.

Đã có 89% phụ huynh học sinh đề nghị bỏ sổ liên lạc điện tử

Theo kết quả khảo sát do Báo Thanh Niên thực hiện, 89% phụ huynh học sinh cho rằng sổ liên lạc điện tử chỉ để nhắn tin đóng tiền, báo bài là không cần thiết.

Phó hiệu trưởng tiếp tục phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, được giao tiếp tục phụ trách trường để giải quyết những vấn đề quan trọng.

Vì sao nhà trường phải đi thu tiền bảo hiểm y tế học sinh?

Một thầy hiệu trưởng quá áp lực chuyện chỉ tiêu 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế đã phải gọi tên những học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm, để rồi phụ huynh em này giận dữ vác dao vào trường.

Ứng viên giáo sư trẻ nhất 2022: 'Nếu được chọn lại, tôi vẫn quay về Việt Nam'

Đó là tâm sự của ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2022, PGS-TS Lê Văn Cảnh khi được hỏi về sự lựa chọn quay lại Việt Nam sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Anh năm 2010.

Hướng nghiệp theo cách mới: Học sinh có việc làm đúng ngành từ phổ thông

Nhiều học sinh có đam mê từ sớm đang tìm đến những câu lạc bộ [CLB] trường học để được hướng nghiệp, phát triển kỹ năng, thậm chí nhận được việc làm thêm từ khi học phổ thông.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề