Sinh mổ bao lâu tập đi

Đi bộ sau sinh mổ được các chuyên gia khuyến khích là nên thực hiện để mẹ nhanh phục hồi sức khỏe cũng như mau chóng chấm dứt sản dịch hơn. Thế nhưng, thời gian hợp lý để mẹ đi bộ cũng như vận động nhẹ nhàng là bao lâu? Biết được thời gian chính xác không những giúp mẹ nhanh chóng phục hồi mà lại không nguy hại tới vết mổ sau sinh.

1. Khi nào mẹ mới được đi bộ sau sinh mổ?

Mới sinh xong, bạn có thể cảm thấy như mình không còn bước đi được nữa. Vậy nên bạn hoàn toàn chẳng có chút hào hứng nào khi y tá khuyến khích hãy ngồi dậy và đi loanh quanh trong nhà. Nhưng kể cả khi đó là điều cuối cùng bạn muốn làm đi nữa thì đó cũng là việc đáng làm, cần phải làm. Sau khi ống thông tiểu được rút ra [sau khoảng 12 giờ], bạn có thể dậy khỏi giường để nhúc nhắc đi lại.

Tuy nhiên, nếu bạn phải trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ hoặc ca mổ phức tạp thì cần phải nghỉ ngơi lâu hơn theo hướng dẫn của bác sỹ, để phục hồi năng lượng, tránh nguy hiểm có thể xảy ra do té, ngã, ngất…

Khoảng bao lâu thì mẹ có thể đi bộ sau sinh mổ? Ảnh: Internet

Trước khi xuống giường và bước đi, bạn hãy cố ngọ nguậy, ngồi dậy sớm nhất có thể sau khi sinh, và chắc chắn phải trong vòng 24 giờ. Bạn càng dậy sớm thì càng tốt cho sự lưu thông khí huyết trong cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Bạn sẽ được khuyến khích tập các động tác tập đơn giản khi đang nằm trên giường để cải thiện lưu thông máu xuống chân, phòng ngừa cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chân hoặc phổi. Ngoài 1 trong những hoạt động cơ thể luôn được bác sĩ khuyến khích chị em thực hiện sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, đó là đi lại nhẹ nhàng, thì vẫn có những bài tập vận động sẽ làm cho cơ thể mẹ trở nên săn chắc, dẻo dai hơn.

Hình thức vận động này còn giúp ngăn ngừa việc ứ đọng sản dịch, ngừa đông máu và các biến chứng hậu sản khác. Với chị em sinh mổ, ngay khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, ngoài việc ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch thì hãy thử tập thêm những bài tập sau đây.

Mẹ được khuyến khích nên đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24 giờ. Ảnh: Internet

2. Một số bài tập thể dục sau sinh mổ tốt cho mẹ

Ngoài khuyến khích mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24h sau sinh mổ ra, có 1 số bài tập thể dục sau sinh mổ đơn giản, dễ thực hiện và không quá nặng nhọc mà các mẹ dù sinh thường hay sinh mổ đều có thể thực hiện ngay khi bắt đầu tập luyện thân thể. Cụ thể:

2.1 Bài tập thể dục cho phần xương chậu

Ngoài bài tập Kegel với các cơ bắp vùng sàn chậu giúp ngăn ngừa chứng tiểu són, sa tử cung sau sinh, chị em có thể tập bài tập khác cho vùng xương chậu. Bằng cách nằm quì 2 tay và 2 đầu gối xuống nền nhà, 2 đầu gối dang ra cách nhau 30 cm, sau đó cố nén chặt các cơ mông, nhíu chúng vào phía trong xương chậu, cùng lúc cố tạo phần lưng cong gồ lên như cái bướu.

Giữ yên tư thế này trong vài giây rồi thư giãn, lập lại vài ba lần. Lưu ý là không để phần lưng lõm xuống thấp và phần mông được nhíu cứng chắc để đạt kết quả tốt nhất.

Bài tập thể dục cho phần xương chậu rất tốt. Ảnh: Internet

2.2 Bài tập nghiêng hông

Chỉ cần đứng thẳng, 2 chân dang ra cách nhau chừng 1 mét. Sau đó bạn đặt tay trái lên đùi rồi chầm chậm nghiêng người qua trái. Di chuyển bàn tay trái dọc đùi xuống phía dưới càng nhiều càng tốt nhưng không gắng sức. Giơ bàn tay phải lên cao ngang qua đầu và hít thở sâu. Nín thở 1 chút, sau vừa vươn thẳng người lên vừa thở ra và tập động tác tương tự với phần bên phải bạn.

Trong khi tập, nên cố gắng giữ cho phần xương chậu ngay ngắn giúp căng cơ tốt hơn và bạn phải cảm nhận được sự căng kéo dọc bên hông mình.

2.3 Bài tập thể dục tạo sự rắn chắc vùng bụng

Đây là bài tập khá hiệu quả với những chị em bị chảy xệ ở vòng eo hay eo bị ngấn mỡ sau sinh. Cách tập luyện lại khá đơn giản và bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Đầu tiên là nằm ngửa trên sàn nhà, 2 đầu gối co lại, 2 cánh tay để dọc hai bên thân. Sau đó thở sâu và thở ra trong lúc cố nâng phần đầu lên cao, 2 cánh tay và lòng bàn tay vẫn nằm sát nền nhà. Giữ nguyên vài giây rồi thư giãn, sau đó lặp lại khoảng 10 lần. Khi đã quen với tư thế này, bạn có thể từng bước nâng phần đầu cao hơn để bài tập mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bài tập mang lại sức khỏe và sự thon gọn sau sinh cho mẹ. Ảnh: Internet

2.4 Gập người về trước

Sự vận động các cơ bụng trong bài tập này cũng giúp bạn rất nhiều trong việc mang lại sức khỏe và sự thon gọn sau sinh. Để thực hiện bài tập, bạn đứng với 2 bàn chân song song và cách nhau 30 cm, đưa 2 tay ra sau lưng và nắm 2 tay lại với nhau. Sau đó giữ thẳng lưng, chầm chậm gập người lại về phía trước, giữ 2 chân vững rồi giơ 2 bàn tay lên cao, càng xa đầu càng tốt. Hít sâu vài hơi, sau đó từ từ thẳng người lên và lặp lại động tác cũ.

Tóm lại, việc đi bộ sau sinh mổ là hoàn toàn được khuyến khích. Ngoài việc đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 24h sau sinh mổ ra, mẹ cũng cần tìm hiểu thêm những bài tập khác, để cơ thể nhanh thích ứng và phục hồi nhanh hơn. Nên nhớ, việc cần làm sau sinh của mẹ không phải là nằm 1 chỗ mà cần vận động nhẹ nhàng để sớm phục hồi mà chăm sóc con yêu vừa chào đời.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ phải sinh mổ như mang đa thai, gặp vấn đề xấu trong thai kỳ hoặc đơn giản có thể mẹ không thể chịu đau tốt và muốn đẻ mổ… Ngày nay, tỷ lệ các ca sinh mổ đang ngày càng gia tăng vì vậy nếu bạn đang mang bầu thì cũng nên có những hiểu biết nhất định để chăm sóc sức khỏe trong trường hợp bạn có thể phải sinh mổ.

Dưới đây là 6 vấn đề mẹ cần ghi nhớ để làm khi sinh mổ, giúp cơ thể nhanh phục hồi và tránh để lại di chứng không mong muốn.

#1. Mặc dù khó khăn nhưng nên đi lại sớm nhất có thể

Việc tập đi sớm sau sinh mổ là vô cùng quan trọng. [ảnh minh họa]

So với mẹ sinh thường thì những sản phụ sinh mổ phải nằm trên giường lâu hơn nhiều vì được gây tê. Mặc dù vết thương do sinh mổ để lại là vô cùng đau đớn nhưng các chuyên gia sản khoa luôn khuyên phụ nữ sau sinh mổ nên cố gắng ngồi dậy và tập đi càng sớm càng tốt. 24 giờ sau ca sinh mổ, mẹ nên ngồi dậy và tập đi nhẹ nhàng. Ban đầu việc di chuyển sẽ vô cùng đau đớn nên chị em nên nhờ người thân đỡ để tránh bị ngã. Đi lại sớm sau sinh mổ không chỉ làm tăng ngu động đường tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch ở sản phụ sau sinh.

#2. Đừng nằm nguyên một tư thế

Các bà mẹ sinh mổ cần nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi sinh để tránh vết thương bị ảnh hưởng nhưng không phải lúc nào cũng nằm ở một tư thế. Mẹ hoàn toàn có thể xoay chuyển đổi tư thế sau khoảng 6 giờ sau sinh. Đừng bỏ qua hành động này vì nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bị dính ruột và giúp mẹ nhanh chòng phục hồi.

Nếu người mẹ khó xoay người, đừng ngại ngùng nhờ sự giúp đỡ của người thân. Hãy nằm nghiêng một lúc và đặt chiếc gối mềm để đỡ cơ thể giúp bạn bớt đau đớn.

#3. Tích cực hợp tác với y tá đế ấn bụng sau sinh

Ấn bụng sau sinh mổ là việc làm bắt buộc. Mặc dù việc làm này của y tá sẽ khiến mẹ đau đớn, thậm chị có những người không chịu đựng nổi nhưng chị em phải mạnh mẽ và tích cực hợp tác với y tá. Hành động này sẽ giúp tử cung người mẹ phục hồi nhanh hơn. Thông thường y tá sẽ thực hiện việc ấn bụng khoảng 3 lần/ngày.

Ấn bụng sau sinh mổ là việc làm bắt buộc. [ảnh minh họa]

#4. Đi đại tiện kịp thời

Bất kể là sinh thường hay sinh mổ, người mẹ cần đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời để tránh bị táo bọn và nhiễm trùng đường tiết niệu. Thời gian đi tiêu của mẹ đẻ mổ sẽ chậm hơn một chút so với mẹ sinh thường nhưng nói chung cần đi tiểu tiện sớm sau khi được rút ống thông tiểu và đi đại tiện sớm trong khoảng 3 ngày sau sinh.

#5. Cho con bú càng sớm càng tốt

Sinh mổ người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để sữa về hơn so với mẹ sinh thường, khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, dù chưa có sữa, mẹ hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt và sử dụng những cách kích thích sữa về. Việc cho con bú cũng là cách giúp gọi sữa về đồng thời giúp tử cung nhanh chóng phục hồi.

#6 Giữ vết thương sạch sẽ

Khi vết thương chưa lành hẳn, mẹ hãy cẩn thận đừng để vết thương đẻ mổ bị ướt. Trước khi được xuất viện, chị em nên hỏi bác sĩ hoặc y tá về cách chăm sóc vết mổ đẻ để tránh bị nhiễm trùng và nhanh chòng liền vết thương.

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ nào ở vết mổ đẻ như sưng, đau, có mủ… cần đến bệnh viện kiểm tra ngay và tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào bôi lên vị trí này.

Nguồn: //phunuvietnam.vn/neu-de-mo-me-phai-nho-6-dieu-nay-de-khong-hoi-han-sau-sinh-5120...Nguồn: //phunuvietnam.vn/neu-de-mo-me-phai-nho-6-dieu-nay-de-khong-hoi-han-sau-sinh-512020175111159873.htm

Theo Đam San [Theo QQ] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề