Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam

Quy mô thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam tăng thêm 18,9 tỉ đô la

Hùng Lê

(TBKTSG Online) – Dù thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam năm qua chứng kiến hàng loạt thương hiệu nước ngoài phải đóng cửa, rút khỏi thị trường nhưng quy mô thị trường này năm qua vẫn tăng thêm gần 18,9 tỉ đô la so với năm 2018.

>>> Thị trường bán lẻ hiện đại trước những làn sóng mới

>>> Chân dung ngành bán lẻ qua thất bại của Parkson

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam tiếp tục tăng cao trong năm 2019. Ảnh minh họa: Thiên Thư

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khép lại năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước ước tính đạt 3.751,3 nghìn tỉ đồng (tương đương 161,7 tỉ đô la Mỹ – quy đổi), tức tăng gần 18,9 tỉ đô la so với kết quả của năm 2018.

Như vậy so với năm liền kề trước đó, thị trường bán lẻ hàng hóa năm qua tăng đến 12,7%, một mức tăng khá cao so với những năm trước đó. Cụ thể tính trong 4 năm trở lại đây thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam cho thấy có tốc độ tăng trên 10% và kết quả của năm sau luôn tăng cao hơn năm trước đó. Đáng chú ý, kết quả doanh số bán lẻ hàng hóa năm rồi có mức tăng cao nhất.

Cụ thể kết thúc năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hóa Việt Nam ước tính đạt 3.306,1 ngàn tỉ đồng (tương đương 142,8 tỉ đô la), tăng 12,4% so với năm trước. Năm 2017 đạt mốc 129,56 tỉ đô la, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước đó. Năm 2016 doanh thu bán lẻ đạt khoảng 118 tỉ đô la Mỹ, tăng 10,2% so với năm 2015 (gần 110 tỉ đô la Mỹ).

Với kết quả năm qua cho thấy thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước tiếp tục có xu hướng tăng trưởng cao ổn định và là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ nước ngoài, bởi lẻ nhiều nước trên thế giới trong những năm qua luôn trong tình trạng bảo hòa hoặc có dấu hiệu sụt giảm.

Với thị trường gần 100 triệu dân, mức thu nhập ngày càng cao, kinh tế phát triển ổn định, giới phân tích đánh giá Việt Nam tiếp tục là một thị trường bán lẻ hàng hóa đầy tiềm năng. Và nếu duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao này thì chỉ trong 2 năm nữa thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam có thể cán được mốc 200 tỉ đô la.

Do đó, việc một số thương hiệu bán lẻ nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam trong thời gian qua, đáng chú ý là vào năm 2019 rồi như chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go, chuỗi siêu thị Auchan (Pháp),… được giới phân tích cho là do mô hình kinh doanh chưa phù hợp hoặc nhà đầu tư các chuỗi này chưa thích nghi, thay đổi cho phù hợp với tình hình, thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh hiện nay.

Có thể nói thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong những năm vừa qua. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày một khốc liệt hơn.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Ngành bán lẻ được nhận định là ngành kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Với một số thương hiệu đó là sự tăng trưởng trong số lượng cửa hàng, số khác lại phải đối mặt với việc tái cấu trúc.

Riêng năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng 12.4% so với cùng kỳ. Số lượng và quy mô các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị tăng qua từng năm. Trong đó, hệ thống các siêu thị hoạt động sôi nổi nhất, với tốc độ tăng trưởng doanh thu đáng kể cùng với các thương vụ sát nhập quy mô lớn trong năm 2019.

Cùng với sự tăng trưởng của ngành bán lẻ và gia tăng tiêu dùng của người dân, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sắm thông qua các kênh thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Thegioididong, …) nhiều hơn trước đây.

Tổng quan báo cáo

Ngành bán lẻ được nhận định là ngành kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Quy mô toàn thị trường bán lẻ là 142 tỷ USD, đóng góp vào 59% GDP cả nước.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ luôn cao từ gấp rưỡi đến gấp đôi tăng trưởng GDP cả nước và tỷ trọng lớn trên tổng GDP. Thì đầu tư vào bán lẻ chính là đầu tư vào tương lai nền kinh tế tại Việt Nam – (Ảnh minh họa, nguồn từ konvoi.vn.)

Với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ luôn cao từ gấp rưỡi đến gấp đôi tăng trưởng GDP cả nước và tỷ trọng lớn trên tổng GDP thì đầu tư vào bán lẻ chính là đầu tư vào tương lai nền kinh tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng lợi bởi những yếu tố lợi thế như: (1) Cơ cấu dân số vàng, (2) có sự tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu, (3) Đất nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao và lạm phát ổn định, (4) tỉ lệ đô thị hóa cao.

Thị trường bán lẻ Việt Nam có sự tham gia của cả nguồn vốn nội và ngoại. 2 doanh nghiệp nội và ngoại sẽ không thực sự cạnh tranh với nhau mà hợp tác với nhau. Đây sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo khi mà doanh nghiệp nội có lợi thế về hiểu biết tiêu dùng của người địa phương và giấy phép trong khi doanh nghiệp ngoại có lợi thế về công nghệ và nguồn vốn.

Thương mại điện tử cũng tác động khá lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ tăng mạnh từ 2,9% năm 2015 lên 4,4% năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hơn 24%/năm nhờ có internet và điện thoại di động. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ mua những đồ có giá trị thấp đến trung bình, còn lại những đồ có giá trị cao vẫn được mua trực tiếp.

Rủi ro ngành

Rủi ro khi các yếu tố kinh tế vĩ mô thay đổi (lãi suất, tỷ giá, lạm phát) ảnh hướng đến chi phí vốn sản xuất kinh doanh và khả năng tiêu thụ của thị trường.

Rủi ro về xu hướng mua hàng trực tuyến. Cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều yếu tố để giúp mảng này có thể tăng trưởng hơn 20%/năm trong vòng tối thiểu 5 năm. Tuy nhiên, yếu tố lo ngại về chất lượng là rào cản lớn nhất cho thương mại điện tử thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Rủi ro về dịch bệnh Covid-19: dịch bệnh đã thắt chặt chi tiêu của khách hàng và khiến rất nhiều chuỗi bán lẻ đã phải tạm đóng cửa trong một thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bán lẻ.

Bức tranh thị trường bán lẻ 2020

Theo báo cáo ngành bán lẻ Việt Nam năm 2020 thì thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần thay đổi xu hướng phát triển một cách rõ rệt.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo báo cáo thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần thay đổi xu hướng phát triển một cách rõ rệt.

Với điểm niềm tin của người tiêu dùng (CCI) đạt 126 điểm năm 2019, Việt Nam trở thành một trong những nước có điểm CCI cao nhất ở Châu Á – TBD:

  • Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
  • Cân bằng giữa công việc & cuộc sống ngày càng được quan tâm
  • Nền kinh tế phát triển nhanh với mức tăng trưởng GDP đạt + 7.0% năm 2019
  • Triển vọng tốt hơn về FMCG với mức tăng trưởng 6.7% năm 2019, so với + 3.4% năm 2018
  • Kênh hiện đại (MT) phát triển nhanh, +18.5% năm 2019. Sữa và Thực phẩm chiếm 50% doanh thu FMCG
  • Siêu thị mini mở rộng mạnh mẽ. Số cửa hàng tăng +63% vào năm 2019
  • Số lượng cửa hàng kênh truyền thống (TT) giảm -2,3% so với 2018 (~35,000 cửa hàng)
  • Xu hướng sử dụng hàng hóa cao cấp ngày càng tăng, đặc biệt là ngành Sữa & Bánh kẹo
  • 91% người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho chất lượng tốt hơn
  • Thương hiệu tăng tầm quan trọng. 39% người mua sắm chọn thương hiệu hơn là khuyến mãi.
  • Khuyến mãi là một trong những động lực chính của người mua sắm trực tuyến
  • 85% người Việt Nam mua thêm các sản phẩm tạp hóa không nằm trong kế hoạch
  • 96% người Việt Nam sẵn sàng thử các nhãn hiệu và sản phẩm mới
  • 86% lựa chọn sản phẩm mới bị ảnh hưởng bởi Tính năng / Dễ sử dụng / Thuận tiện
  • Sản phẩm mới đóng góp 30 – 60% doanh thu gia tăng cho ngành Đồ uống & Thực phẩm
  • Xét về mức tiêu thụ, Đồ uống & Bia là ngành hàng phát triển nhanh nhất trong FMCG. Click download báo cáo.
  • Trên đà phát triển, sự đổi mới rất quan trọng với ngành Bánh kẹo, nhưng đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt
  • Phân khúc sản phẩm tự nhiên đóng góp 19% vào ngành hàng Chăm sóc cá nhân, tăng 2% vs 2YA
  • Tất cả các mặt hàng trong Chất tẩy rửa / Vệ sinh & Gia vị / Mì gói đều có xu hướng tăng.

Phân tích mô hình 5 forces Micheal Porter

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam
Các nhà bán lẻ đồ di động và điện máy có khả năng mặc cả thấp nhất khi làm việc với các nhà cung cấp do những hãng cung cấp đều có thương hiệu rất tốt và được nhiều người biết đến. (Ảnh minh họa, nguồn từ konvoi.vn.)

1. Rủi ro người mới gia nhập ngành: Thấp (2)

Rất khó cho người mới gia nhập ngành vì 2 lý do: (1) các chuỗi bán lẻ cần sở hữu nội địa 50% vì vậy chuỗi bán lẻ nước ngoài không thể kinh doanh ngành này 1 mình tại Việt Nam. (2) các nhà bán lẻ cần số lượng cửa hàng lớn để có được lợi thế thương mại. Vì vậy người đến trước sẽ có lợi thế hơn nhờ lấy được hết các vị trí đẹp để kinh doanh. Hơn nữa, biên lợi nhuận ròng của nhà bán lẻ là thấp nên họ cần hiểu biết về ngành và người dùng để vận hành trơn tru nếu không sẽ dễ dàng bị lỗ.

2. Khả năng mặc cả của người bán, nhà cung cấp: Thấp (2)

Các nhà bán lẻ đồ di động và điện máy có khả năng mặc cả thấp nhất khi làm việc với các nhà cung cấp do những hãng cung cấp đều có thương hiệu rất tốt và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nếu như các chuỗi bán lẻ có quy mô đủ lớn thì họ vẫn có thể cải thiện được biên lợi nhuận gộp. Có thể thấy, FRT và MWG là những doanh nghiệp đã từng được hưởng biên lợi nhuận gộp cao lên khi quy mô doanh thu của họ tăng. Đối với nhóm bán lẻ trang sức thì khả năng mặc cả của người bán, nhà cung cấp là thấp vì nhà bán lẻ trang sức chủ yếu nhập vàng miếng và đá quý. Đối với nhóm bán lẻ tạp hóa, khả năng mặc cả của người bán cũng thấp vì các nhà bán lẻ thường làm việc với các nhóm nông dân nhỏ lẻ và rời rạc.

3. Khả năng mặc cả của người mua: Cao (4)

Đối với các nhà bán lẻ thì khách hàng là nhóm đối tượng tạo ra nhiều sức ép nhất. Vì chi phí chuyển đổi để thay đổi thói quen mua bán từ MWG sang Coop mart hay Vinmart gần như bằng không. Vì vậy nên giá bán và chăm sóc khách hàng là những diều quan trọng nhất để một doanh nghiệp bán lẻ tồn tại. Càng có nhiều khách hàng thì các nhà bán lẻ mới càng hoạt động tốt.

4. Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: Trung bình (3)

Cạnh tranh các công ty trong ngành là tương đối nhiều do có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường. Các nhà bán lẻ không chỉ cạnh tranh để giành lấy khách hàng mà còn phải cạnh tranh cả vị trí để bán hàng.

5. Rủi ro thay thế bởi sản phẩm khác: Cao (4)

Sản phẩm thay thế khác của chuỗi bán lẻ hiện đại là kênh bán hàng trực tuyến vốn tiện lợi hơn và phù hợp với giới trẻ. Bán hàng trực tuyến sẽ là rủi ro lớn nhất với các công ty bán lẻ thời điểm hiện tại.

XEM TOÀN BỘ BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Nguồn: KONVOI tổng hợp

Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.

KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ

Phone: 028 3937 1800

Email: 

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan: