Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 trang 15

Giải bài tập Chính tả [Tập chép]: Phần thưởng trang 15 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống: a. s hay x?

Câu 2

Điền vào chỗ trống:

a] hay x?

....oa đầu, ngoài ....ân, chim ....âu, ....âu cá.

b] ăn hay ăng?

cố g...., g.... bó, g.... sức, yên l.....

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt s/x, ăn/ăng khi viết.

Lời giải chi tiết:

a] hay x?

xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.

b] ăn hay ăng?

cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.

Kể chuyện: Ông Mạnh thắng Thần Gió trang 15 SGK Tiếng Việt 2 tập 2.     Một hôm, trên đường đi, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Để chứng tỏ uy quyền của mình, Thần Gió phồng miệng thổi

Câu 1.Sắp xếp thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.

Gợi ý: Em nhớ lại nội dung truyện, kết hợp quan sát tranh để sắp xếp lại thứ tự cho đúng.

Thứ tự đúng: 4 – 2 – 3 – 1

Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

    Ngày xửa ngày xưa, vì chưa biết làm nhà nên loài người phải sống trong các hang đá lạnh lẽo. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắt con thú trong rừng, bắt cá dưới suối, hái quả trên cây… Sau này, nhiều người kéo về vùng ven biển sinh sống mà đây lại là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.

    Một hôm, trên đường đi, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Để chứng tỏ uy quyền của mình, Thần Gió phồng miệng thổi, xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông Mạnh bật dậy, nổi giận quát lớn: “Thật là độc ác!”.  Thần Gió đắc chí bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Quảng cáo

    Ông Mạnh ngày đêm nghĩ cách chống trả Thần Gió. Ba lần ông dựng nhà là cả ba lần bị Thần Gió quật đổ. Không nản lòng, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ thật to, dùng những tảng đá thật lớn để dựng nên một ngôi nhà vững chãi. Ngôi nhà vừa làm xong, đêm ấy Thần Gió lại đến, đập cửa ầm ầm, thét lớn: “Mở cửa ra!”. Nhưng ông Mạnh cương quyết nói: “Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời Thần vào”.

    Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang mà ngôi nhà thì vẫn không hề suy chuyển, ông biết là Thần Gió đã giận dữ điên cuồng nhưng không làm gì được.

    Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn, hối hận. Ông Mạnh vui vẻ tha thứ và an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường tới thăm ông Mạnh, mang theo không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Câu 3. Đặt tên khác cho câu chuyện.

– Có thể đặt tên như : Chiến thắng Thần Gió

Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Luyện tập trang 14 - 15 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Bắc:

Trả lời:

- Tranh 1: Cảnh mùa xuân, tranh vẽ hoa đào nở rộ xen lẫn chồi non xanh, cỏ cây xanh tươi, mọi người đi chơi xuân.

- Tranh 2: Cảnh mùa hạ: tranh vẽ con đường có hàng phượng vĩ nở đỏ rực, ánh nắng mặt trời chói lóa.

- Tranh 3: Cảnh mùa thu: tranh vẽ bầu trời trong xanh, hồ nước trong xanh, lá cây chuyển sang màu vàng, vài chiếc lá vàng rụng xuống hồ nước.

- Tranh 4: Cảnh mùa đông: tranh vẽ cây cối trơ cành khẳng khiu, bầu trời xám, không thấy ánh mặt trời.

Mùa

Đặc điểm

Mùa xuân

- ấm áp, nắng nhẹ.

- cây cối đâm trồi nảy lộc, nhiều loài hoa nở [hoa đào, hoa mai,…]

Mùa hạ

- nóng bức, oi ả, ngắng gắt/ chói chang, có mưa rào.

- cây xanh lá, nhiều quả chín.

Mùa thu

- lành lạnh [se lạnh], bầu trời trong xanh, nắng nhẹ, gió nhẹ [gió heo may]

- một số cây thưa lá/ rụng lá, một số cây lá úa vàng.

Mùa đông

- lạnh, khô hanh, rét buốt, ít mưa, mưa phùn gió bấc, trời u ám.

- một số loài cây trơ cành, trụi lá.

Câu 2 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nói tên mùa và đặc điểm các mùa ở miền Nam:

Trả lời:

- Tranh 1: Cảnh mùa mưa, tranh vẽ cây cối tươi tốt trong mưa.

- Tranh 2: Cảnh mùa khô, tranh vẽ đất đai nứt nẻ vì khô hạn, thiếu nước.

Mùa

Đặc điểm

Mùa mưa

- mưa nhiều, mát mẻ, mưa rất nhanh và đi cũng rất nhanh, vừa mưa đã nắng; đôi khi có mưa rả rích kéo dài cả ngày,…

- cây cối tươi tốt, mơn mởn, …

Mùa khô

- nắng nhiều, ban ngày trời nóng, mưa rất ít.

Câu 3 trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

Trả lời:

- Ở miền Bắc, mùa nào trời lạnh?

- Ở miền Bắc, mùa đông trời lạnh.

- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa nào?

- Ở miền Nam, nắng nhiều vào mùa khô.

- Sau cơn mưa, cây cối như thế nào?

- Sau cơn mưa, cây cối tốt tươi.

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Quan sát các hình dưới đây:

a. Kể tên các đồ vật trong hình.

b. Chọn 1-2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm công dụng của chúng.

Trả lời:

a. các đồ vật trong hình là: nón, ô [dù], mũ, khăn, áo mưa, quạt điện, quạt giấy.

b. Công dụng:

Ví dụ: Nón có hình chóp được dùng để che mưa, che nắng.

Mũ được đan bằng len, dùng để đội đầu vào mùa lạnh. …

Câu 2 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Viết 3-5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.

Gợi ý:

Trả lời:

Ô là một loại dụng cụ, đồ vật. Ô cầm tay có tác dụng dùng để che mưa, che nắng hoặc làm đẹp. Ô là vật dụng được thiết kế gồm cán ô [hay thân dù, giống cây gậy ba toong] và lọng ô, dụng cụ bằng vải có hình cây nấm để che đậy được gắn cố định vào cán ô và có khả năng xòe, gấp để có thể cụp hoặc bật ô, gấp xếp cho gọn. Em rất thích chiếc ô, em sẽ luôn giữ gìn nó cẩn thận.

Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Đọc mở rộng trang 15 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.

Câu 1 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về các mùa trong năm.

Trả lời:

Các em có thể tìm đọc một số bài thơ như:

Dàn hợp xướng mùa hè [Nguyễn Lãm Thắng]

Mùa xuân, mùa hè [Trần Đăng Khoa]

Mùa thu đến [Kim Chuông]

Hoa cúc vàng [Nguyễn Văn Chương]

...

Câu 2 trang 15 sgk Tiếng Việt lớp 2: Chia sẻ với các bạn điều em thích nhất trong câu chuyện, bài thơ đã đọc.

Trả lời:

- Bài thơ: “Mùa xuân, mùa hè”

Mùa xuân hoa nở đẹp tươiBướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồngBướm mẹ hút mật đầu bôngBướm con đùa với nụ hồng đỏ hoeVui sao khi chớm vào hèXôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùaRộn ràng là một cơn mưaTrên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu

[Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999]

- Điều em thích nhất trong bài thơ trên là khung cảnh mùa xuân, mùa hè rất đẹp với rất nhiều những con vật khác nhau, không khí vui vẻ, náo nhiệt, …

Video liên quan

Chủ Đề