Sbp và dbp là gì

Huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe thông dụng hiện nay. Nó chủ yếu phản ánh hoạt động của hệ tim mạch trong cơ thể. Nói về huyết áp, chắc hẳn nhiều người đã từng nghe về thuật ngữ “huyết áp tâm thu”. Bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ trình bày chi tiết hơn về thuật ngữ này nhé!

Hiểu đúng về huyết áp tâm thu

Định nghĩa về huyết áp

Có thể nói rằng từ khóa “huyết áp tâm thu” hiện nay được rất nhiều người tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google. Vậy thì trước khi tìm hiểu về thuật ngữ huyết áp này, chúng ta nên biết qua định nghĩa về huyết áp.

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo ra chủ yếu nhờ vào sự co bóp của cơ tim. Số đo của huyết áp được ghi lại bằng hai con số. Chỉ số đầu tiên được đo sau khi tim co bóp và là con số cao nhất, được gọi là huyết áp tâm thu. Chỉ số thứ hai còn gọi là huyết áp tâm trương. Con số này được đo giữa hai lần co bóp của tim.

Bạn biết gì về huyết áp?

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng bên cạnh nhịp thở, nhịp tim, độ bão hòa oxy và thân nhiệt. Những chỉ số này gọi chung là dấu hiệu sinh tồn hay sinh hiệu. Đồng thời cũng là những con số đầu tiên mà người bác sĩ quan tâm mỗi khi thăm khám một bệnh nhân.

Huyết áp tâm thu nên hiểu như thế nào cho chính xác?

Vậy thì huyết áp tâm thu [viết tắt là SBP hay Systolic Blood Pressure] là gì? Áp lực do máu chảy qua các mạch máu lớn không phải là một chỉ số cố định mà là động. Đồng thời nó phản ánh liên tục những gì tim đang thực hiện chức năng tại một thời điểm nhất định.

Khi tim đang đập tích cực, nó sẽ đẩy máu vào động mạch. Chính lực đẩy máu vào lòng động mạch dẫn đến tăng áp lực trong động mạch. Huyết áp tối đa đạt được trong quá trình co bóp tích cực của tim được gọi là SBP. SBP bình thường khi một người ngồi nghỉ là không quá 120 mmHg.

Như vậy, huyết áp tâm thu chính là con số biểu hiện hoạt động co bóp của tim. Một khi tim tăng co bóp, bao gồm tăng nhịp và/hoặc tăng cung lượng thì huyết áp tâm thu cũng sẽ tăng theo. Và ngược lại, tim giảm nhịp hoặc giảm cung lượng thì huyết áp tâm thu sẽ giảm.

Huyết áp tâm thu rối loạn là gì?

SBP rối loạn là khi chỉ số huyết áp này tăng cao hoặc hạ thấp hơn so với mức bình thường. Trị số bình thường của huyết áp tâm thu là nằm trong khoảng 90 đến dưới 140 mmHg. Bất kỳ con số nào của huyết áp tâm thu nằm ngoài khoảng sinh lý này đều gọi là bất thường. Đồng thời chứng tỏ cơ thể đang bị rối loạn hoặc mắc một bệnh lý nào đó.

SBP cao

SBP có thể tăng trong một số trường hợp không phải bệnh lý như sau:

  • Khi một người đang vận động mạnh, tập thể dục.
  • Những lúc căng thẳng tâm lý.
  • Bất cứ khi nào khác khi tim được kích thích đập nhanh và mạnh hơn lúc nghỉ, dẫn đến tăng lực co bóp của tim.

SBP tăng xảy ra trong những tình trạng tim căng thẳng là hoàn toàn bình thường. Điều này giải thích vì sao việc đo huyết áp trong lúc nghỉ ngơi, yên tĩnh trước khi chẩn đoán tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.

Căng thẳng tâm lý làm tăng huyết áp

Nếu như huyết áp tăng trên 140 mmHg và hằng định qua nhiều ngày, người đó được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp. Tăng SBP có thể đơn độc hoặc phối hợp với tăng huyết áp tâm trương. Khi ấy, người bệnh cần phải uống thuốc hạ áp.

SBP thấp

Nếu SBP thấp hơn bình thường thì được gọi là hạ SBP. Nếu hạ huyết áp đủ nặng, nó có thể gây triệu chứng choáng, chóng mặt, ngất hoặc thậm chí suy các cơ quan nếu kéo dài.

SBP tăng cao có nguy hiểm không?

SBP nếu tăng kéo dài và không được điều trị sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng phức tạp. Những biến chứng ấy có thể nhẹ, nhưng cũng có thể nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Đặc biệt là trong những trường hợp SBP tăng rất cao, gọi là tăng huyết áp cấp cứu.

Huyết áp tâm thu tăng cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, các biến chứng tim mạch và thận. Trong đó, các nguy cơ có thể đe dọa tính mạng bao gồm:

  • Đột quỵ não.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Suy thận cấp.
Đột quỵ não

Những cách giữ SBP ổn định

Sau khi đã rõ về định nghĩa huyết áp tâm thu, bạn đọc nên biết cách để giữ ổn định chỉ số huyết áp này. Bên cạnh việc uống thuốc thì sau đây là những cách giữ ổn định SBP:

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế muối và mỡ động vật.
  • Quản lý tâm trạng, hạn chế căng thẳng, lo âu.
  • Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Theo dõi thường xuyên huyết áp tại nhà.
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tình trạng tăng huyết áp và điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyết áp tâm thu. Đồng thời, các bạn sẽ biết được sự nguy hiểm của tình trạng huyết áp không ổn định. Từ đó, mọi người sẽ có một lối sống cũng như chế độ ăn uống lành mạnh hơn để ổn định huyết áp và bảo vệ sức khỏe của mình.

View Full Version : Tăng Huyết Áp [ Hypertension]


tluan.yak36

28-02-13, 12:22 AM

Hypertension [Tăng huyết áp] “Cho đến nay dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, tăng huyết áp vẫn còn để lại di chứng nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng lên sức khỏe cộng đồng!” Tăng huyết áp [THA] là một bệnh rất thường gặp và hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Ở các nước phát triển, tỷ lệ THA ở người lớn [>18 tuổi] theo định nghĩa của JNC VI là khoảng gần 30 % dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có THA. Theo thống kê ở Việt nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ THA ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ THA ở Hà nội cho người lớn đã khoảng 20 %. THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề [vd. tai biến mạch não] ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình xã hội. Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về THA, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của THA. 1/ Định nghĩa Tăng huyết áp được định nghĩa là sự hiện diện của huyết áp [Blood Pressure] cao đến một mức độ mà ở đó bệnh nhân gia tăng nguy cơ tổn thương cơ quan đích trên nền mạch máu bao gồm võng mạc, não, tim, thận, và các động mạch lớn [Bảng 1] [table 1]. Ngoài ra, Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế [World Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH] đã thống nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu  140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho thấy: • Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. • Tỷ lệ TBMN ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt. 2/ Phân loại  Bình thường BP được định nghĩa là huyết áp tâm thu [systolic blood pressure] [SBP] 100 mmHg]. - Thuốc điều trị nên được bắt đầu dùng ngoài việc thay đổi lối sống để làm giảm HA[BP] dưới 140/90 mmHg Ở những bệnh nhân không có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính. - Còn Ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính thì HA[BP] nên được hạ xuống dưới 130/80 mmHg. - Bệnh nhân với HA[BP] tang hơn 20/10 mmHg so với mục tiêu điều trị của họ thì thường sẽ cần dung nhiều hơn một loại thuốc để đạt được sự kiểm soát đầy đủ. - Bệnh nhân với một HA[BP] trung bình của 200/120 mmHg hoặc cao hơn thì yêu cầu điều trị ngay lập tức, và nếu có triệu chứng tổn thương cơ quan đích thì phải nhập viện.  Hypertensive crisis [Cơn tăng huyết áp] bao gồm các trường hợp Hypertensive emergencies [ tăng huyết áp cấp cứu tuyệt đối] và Hypertensive urgencies [tăng huyết áp cấp cứu tương đối]. Nó thường diễn ra ở những bệnh nhân có tiền sử trước đó có một HA[BP] cao nhưng cũng có thể phát sinh ở những người huyết áp bình thường. Mức độ nghiêm trọng của Cơn tăng huyết áp không chỉ tương quan với mức độ cao tuyệt đối của HA[BP], mà nó còn nhanh chóng phát triển, bởi vì cơ chế autoregulatory[tự điều hòa] đã không có đủ thời gian để thích nghi.  Hypertensive urgencies [tăng huyết áp cấp cứu tương đối] là một Tăng huyết áp được định nghĩa như là một sự gia tăng đáng kể trong HA[BP], thường là huyết áp tâm trương[DBP] = 120 mm Hg, và xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân Tăng huyết áp. Hypertensive urgencies [tăng huyết áp cấp cứu tương đối] [tức là trên mức độ của tang huyết áp giai đoạn 2, Tăng huyết áp có phù đĩa thị, tiến triển đến biến chứng của các cơ quan đích hơn là sự thiệt hại, và cao huyết áp chu phẫu[perioperative hypertension] nghiêm trọng] phải đảm bảo BP giảm trong vòng vài giờ [JAMA 2003; 289:2560-2572].  Hypertensive emergencies [ tăng huyết áp cấp cứu tuyệt đối] là các trường hợp Cao huyết áp gia tốc [accelerated hypertension], thường được định nghĩa như là một huyết áp tâm thu> 210 mm Hg và HA tâm trương> 130 mm Hg có biểu hiện đau đầu, mờ mắt, hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú, và là Tăng huyết áp ác tính [nhưng đòi hỏi phải bị phù gai thị]. Trường hợp Hypertensive emergencies [ tăng huyết áp cấp cứu tuyệt đối] yêu cầu HA[BP] giảm ngay lập tức từ 20% đến 25% để ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự tổn thương cơ quan đích [ví dụ, bệnh não do tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đau thắt ngực không ổn định [unstable angina] [UA], nhồi máu cơ tim cấp [Myocardial infarction] [MI], Suy thất trái cấp với phù phổi , mổ xẻ phình động mạch chủ, tiến đến suy thận, hoặc sản giật].  Isolated systolic hypertension [Tăng huyết áp tâm thu riêng biệt] được định nghĩa là một SBP> 140 mmHg và DBP bình thường, xảy ra thường xuyên ở người cao tuổi [phát hiện từ sau thập kỷ thứ V và ngày càng tăng theo độ tuổi]. Việc Không điều trị bằng thuốc nên được đề xướng đối với các thuốc thêm vào nhằm để giảm huyết áp tâm thu 95%. B. THA thứ phát hay THA có căn nguyên cần được chú ý nhất trong các trường hợp sau: [Bảng 7-3] 1. Phát hiện ra THA ở tuổi trẻ < 30 hoặc già > 60. 2. THA rất khó khống chế bằng thuốc. 3. THA tiến triển nhanh hoặc THA ác tính. 4. Có biểu hiện bệnh lý cơ quan khác mà có thể là nguyên nhân của THA. Bảng 7-3. Một số nguyên nhân THA thứ phát. Các bệnh về thận, mô thận [renal parenchymal disease], mạch máu thận [renovascular disease]: • Viêm cầu thận cấp • Viêm cầu thận mạn • Sỏi thận • Viêm thận kẽ • Hẹp động mạch thận... Các bệnh nội tiết: • U tuỷ thượng thận [Pheocromocytom] • Cushing • Cường aldosteron • Cường giáp • Cường tuyến yên... Các bệnh hệ tim mạch: • Hở van ĐMC [gây THA tâm thu đơn độc] • Hẹp eo ĐMC [gây THA chi trên] • Bệnh vô mạch [Takayashu] • Hẹp, xơ vữa ĐMC bụng, ảnh hưởng đến động mạch thận Do dùng một số thuốc: • Cam thảo • Các thuốc cường alpha giao cảm [vd. các thuốc nhỏ mũi chữa ngạt...] • Thuốc tránh thai... Nguyên nhân khác: • Ngộ độc thai nghén • Rối loạn thần kinh 6/ Xác định và đánh giá một bệnh nhân THA C. Chẩn đoán xác định THA: rất đơn giản là đo HA. 1. Những lưu ý khi xác định huyết áp: a. Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi [ít nhất 5 phút trước đo], không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp [cà phê, hút thuốc lá]. b. Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo HA ở cả tư thế nằm và ngồi hoặc đứng. c. Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80 % chu vi cánh tay, do đó ở một số bệnh nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn. d. Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân. e. Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff [xuất hiện tiếng đập đầu tiên] và huyết áp tâm trương là ở pha V [mất tiếng đập]. Cần chú ý là có thể gặp khoảng trống HA. f. Nên đo HA ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn. g. Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg. 2. Xác định là THA: Nếu khi đo ngay lần đầu HA > 160/100 mmHg thì có thể xác định là bị THA, nếu không thì nên khám lại để khẳng định [bảng 7-2]. Bảng 7-2. Thái độ đối với bệnh nhân THA khi đo lần đầu [theo JNC VI]. HA tối đa HA tối thiểu Thái độ < 130 < 85 Kiểm tra lại trong 2 năm 130-139 85-89 Kiểm tra lại trong 1 năm 140-159 90-99 Khẳng định lại trong vòng 2 tháng 160-179 100-109 Đánh giá và điều trị trong vòng 1 tháng  180  110 Lập tức đánh giá và điều trị ngay hoặc trong vòng 1 tuần tuỳ tình hình lâm sàng 3. Một số phương pháp đo huyết áp khác: a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc này có những lợi ích là: tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo dõi điều trị tốt; tránh hiện tượng THA “áo choàng trắng”; làm bệnh nhân tích cực với điều trị THA. b. Đo huyết áp liên tục [Holter huyết áp]. Biện pháp này không dùng để áp dụng thường quy, nó có ích trong một số trường hợp như nghi ngờ bệnh nhân có THA “áo choàng trắng”, THA cơn, THA kháng lại điều trị, tụt HA do dùng thuốc hạ HA. D. Đánh giá một bệnh nhân THA Việc thăm khám một bệnh nhân THA nhằm vào 3 mục đích sau: • Tìm hiểu nguyên nhân [nếu có]. • Đánh giá các biến chứng [tổn thương cơ quan đích]. • Đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc các rối loạn khác để có thái độ điều trị đúng mức và tiên lượng bệnh. 1. Khai thác bệnh sử bao gồm: a. Khai thác tiền sử THA, thời gian, mức độ THA. b. Tiền sử các bệnh tim mạch, các triệu chứng bệnh tim mạch, suy tim, TBMN, bệnh mạch ngoại vi, bệnh thận, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... c. Các thói quen, lối sống [béo phì, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn nhiều muối...], trình độ giáo dục, điều kiện sống... d. Tiền sử gia đình về THA và các bệnh tim mạch... e. Các thuốc hạ áp đã dùng và mức độ đáp ứng... 2. Thăm khám thực thể: a. Đo HA [nêu trên]. Trong một số trường hợp nghi ngờ cần đo huyết áp các tư thế và đo HA tứ chi. b. Khám toàn trạng, chú ý chiều cao, cân nặng. c. Thăm khám đáy mắt. d. Thăm khám hệ tim mạch, chú ý các tiếng thổi ở tim, nhịp tim, các dấu hiệu suy tim, tiếng thổi ở các mạch máu lớn... e. Thăm khám bụng chú ý tiếng thổi ở động mạch chủ hay động mạch thận, thận to hay không, các khối bất thường ở bụng... 3. Các thăm dò cận lâm sàng: a. Các thăm dò thường quy trong THA là: • Phân tích nước tiểu. • Công thức máu. • Sinh hoá máu [điện giải đồ, glucose khi đói, Cholesterol toàn phần và HDL- cholesterol]. • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo. b. Các thăm dò hỗ trợ: nếu cần thì thăm dò thêm: • Creatinin máu, protein niệu 24 giờ, acid uric, LDL-C, Triglycerid trong máu. • Nồng độ renin, catecholamin... máu trong một số trưòng hợp hãn hữu. • Siêu âm tim để đánh giá khối lượng cơ thất trái và chức năng thất trái hoặc có kèm theo bệnh hay các biến chứng tim mạch khác. Tài liệu tham khảo: 1/ The Washington Manual of Medical Therapeutics 33rd Edition 2010 , Preventative Cardiology and Ischemic Heart Disease p.58-59 2/ Professional Guide to Signs and Symptoms, 5th Edition, Blood pressure increase [Hypertension] P108 - 109 3/ CHUYÊN ĐỀ CẤP CỨU TIM MẠCH SỐ 7 “TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CƠN CAO HUYẾT Á [HYPERTENSION AND HYPERTENSIVE CRISES]” B.S NGUYỄN VĂN THỊNH 4/ Bài giảng tổng quan về tăng huyết áp TS.BS. Châu Ngoc Hoa – Bộ môn nội ĐHYD TPHCM 5/ //www.ycantho.com/content/6/22/1746/1/tang-huyet-ap.html 6/ //bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=911 7/ //ykhoa.net/baigiang/timmach/CONTANGHUYETAP.htm * Nhóm Thực Hiện: Nguyễn Thành Luân sđt 01285302010 [Nhóm trưởng] Huỳnh Trần Đức Lợi Nguyễn Chí Linh

Bùi Trúc Mai

nguyentrinh

01-03-13, 04:48 AM

Hoan nghênh vì tinh thần làm việc nhóm và chịu khó soạn bài của các bạn. Xin đóng góp: [1] Bài của các bạn lấy từ nhiều source, tốt nhất nên chọn các source gốc như Bài giảng tổng quan về tăng huyết áp PGS. TS. BS. Châu Ngọc Hoa – Bộ môn nội ĐHYD TPHCM, Kaplan, JNC VII, ESC, NICE. [2] Mục đích bài soạn là để sử dụng trên lâm sàng hay học thuật [phải rõ ràng]. Vì nếu lâm sàng thì bài soạn của bạn cũng khó nhớ, không cụ thể để áp dụng dù rất dài; còn nếu học thuật thì vẫn không đủ.

Các bạn cần một bài học thuật hay để sử dụng lâm sàng? nguyentrinh sẽ hướng dẫn các bạn outline soạn...

tluan.yak36

02-03-13, 01:31 AM

Hoan nghênh vì tinh thần làm việc nhóm và chịu khó soạn bài của các bạn. Xin đóng góp: [1] Bài của các bạn lấy từ nhiều source, tốt nhất nên chọn các source gốc như Bài giảng tổng quan về tăng huyết áp PGS. TS. BS. Châu Ngọc Hoa – Bộ môn nội ĐHYD TPHCM, Kaplan, JNC VII, ESC, NICE. [2] Mục đích bài soạn là để sử dụng trên lâm sàng hay học thuật [phải rõ ràng]. Vì nếu lâm sàng thì bài soạn của bạn cũng khó nhớ, không cụ thể để áp dụng dù rất dài; còn nếu học thuật thì vẫn không đủ. Các bạn cần một bài học thuật hay để sử dụng lâm sàng? nguyentrinh sẽ hướng dẫn các bạn outline soạn...

Tụi em đang là Y3 mới đi lâm sàng nên việc làm bài cũng có chút hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm. Chị cho tụi em xin cái out line để tụi em có thể làm tốt hơn. Và đặc biệt là Em mong chị có thể xem, sửa lại những phần nào cần bỏ, cần thêm vào để bài viết này tốt hơn. Và mục đích của chúng em là từ cái nhìn tổng quát để rút ra được bài để sử dụng lâm sàng. Em cám ơn Chị rất nhiều!

nguyentrinh

02-03-13, 08:14 AM

Yêu cầu của Y3 đối với bài tăng huyết áp: [1] Sơ lược dịch tế học tăng huyết áp: tần suất mắc, tỷ lệ được điều trị, tỷ lệ kiểm soát được huyết áp trong và ngoài nước. [2] Cách đo huyết áp: chuẩn bị bệnh nhân, tư thế bệnh nhân, cách đo. [3] Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp. [4] Phân độ tăng huyết áp: điều kiện phân độ, vì sao có sự khác biệt giữa WHO, JNC VI, JNC VII. [5] Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. [6] Tăng huyết áp vô căn hay thứ phát [nguyên nhân]: chỉ cần biết khi nào thì cần tìm nguyên nhân là được rồi.

[7] Tổn thương cơ quan đích.

tluan.yak36

02-03-13, 11:47 PM

Yêu cầu của Y3 đối với bài tăng huyết áp: [1] Sơ lược dịch tế học tăng huyết áp: tần suất mắc, tỷ lệ được điều trị, tỷ lệ kiểm soát được huyết áp trong và ngoài nước. [2] Cách đo huyết áp: chuẩn bị bệnh nhân, tư thế bệnh nhân, cách đo. [3] Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp. [4] Phân độ tăng huyết áp: điều kiện phân độ, vì sao có sự khác biệt giữa WHO, JNC VI, JNC VII. [5] Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. [6] Tăng huyết áp vô căn hay thứ phát [nguyên nhân]: chỉ cần biết khi nào thì cần tìm nguyên nhân là được rồi. [7] Tổn thương cơ quan đích.

Em cám ơn chị nhiều. Em sẽ sửa lại và làm theo out line này!

quachcongtu

08-03-13, 12:36 PM

chị Trinh thật tuyệt quá!!!

Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2022 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề