Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Hôm nay mình mới coi được một bộ phim mà crush rủ mình coi từ hồi hai ngày trước :)) Bộ phim tên là Memories of Murder (Hồi ức của kẻ sát nhân).

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Đây không phải lần đầu mình coi phim Hàn thể loại hình sự, máu me và u ám như vầy. Trước đây mình cũng đã từng coi OldBoy (do ông thầy nước ngoài đẹp trai dạy IELTS kêu về coi hay lắm, ừ mà hay thiệt).

Góc nhỏ cho OldBoy : 

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

NỘI DUNG PHIM

Oldboy được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên của hai tác giả Nhật Bản là Minegishi Nobuaki và Tsuchiya Garon. Oldboy là bộ phim thứ hai trong bộ ba phim The Vengeance.

Bộ phim kể về câu chuyện của Oh Dae-Su, người bị bắt nhốt trong một căn phòng khách sạn suốt 15 năm mà không hề biết rõ mục đích của kẻ bắt cóc. Khi được giải thoát, Dae Su rơi vào những cái bẫy của âm mưu và bạo lực. Trong cuộc hành trình tìm kiếm nhằm trả thù kẻ đã gây ra đau khổ cho mình, Dae-Su rơi vào vòng xoáy tình cảm với một đầu bếp sushi. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ từ đây..

CẢM NHẬN CỦA MÌNH 

OldBoy được chiếu hồi 2003 nhưng mình chỉ mới coi hồi năm ngoái 2016 và bộ phim thật sự ám ảnh mình bởi những tình tiết khó hiểu cũng như diễn xuất của diễn viên rất nhập tâm. Mình không muốn spoil đâu nên các bạn tự kiếm rồi coi sẽ hiểu tại sao mình kêu là “ám ảnh” (hihi). À nhớ coi hết luôn ba phần vì nó là trilogy nhé ❤

Quay lại với Memories of Murder.

Sau 2 tiếng coi phim trong bứt rứt khó hiểu vì không biết được thủ phạm là ai (cho đến tận giây cuối), mình đã lên một forum bàn luận về bộ phim này và đọc những cảm nhận của một số bạn khác. Nhưng mà thật ra tất cả cũng quy về con số không vì vụ án ngoài đời thực còn chưa có lời giải đáp huống chi là phim.

Nội dung phim 

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Vào năm 1986, tại tỉnh Gyunggi thuộc Hàn Quốc, xác chết của người phụ nữ thứ hai được tìm thấy. Giống như nạn nhân đầu tiên, người phụ nữ này xinh đẹp, bị hãm hiếp, trói bằng đồ lót của chính cô. Thám tử Park Doo-Man và thám tử Cho Yong-koo, hai thám tử địa phương thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật cần thiết, đã tra khảo bằng cách sử dụng bạo lực và tra tấn những kẻ tình nghi, nhưng vẫn không có được kết quả.

Thám tử Seo Tae-Yoon từ Seul được cử đến để giúp cuộc điều tra và nhanh chóng tìm ra rằng hung thủ là kẻ giết người hàng loạt. Khi xác người phụ nữ thứ ba được tìm thấy cũng trong tình trạng tương tự, thì các cảnh sát bắt đầu lần ra dấu vết của tên sát nhân.

Mình coi tới tận cuối phim mới cảm thấy cuốn hút vì diễn biến 2/3 rất chậm và làm mình bực mình. Nhưng diễn xuất của diễn viên thì không chê vào đâu được. Ánh mắt và hành động họ thực sự rất nhập tâm.

Hai vị thanh tra -Park và Cho- ở nông thôn với tính cách lỗ mãng và hung hăng, luôn tra tấn nghi phạm nhằm để kết thúc vụ án. Lúc đầu coi mình khá khó chịu với hai nhân vật này nhưng cũng phải để ý rằng họ sống trong khoảng thời gian 1986-1991 và còn ở nông thôn nữa nên thôi mình bỏ qua. Vị thanh tra Park ban đầu luôn tỏ vẻ bực tức với cách làm việc của thanh tra Seo – người đến từ Seoul- bởi Seo làm việc dựa trên những hồ sơ và thông tin thu thập được, như câu ông hay nói là : “Tài liệu không bao giờ nói dối cả.” Còn Park thì dựa vào bản năng “đôi mắt của thầy tướng”. Park và Cho hay đưa nghi phạm vào phòng thẩm vấn và tra tấn họ, buộc họ phải nói về những hành động giết người nhằm thu âm và kết án họ. Nhưng càng về sau, thanh tra Park đã thay đổi. Anh trở nên hợp tác hơn với thanh tra Seo, giúp đỡ điều tra vụ việc. Ngược lại, thanh tra Cho vẫn thái độ hung hăng đó và cuối cùng phải chịu một cái kết đắng cho bản thân.

Vị thanh tra Seo từ Seoul từ đầu phim đã đem lại một ấn tượng tốt trong mình. Bởi anh là người điều tra vụ án rất kĩ càng, luôn bám sát vụ việc và những hồ sơ được ghi lại. Nhưng đến gần cuối phim, khi nghĩ rằng mình đã có thể bắt được đúng hung thủ rồi nhưng lại nhận được kết quả xét nghiệm không trùng khớp của dấu vết trên nạn nhân và nghi phạm, anh đã lập tức nổi điên và tra tấn nghi phạm đó. Điều đó thực sự làm mình sốc nhưng cũng hoàn toàn dễ hiểu. Khi ta gần đạt được thứ gì đó nhưng bỗng phút chốc mọi thứ thay đổi 180 độ thì công sức như đổ sông đổ biển hết vậy.

Và phim kết thúc mở.

Ngoài những cảnh điều tra rất hay và rợn người thì cũng có cảnh 18+ đấy nên mình khuyến khích không cho trẻ mới lớn coi …

Memories Of Murder (Hồi Ức Của Kẻ Sát Nhân) công chiếu năm 2003 và trở thành một trong những bộ phim để đời của đạo diễn Bong Joon Ho. Không chỉ tạo nên cơn sốt phòng vé, tác phẩm này còn nhận được vô vàn lời khen từ giới phê bình.

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Memories Of Murder dựa trên một câu chuyện có thật về vụ giết người hàng loạt đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. Sự kiện kinh hoàng này diễn ra từ năm 1986 đến năm 1991 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi và đến giờ vẫn chưa bắt được thủ phạm.

Trailer của phim

"Hai nạn nhân đầu tiên là những cô gái xinh đẹp bị làm nhục rồi giết. Hai thám tử địa phương thiếu kinh nghiệm là Park Doo Man và Cho Yong Koo đã tiến hành tra khảo bằng bạo lực để tìm ra hung thủ nhưng chẳng thu được manh mối nào.

Đến khi một thám tử từ Seoul – Seo Tae Yoon được điều xuống để giúp đỡ cũng là lúc thi thể của nạn nhân thứ ba được tìm thấy. Dường như kẻ sát nhân chỉ hành động vào những đêm mưa gió, đối tượng của hắn đều là phụ nữ mặc trang phục màu đỏ.

Một điều kỳ lạ là vào ngày mưa có một khán giả thường yêu cầu trên đài phát ca khúc Sad Letter. Khi tìm ra người gửi yêu cầu này, cảnh sát đã phát hiện ra đó là một người đẹp trai, có đôi tay mềm và đêm hôm xảy ra vụ án cũng đã xin đài phát bài Bức thư buồn.

Nhiều vụ án mạng liên tiếp xảy ra, các thám tử dần bất lực trước sự thật rằng họ không thể tìm ra kẻ thủ ác."

Trong thực tế, vụ án này còn kinh hoàng hơn nhiều. 10 vụ cưỡng hiếp xảy ra với nạn nhân là những phụ nữ. Người nhiều tuổi nhất lên tới hơn 70. Người nhỏ nhất mới 13 tuổi. Họ bị bạo hành và sát hại chỉ trong phạm vi 2km.

Đến nay vẫn chưa tìm ra hung thủ trong vụ giết người hàng loạt tại Hwaseong. Theo luật pháp Hàn Quốc, một vụ án kéo dài quá 15 năm mà không có ai bị bắt thì quá trình điều tra sẽ phải khép lại.

Phim có chứa nhiều tình tiết ghê rợn, đặc biệt những phân cảnh khắc họa cách thủ phạm ra tay. Hắn dùng chính quần áo của nạn nhân để siết cổ họ tới chết, sau đó để lại trên thân thể họ những vết cắt hình dạng như trái đào.

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Năm 2013, Bong Joon Ho đã tổ chức một sự kiện giao lưu cùng người hâm mộ nhân dịp kỉ niệm "10 năm công chiếu Memories Of Murder". Tại đây đoàn làm phim đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của khán giả, bản thân đạo diễn Bong cũng khiến nhiều người "nổi da gà" khi chia sẻ suy nghĩ của ông về kẻ giết người thật sự.

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Dù màn phỏng vấn của Bong Joon Ho đã diễn ra cách đây khá lâu nhưng mỗi lần ngẫm lại, cư dân mạng xứ Hàn đều cảm thấy nổi da gà. Đặc biệt là khi đạo diễn bất ngờ chỉ về phía khán đài và nói: "Chỗ kia ai đang bước ra ngoài thế nhỉ."

Trong 15 năm điều tra về vụ giết người hàng loạt tại Hwaseong, chính phủ Hàn Quốc đã huy động 180.000 cảnh sát trong tổng số hơn 2 triệu nhân viên chức năng tham gia phá án. Số lượng nghi phạm và nhân chứng lên đến 21.280 người. Đó là chưa kể đến 40.116 cá nhân tham gia lấy dấu vân tay, 570 mẫu ADN và 180 mẫu tóc được đưa đi phân tích.

Review phim Hồi ức của kẻ sát nhân

Vụ án khép lại như một uẩn khúc không có lời giải đáp vào năm 2006. Sở dĩ tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian vẫn chưa tìm ra được hung thủ là do công nghệ pháp y thời đó còn chưa phát triển, cộng với năm tháng trôi qua làm hiện trường và nhiều bằng chứng bị hao mòn không ít.

Vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng cùng với nhiều chi tiết phức tạp, vụ án ở Hwaseong trở thành chất liệu hấp dẫn cho các nhà làm phim khai thác. Trong đó tạo được tiếng vang nhất phải kể đến Memories Of Murder của Bong Joon Ho.

Mới đây, Bong Joon Ho đã vinh dự nhận Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019 với tác phẩm thuộc thể loại hài kịch đen Parasite. Ông là đạo diễn Hàn Quốc đầu tiên chạm tới giải thưởng cao quý này.

Dưới đây là bình luận của netizen Hàn dưới loạt hình này:

- Không ngoài khả năng kẻ bước ra ngoài chính là hung thủ. Mọi người ở đó nói rằng có 1 người đàn ông đã chạy đi mà không hề quay đầu lại lúc đạo diễn nói.

- Đạo diễn sau đó đã bảo rằng ông ấy nói đùa thôi, nhưng ai mà biết được có thật hay không?

- Không biết là thật hay đùa nữa nhưng mà đọc xong tôi bỗng nổi da gà. Đến giờ tên hung thủ vẫn đang lẩn trốn trong đám người ngoài xã hội.

- Quả nhiên là Bong Joon Ho, phim ảnh lúc nào cũng phản ánh rất nhiều tầng ý nghĩa.

- Hồi đó xem Hồi Ức Của Kẻ Sát Nhân mà tôi bị ám ảnh với cảnh kết. Nhân vật thám tử của Song Kang Ho có khả năng tìm ra thủ phạm bằng phương pháp eye-contact, thế nên cuối phim chú ấy đã nhìn chằm chằm vào ống kính máy quay, cũng chính là nhìn vào khán giả đang xem qua màn hình.

Cảnh kết trong phim Memories of Murder.

Cho đến giờ phút này, gã hung thủ ngoài đời thực vẫn chưa bị bắt nên những lời nói của đạo diễn Bong càng khiến người ta phải run sợ. Nó giống như hồi chuông cảnh báo rằng kẻ sát nhân có thể là bất kì ai trong số những người mà ta từng lướt qua.