Sáng kiến cải cách hành chính ở trường mầm non

Trường mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2021

Đọc bài Lưu

Trường mầm non Họa Mi xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2021

PHÒNG GDĐT TP THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 01/KH-MNHM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.Thái Nguyên, ngày 18 tháng 01 năm 2021

KẾ HOẠCH

Cải cách hành chính (CCHC) năm 2021

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-GDĐT ngày 08/01/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên về cải cách hành chính năm 2021.

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trường mầm non Họa Mi xây dựng Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện CCHC đảm bảo thời gian, chất lượng, đúng nội dung, nhiệm vụ được phân công; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và các bộ phận trong nhà trường.

- Thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kết luận của Trung ương, các Bộ, Tỉnh, Sở, Ban, Ngành, thành phố về công tác CCHC.

- Tăng cường công tác tuyên truyền tới đội ngũ giáo viên về chất lượng, đúng nội dung, nhiệm vụ được phân công. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phụ huynh và học sinh.

- Cải thiện, nâng cao chất lượng công tác CCHC của nhà trường, của ngành giáo dục và đào tạo thành phố năm 2021 hướng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

2. Yêu cầu

- Đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc triển khai CCHC.

- Hiệu trưởng triển khai đầy đủ các nội dung CCHC phải đảm bảo thời gian, chất lượng, nội dung nhiệm vụ và công tác kiểm soát TTHC theo kế hoạch của Phòng GDĐT TP Thái Nguyên đến toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng công tác hành chính; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để nâng cao công tác CCHC tại các tổ, bộ phận chức năng trong nhà trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quả lý, điều hành và giải quyết các thủ tục hành chính, xử lý công việc, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính.

- Nâng cao nhận thức của CB, GV,NV về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện CCHC, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để mang lại hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực CCHC; Xây dựng đội ngũ CB,GV,NV nhà trường có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC gắn với thực thi nhiệm vụ thuộc thẩm quyền được giao.

- Căn cứ kết quả thực hiện CCHC năm làm cơ sở đánh giá cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Cải cách thể chế

- Bộ phận chuyên môn được phân công chủ động nghiên cứu các Thông tư về soạn thảo văn bản hành chính, phối hợp rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật của Bộ, Tỉnh, Thành phố liên quan đến lĩnh vực giáo dục, phát hiện các nội dung bất cập, hạn chế để kiến nghị bổ sung thay thế.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của trường đúng theo Điều lệ trường mầm non.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, quy định của ngành, nội quy của nhà trường cho CB,GV,NV và phụ huynh.

- Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành, kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên. Chú trọng ban hành các văn bản cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo công tác chuyên môn.

- Sắp xếp, quản lý, lưu trữ văn bản đi, đến khoa học đúng quy định và thực hiện các thủ tục ban hành văn bản theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong ngành; tổ chức; triển khai cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức trong thực thi pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính .

- Xây dựng và công khai quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Phân công CB-GV-NV phụ trách, bố trí cơ sở vật chất phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà trường. Đảm bảo thời gian, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Phân công cán bộ và công khai số điện thoại của cán bộ chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính của các bộ phận chức năng trong nhà trường.

- Có giải pháp nâng cao chất lượng hội họp; giảm giấy tờ hành chính không cần thiết; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính.

- Thực hiện việc tiếp dân, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính theo quy định; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại nhà trường.

- Thực hiện đúng quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vự giáo dục.

- Thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở, xây dựng phong cách, thái độ ứng xử của CB, GV, NV trong công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính đối với nhân dân.

- Cập nhật kịp thời những văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực hiện đúng theo Điều lệ trường mầm non.

- Đơn giản hóa, cụ thể hóa thủ tục xin chuyển trường; giải quyết ngay để phụ huynh học sinh không phải đi lại nhiều lần

3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ngày 09/3/2018; triển khai thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện và các văn bản khác của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý.

- Thực hiện Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; cấp phó phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp, kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc tại nhà trường.

- Thường xuyên rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị để điều chỉnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thực hiện biên chế không đúng quy định.

- Xây dựng nội qui, qui chế làm việc, trong đóphân công công tác rõ ràng cho các thành viên trong nhà trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với tổ chức Công đoàn.

- Xây dựngquy tắc ứng xử của CB-GV-NV, thực hiệnnếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở. Đảm bảo không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm độc hại. Không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên uống rượu, bia trong giờ làm việc. Trang phục CB,GV,NV và học sinh gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp. Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp, thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CCHC và hiệu quả hoạt động của nhà trường.

4. Cải cách công vụ

- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức trên cơ sở xác định biên chế công chức, khối lượng công việc của từng vị trí việc làm và thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng Đề án vị trí việc làm và lập kế hoạch số lượng người làm; quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; theo Đề án tinh giản biên chế của thành phố; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của HĐND tỉnh quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Thái Nguyên.

- Thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo đúng yêu cầu của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, sát với thực tế, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là CNTT.

- Thực hiện Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng nâng cao chất lượng tham mưu, giải quyết công việc của đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác CCHC, công chức trực tiếp giải quyết TTHC tại nhà trường.

- Thực hiện cập nhật kịp thời, thường xuyên cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức tập trung toàn thành phố, đáp ứng yêu cầu chia sẻ khai thác, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

5. Cải cách tài chính công

- Đổi mới cơ chế tài chính, xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ các chế độ, chính sách cho con người theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và các tiêu chuẩn, định mức, chế độ khác đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Dự toán chi thường xuyên được xây dựng theo hướng triệt để tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết, gắn với kế hoạch tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính.

- Tiếp tục triển khai hoàn thành việc ban hành theo thẩm quyền danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, do tỉnh thực hiện và định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí và các quy định liên quan áp dụng trên địa bàn tỉnh và trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, quy định về tự chủ trong các hoạt động liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập từ ngân sách nhà nước đảm bảo một phần sang tự đảm bảo chi thường xuyên.

- Thực hiện việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với các đơn vị trực thuộc.

- Xử lý triệt để các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách. Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.

6. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.

- Duy trì, nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm dùng chung trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố. Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tăng cường sử dụng, trao đổi văn bản điện tử, ứng dụng chứng thư số, chữ ký sốtrong liên thông văn bản điện tử.

- Khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản đi đến và điều hành từ Phòng GDĐT đến các đơn vị trường học, phần mềm quản lý theo dõi nhiệm vụ. Thực hiện tích hợp chữ ký số đối với hệ thống phần mềm một cửa điện tử; nâng cấp và tổ chức khai thác triệt để Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Thái Nguyên của Phòng GDĐT thành phố đáp ứng yêu cầu quy định của Chính phủ. Thực hiện kết nối liên thông đồng bộ hệ thống một cửa điện tử các cấp.

- Rà soát, mở rộng danh mục TTHC thực hiện trực tuyến, danh mục TTHC thực hiện thanh toán trực tuyến và danh mục TTHC áp dụng dịch vụ bưu chính công ích, đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra. Tăng cường các biện pháp truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát huy hiệu quả của mạng lưới bưu chính công ích và chính quyền cơ sở trong công tác hỗ trợ, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp thay đổi cách thức thực hiện TTHC.

- Từng bước thực hiện đảm bảo an toàn thông tin mạng theo cấp độ quy định.

7. Tuyên truyền về cải cách hành chính

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, công tác CCHC, giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại UBND thành phố, tuyên truyền các nội dung về cải thiện và nâng cao các Chỉ số về năng lực cạnh tranh, Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công và Chỉ số cải cách hành chính cấp thành phố.

- Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan thông tấn, báo chí, bảo đảm thông tin về tình hình triển khai và kết quả thực hiện CCHC tại các đơn vị được phản ánh đầy đủ, kịp thời.

- Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các sáng kiến, mô hình, cách làm hay trong công tác CCHC; đồng thời tuyên truyền việc phê bình, nhắc nhở các đơn vị triển khai thực hiện công tác CCHC hình thức, kém hiệu quả. Khuyến khích công chức, viên chức tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến lĩnh vực CCHC.

8. Kiểm tra cải cách hành chính

- Thực hiện kiểm tra CCHC lồng ghép trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường kỳ. Tập trung kiểm tra toàn diện việc triển khai thực hiện các nội dung CCHC, kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác CCHC của nhà trường.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC, kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả CCHC; biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê bình, kiểm điểm những tổ, cá nhân thực hiện không tốt trong công tác CCHC.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các tổ chuyên môn, các bộ phận chuyên trách của nhà trường căn cứ nhiệm vụ được phân công tham mưu, đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thành các nội dung theo đúng kế hoạch và thời gian qui định. Định kỳ hàng quý báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và báo cáo đột xuất khi yêu cầu.

Trên đây là Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của trường mầm non Họa Mi đề nghị các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT;

- Các tổ CM.

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

( Đã kí)

Hoàng Thị Chè


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết