Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh

Một số xét nghiệm được thực hiện để giúp chẩn đoán xác định.

  • Tổng phân tích tế bào máu, đông máu cơ bản và một số xét nghiêm khác.

  • Đặt sonde dạ dày (NGT) cho tất cả các trường hợp trừ BN có chảy máu ít ở trực tràng

  • Nội soi dạ dày đối với trường hợp nghi ngờ xuất huyết tiêu hoá trên

  • Nội soi đại trực tràng cho xuất huyết tiêu hóa thấp (trừ trường hợp rõ ràng gây ra bởi bệnh trĩ)

Tổng phân tích tế bào máu cần được thực hiện ở những bệnh nhân bị mất máu nhiều hoặc ít. Bệnh nhân bị chảy máu nặng hơn cũng cần làm các xét nghiệm về đông máu (ví dụ, số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin [PT], thời gian prothrombin từng phần [PTT]) và các xét nghiệm chức năng gan (ví dụ bilirubin, alkaline phosphatase, albumin, AST, ALT). Xét nghiệm nhóm máu nếu máu vẫn đang tiếp tục chảy. Hemoglobin và Hematocrit có thể được tiến hành lặp đi lặp lại mỗi 6 giờ ở những bệnh nhân bị chảy máu nặng. Thêm vào đó, các thủ thuật để chẩn đoán cũng cần được tiến hành.

Đặt sonde và rửa dạ dày nên được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân có nghi ngờ xuất huyết tiêu hoá trên (ví dụ: nôn máu, nôn dịch màu cà phê, đại tiện phân đen, chảy máu nhiều trực tràng). Sonde dạ dày có máu chứng tỏ tình trạng xuất huyết vẫn đang tiếp diễn, nhưng có khoảng 10% bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá trên không thấy máu trong sonde dạ dày. Nôn dịch màu cà phê chứng tỏ tình trạng xuất huyết đã chậm lại hoặc dừng hẳn. Nếu không thấy có dấu hiệu chảy máu và có dịch mật thì rút sonde dạ dày; hoặc lưu sonde để theo dõi tình trạng chảy máu đang tiếp diễn hoặc tái phát. Trường hợp sonde dạ dày không có máu cũng không thấy dịch mật coi như không có giá trị chẩn đoán.

Nội soi dạ dày (kiểm tra thực quản, dạ dày, tá tràng) nên được thực hiện đối với xuất huyết tiêu hoá trên. Vì nội soi có thể dùng để điều trị cũng như chẩn đoán, nên được chỉ định ngay trong trường hợp chảy máu nhiều nhưng có thể trì hoãn lại trong 24 giờ nếu chảy máu ngừng hoặc ít. Chụp X quang đường tiêu hóa trên có uống barium không có giá trị trong chẩn đoán chảy máu cấp tính, và chất cản quang được sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến việc chụp mạch về sau. Chụp mạch máu rất hữu ích trong chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá trên và cho phép điều trị một số trường hợp (ví dụ như nút mạch, truyền thuốc co mạch).

Soi đại tràng sigma và hậu môn là tất cả những gì cần thiết cho những bệnh nhân có các triệu chứng điển hình về chảy máu do trĩ. Tất cả các bệnh nhân khác có đại tiện phân đen nên nội soi đại tràng, có thể được thực hiện một cách chọn lọc sau khi chuẩn bị thường quy trừ khi đang có tình trạng chảy máu đáng kể. Ở những bệnh nhân này, việc chuẩn bị nhanh (dùng 5-6 lít dung dịch polyethylene glycol bơm qua sonde dạ dày hoặc uống trong khoảng từ 3 đến 4 giờ) thường cho phép quan sát được tổn thương. Nếu nội soi không thấy được vị trí chảy máu và tình trạng chảy máu liên tục diễn biến nhanh (> 0,5 đến 1 mL/phút), chụp mạch có thể giúp định vị nguồn chảy máu. Một số máy chụp mạch sẽ thực hiện quét tia phóng xạ trước để tập trung kiểm tra, bởi vì chụp động mạch ít nhạy hơn so với chụp tia phóng xạ. Hướng dẫn của Hội Tiêu hoá Hoa Kỳ năm 2016 về quản lý bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thấp cấp tính nên chụp CT mạch máu não để xác định vị trí chảy máu trước khi chụp mạch hoặc phẫu thuật.

Chẩn đoán trường hợp chảy máu tiềm ẩn có thể là khó khăn, bởi vì xét nghiệm dương tính có thể là kết quả của chảy máu bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa. Nội soi là phương pháp được ưa thích hơn cả, dựa vào triệu chứng để xác định nên nội soi đường tiêu hoá trên hay dưới trước. Chụp đối quang kép bằng barium hoặc soi đại tràng sigma có thể chỉ định trong thăm khám đường tiêu hoá dưới nếu không có nội soi đại tràng hoặc bệnh nhân từ chối nội soi đại tràng.

Nếu kết quả nội soi dạ dày và nội soi đại tràng âm tính và xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính, nên cân nhắc thực hiện các thăm dò đánh giá ruột non, chụp CT mạch máu não, nội soi ruột non, nội soi ruột non bằng viên nang (người bệnh nuốt vào máy ghi hình có dạng viên nang), xạ hình ruột bằng technetium hoặc đánh dấu phóng xạ hồng cầu, và chụp mạch. Nôi soi ruột dạng viên nang có ít giá trị trong trường hợp đang chảy máu.

You're Reading a Free Preview
Pages 9 to 20 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 24 to 41 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 46 is not shown in this preview.

Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh
  • Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh
  • Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh
  • Rối loạn tiêu hóa shock chảy máu thực tập sinh lý bệnh
Remind me later